binhthanh
Friday, January 03, 2020
Wednesday, October 16, 2019
Wednesday, October 25, 2017
CHUYỆN THẬT NGẮN- THẬT BUỒN
Chuyện nhận được từ trên NET, không rõ tác giả . Đọc thấy ngậm ngùi .
Xin chuyển để cùng chia sẻ .
Xin chuyển để cùng chia sẻ .
1- Nồi cá bống kho tiêu
Ba mươi tuổi đầu, lận đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập. Đi tù . Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần .Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con. Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào ,trông ngóng mẹ.
Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm.
Được tha, về nhà mới hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi. Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt.
2- Tình đầu
Mười tám tuổi, yêu tha thiết, tỏ tình. Nàng chu mỏ : học tro, nhỏ xíu, bày đặt. Hai mươi hai,T hiếu úy Sư Đoàn 18, về phép đến thăm, nàng lạnh lùng.
Sợ làm góa phụ lắm. Hai mươi sáu, Đại úy Trưởng khối CTCT Trung Đoàn. Khó chết rồi, xin bỏ trầu cau. Nàng ậm ừ để suy nghĩ lại đã . Tháng 4/75 chạy giặc, lạc mất nhau.
Ở tù ra, gặp lại. Nàng đã có chồng, hai con. Buồn và mặc cảm, thôi cứ ở vậy không lấy ai. Ba mươi năm sau , lận đận quê người, gặp lại. Nàng chồng chết, các con trưởng thành ra ở riêng. Mừng rơn, mời nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ tình. Nàng thẳng thừng: già rồi bận bịu nhau làm gì, ở một mình cho khỏe.
3- Hai chị em
Ba mươi tuổi đầu, lận đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập. Đi tù . Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần .Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con. Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào ,trông ngóng mẹ.
Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm.
Được tha, về nhà mới hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi. Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt.
2- Tình đầu
Mười tám tuổi, yêu tha thiết, tỏ tình. Nàng chu mỏ : học tro, nhỏ xíu, bày đặt. Hai mươi hai,T hiếu úy Sư Đoàn 18, về phép đến thăm, nàng lạnh lùng.
Sợ làm góa phụ lắm. Hai mươi sáu, Đại úy Trưởng khối CTCT Trung Đoàn. Khó chết rồi, xin bỏ trầu cau. Nàng ậm ừ để suy nghĩ lại đã . Tháng 4/75 chạy giặc, lạc mất nhau.
Ở tù ra, gặp lại. Nàng đã có chồng, hai con. Buồn và mặc cảm, thôi cứ ở vậy không lấy ai. Ba mươi năm sau , lận đận quê người, gặp lại. Nàng chồng chết, các con trưởng thành ra ở riêng. Mừng rơn, mời nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ tình. Nàng thẳng thừng: già rồi bận bịu nhau làm gì, ở một mình cho khỏe.
3- Hai chị em
Chị quen anh Hân, trung úy phi công. Anh đến nhà chơi, thấy em gái quấn quít Hân, chị nhường. Hai người tổ chức đám cưới, chị gom hết tiền để dành tặng đôi vợ chồng mới .
Em có thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì Hân đi tù cải tạo. Chi thương em đang có con dại, thay em đi ra Bắc thăm nuôi Hân. Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với người tài xế. Chị tiếp tục đi thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ con mình, chị xấu hỗ, tủi thân, âm thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn.
Hân về, biết sự thật. Buồn, dẫn con gái đi vượt biên. Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập bàn thờ. Lấy tấm hình Hân đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực F5 Hân tặng chị hồi mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt lên bàn thờ, chị khóc gọi Hân ơi…
4- Trả hiếu
Thằng Út đói bụng, tìm Lan. Chị ơi nấu cho em gói mì .Từ sáng đến giờ hai chị em chưa ăn gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền lại hết cả gạo.
Lan dỗ dành, ba đi thồ về thế nào cũng mua bánh mì cho em. Trời tối dần vẫn không thấy ba về, Lan dẫn em ra đầu hẽm nơi anh Tư sửa xe gắn máy, ngồi đợi. Tư và Lan thương nhau đã hơn hai năm. Tư đang cố dành dụm ít tiền để sang năm làm đám cưới. Trời tối hơn, chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị xe đụng gãy chân rồi. Bệnh viện đòi 5 triệu mới chịu bó bột.
Lan về nhà thay áo, chạy vội ra nhà dì Năm đầu phố. Dì ơi con bằng lòng.
Em có thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì Hân đi tù cải tạo. Chi thương em đang có con dại, thay em đi ra Bắc thăm nuôi Hân. Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với người tài xế. Chị tiếp tục đi thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ con mình, chị xấu hỗ, tủi thân, âm thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn.
Hân về, biết sự thật. Buồn, dẫn con gái đi vượt biên. Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập bàn thờ. Lấy tấm hình Hân đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực F5 Hân tặng chị hồi mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt lên bàn thờ, chị khóc gọi Hân ơi…
4- Trả hiếu
Thằng Út đói bụng, tìm Lan. Chị ơi nấu cho em gói mì .Từ sáng đến giờ hai chị em chưa ăn gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền lại hết cả gạo.
Lan dỗ dành, ba đi thồ về thế nào cũng mua bánh mì cho em. Trời tối dần vẫn không thấy ba về, Lan dẫn em ra đầu hẽm nơi anh Tư sửa xe gắn máy, ngồi đợi. Tư và Lan thương nhau đã hơn hai năm. Tư đang cố dành dụm ít tiền để sang năm làm đám cưới. Trời tối hơn, chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị xe đụng gãy chân rồi. Bệnh viện đòi 5 triệu mới chịu bó bột.
Lan về nhà thay áo, chạy vội ra nhà dì Năm đầu phố. Dì ơi con bằng lòng.
Đêm bán trinh cho ông Đai Gia, Lan khóc lặng lẽ. Anh Tư ơi, cho em xin lỗi…
5- Khói thuốc
Năm thứ hai ở Đại học CTCT Đà Lạt, Duy quen Trinh ,học năm thứ nhất ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh. Hai đứa yêu nhau tha thiết, thề hẹn sống chết với nhau. Tốt nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 bộ binh, hành quân liên miên Bình Dương, Bình Long, Phước Long. Đêm hành quân giăng võng nằm trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi vào Cà phê Tùng gọi một gói thuốc Capstan, một tách cà phê sữa, một ly sữa đậu nành nóng, cho ấm.
Trinh ra trường về nhà ba mẹ ở Sài Gòn. Duy xin phép thường niên được 7 ngày, ghé thăm. Trinh báo tin ba mẹ gả em cho anh giám đốc Trung Á ngân hàng. Cưới xong chắc em cũng vào làm ở đó luôn cho tiện. Mẹ bảo em hãy quên ông Trung úy đó đi.
Hai tháng sau Duy bị thương về nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa. Anh lính đơn vị cử đi theo chăm sóc chạy về báo tin hôm nay đám cưới cô Trinh, thấy nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm.
Duy chống nạng ra ngồi trước hiên, châm điếu thuốc. Thẩm quyền ! bộ ông đang khóc đó hay sao? Không phải đâu, chỉ là khói thuốc lá cay cay làm chảy ra nước mắt…
6- Chồng xa
Tin vào chủ trương của lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện, cha Hạnh bỏ lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu. Vay của ngân hàng nhà nước 3 tỷ bạc. Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến hạn trả nợ, không trả được bị ngân hàng hăm tịch thu nhà. Vịnh, em trai đang học lớp 10 muốn bỏ học đi làm thuê. Hạnh khuyên em cứ tiếp tục học lên đại học, mong sau nầy đổi đời. Nợ nần của gia đình để chị lo.
Nuốt nước mắt vào lòng, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy chồng Đại Hàn. Được ba tháng chị gọi phôn về thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và chăm sóc cho cha.
Tiếng chị nghèn nghẹn như đang khóc. Thương chị, Vịnh nghẹn ngào hứa vâng theo lời chị dặn dò . Hai tuần sau, tòa lãnh sự Đại Hàn mời gia đình đến nhận bình đựng tro cốt của Hạnh. Họ giải thích tại chị nhảy lầu tự tử…
Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những cánh đồng lúa bạt ngàn tận chân trời, Vịnh thút thít khóc gọi chị Hai ơi...!...
5- Khói thuốc
Năm thứ hai ở Đại học CTCT Đà Lạt, Duy quen Trinh ,học năm thứ nhất ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh. Hai đứa yêu nhau tha thiết, thề hẹn sống chết với nhau. Tốt nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 bộ binh, hành quân liên miên Bình Dương, Bình Long, Phước Long. Đêm hành quân giăng võng nằm trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi vào Cà phê Tùng gọi một gói thuốc Capstan, một tách cà phê sữa, một ly sữa đậu nành nóng, cho ấm.
Trinh ra trường về nhà ba mẹ ở Sài Gòn. Duy xin phép thường niên được 7 ngày, ghé thăm. Trinh báo tin ba mẹ gả em cho anh giám đốc Trung Á ngân hàng. Cưới xong chắc em cũng vào làm ở đó luôn cho tiện. Mẹ bảo em hãy quên ông Trung úy đó đi.
Hai tháng sau Duy bị thương về nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa. Anh lính đơn vị cử đi theo chăm sóc chạy về báo tin hôm nay đám cưới cô Trinh, thấy nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm.
Duy chống nạng ra ngồi trước hiên, châm điếu thuốc. Thẩm quyền ! bộ ông đang khóc đó hay sao? Không phải đâu, chỉ là khói thuốc lá cay cay làm chảy ra nước mắt…
6- Chồng xa
Tin vào chủ trương của lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện, cha Hạnh bỏ lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu. Vay của ngân hàng nhà nước 3 tỷ bạc. Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến hạn trả nợ, không trả được bị ngân hàng hăm tịch thu nhà. Vịnh, em trai đang học lớp 10 muốn bỏ học đi làm thuê. Hạnh khuyên em cứ tiếp tục học lên đại học, mong sau nầy đổi đời. Nợ nần của gia đình để chị lo.
Nuốt nước mắt vào lòng, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy chồng Đại Hàn. Được ba tháng chị gọi phôn về thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và chăm sóc cho cha.
Tiếng chị nghèn nghẹn như đang khóc. Thương chị, Vịnh nghẹn ngào hứa vâng theo lời chị dặn dò . Hai tuần sau, tòa lãnh sự Đại Hàn mời gia đình đến nhận bình đựng tro cốt của Hạnh. Họ giải thích tại chị nhảy lầu tự tử…
Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những cánh đồng lúa bạt ngàn tận chân trời, Vịnh thút thít khóc gọi chị Hai ơi...!...
Monday, October 23, 2017
VUI CƯỜI
Vui sướng vì chu cấp cho vợ cũ
Tại văn phòng luật, luật sư nói với người chồng:
– Nếu đồng ý ly hôn, mỗi tháng anh sẽ phải chu cấp cho vợ cũ một nửa thu nhập.
Người chồng vội gật đầu:
– Được như thế thì còn gì bằng. Phiền ngài làm thủ tục giúp tôi còn nhanh càng tốt.
Luật sư ngạc nhiên:
– Anh chắc chứ?
– Dĩ nhiên là chắc! – ông chồng quả quyết – Trước giờ lương của tôi, cô ấy toàn cầm hết.
– !?!
Cái gì hợp lý nhưng không hợp pháp?
Thầy giáo nói với sinh viên trong buổi thi vấn đáp:
– Anh trượt rồi, cố gắng lần sau nhé.
– Thầy cho em một cơ hội được không? Nếu thầy không trả lời được thì thầy cho em đỗ nhé?
– Được rồi, anh hỏi xem.
– Cái gì hợp pháp mà không hợp lý, hợp lý mà không hợp pháp, chả hợp lý cũng chả hợp pháp?
– Thôi được rồi, anh đỗ, anh về đi.
Thí sinh sau vào thầy hỏi:
– Anh hãy cho tôi biết, cái gì hợp pháp mà không hợp lý, hợp lý mà không hợp pháp, không hợp lý cũng không hợp pháp?
– Dạ, thưa thầy. Vợ thầy 20 tuổi trong khi thầy gần 60, điều đó hợp pháp
nhưng không hợp lý. Vợ thầy vừa mới có bồ, anh ta 23 tuổi, điều đó hợp
lý nhưng không hợp pháp. Và cuối cùng, thầy vừa cho bồ của vợ thầy đỗ
trong khi anh ta đáng ra phải trượt, điều đó
chẳng hợp lý mà cũng chẳng hợp pháp tí nào.
– !!!
Trộm cũng muốn giữ mánh
Quan tòa hỏi bị cáo:
– Tường thì cao, cửa đến ba lần khóa, nhiều chó dữ làm sao anh lại vào được nhà để trộm tiền trong két sắt?
Bị cáo khẽ lắc đầu:
– Xin lỗi tòa, chuyện này tôi không thể nói.
– Tại sao chứ? – quan tòa cau mày.
Bị cáo nhún vai:
– Tôi không bao giờ truyền nghề miễn phí cho ai cả.
– !!!
Cô gái ‘muối mặt’ vì thói kênh kiệu
Một đôi tình nhân đang dạo chơi trong công viên, vô tình phát hiện một
bà lão quần áo xốc xếch đi sau lưng. Cô gái kéo tay bạn trai nói :
– Đi nhanh lên, sau lưng mình có một bà già ăn xin đó!
Bà lão vẫn theo sát nút hai người. Cô gái nghĩ: ‘Trời ạ, sao mà dai như
đỉa thế!’ Sau cùng cô gái ngừng lại, quay lưng nói với bà lão với một
giọng lạnh lùng :
– Không có tiền!
Bà lão cười:
– Bà biết con không có tiền, cái ví của con đang nằm ở chỗ bà đây.
Lý do hàng xóm gọi điện lúc nửa đêm
Tũn gọi điện than thở với chồng đang công tác xa:
– Lão Tèo hàng xóm tự dưng 2 giờ sáng gọi điện mắng chửi em thậm tệ. Chồng thấy có quá đáng không?
Chồng Tũn tức giận:
– Lão ta bị điên à? Rồi em làm sao?
Tũn hậm hực;
– Cũng may là lúc đó em đang bận hát karaoke chứ thôi lão ta không yên với em đâu.
– !!!
Chữa bệnh cho vợ bằng túi da
Chồng đi làm về thấy vợ nằm trên ghế sofa liền hỏi:
– Sao nhìn em có vẻ mệt mỏi vậy?
– Em suy nghĩ nhiều quá nên bệnh rồi.
– Để anh đưa em đi bệnh viện khám ngay nhé!
– Không cần! – cô vợ vội ngăn cản – Anh đi ra cửa hàng bán đồ da đầu đường mua cho em cái túi xách da cá sấu mới.
Anh chồng tròn mắt:
– Bệnh sao lại mua túi?
Cô vợ nũng nịu:
– Vì phải suy nghĩ cách kiếm tiền mua nó nên vợ mới bệnh mà!
– !!!
Trễ hẹn vì trời đẹp
Một đôi bồ câu hẹn gặp nhau trên sân thượng tòa nhà cao nhất thành phố.
Thế nhưng đến lúc tối mịt, bồ câu đực mới lững thững đến điểm hẹn. Bồ
câu mái nổi nóng:
– Tại sao hẹn nhau lúc sáng sớm mà giờ này anh mới tới?
Bồ câu đực vừa thở vừa nói:
– Anh đã đi từ sáng rồi nhưng do hôm nay đẹp trời nên muộn thế này.
– Liên quan gì chứ? – bồ câu mái quát lớn.
Bồ câu đực chậm rãi nói:
– Vì trời đẹp nên anh quyết định đi bộ.
– !!!
Đàn ông thực thụ trên xe buýt
Tý tâm sự với bạn:
– Hôm nay đi xe buýt, có một người phụ nữ mang thai phải đứng trong khi
thanh niên trai tráng lại ngồi. Là một người đàn ông thực thụ, tớ rất
ghét phải nhìn thấy cảnh như thế.
– Thế cậu đã nhường ghế cho người phụ nữ đó? – người bạn hỏi.
Tý lắc đầu:
– Không, những lúc gặp cảnh không muốn thấy như vậy tớ chỉ nhắm mắt giả vờ ngủ.
– !!!
Lấy độc trị độc
Một người phụ nữ khiếu nại với văn phòng cung cấp người giúp việc:
– Cô gái mà các chị gởi tới làm việc đã bỏ trốn cùng chồng tôi. Các chị phải chịu trách nhiệm về việc này.
Người đại diện văn phòng đáp:
– Xin bà đừng lo, chúng tôi sẽ gởi tới một cô khác trẻ đẹp hơn và chồng bà sẽ trở về ngay thôi.
– !?!
**********
CÂY XĂNG
Từ câu chuyện cây xăng Nhật
Một trạm đổ xăng ở Hà Nội trước giờ xăng tăng giá. Ảnh chụp ngày 28/08/2012.
AFP
Nhiều người nhận xét, những chuyện bình thường ở các nước văn minh
nếu xuất hiện ở Việt Nam thì đó lại là chuyện lạ. Nói cách khác, những
việc làm tốt được dư luận khen ngợi thì đó là chuyện bình thường ở các
nước khác. Nhận xét này đúng, và vì thế làm cho chúng ta đau lòng. Ví dụ
nhặt được tiền trả lại người mất, cảnh sát dẫn người già qua đường… đều
gây xôn xao trên báo chí. Nhiều người nhất quyết không tin, phân tích
hình ảnh rồi kết luận là… diễn.
Gần đây, một cây xăng Nhật - cây xăng nước ngoài đầu tiên tham gia vào thị trường bán lẻ xăng dầu ở Việt Namđã
thu hút rất nhiều sự quan tâm của báo chí, cư dân mạng và toàn xã hội
nói chung. Đó là cây xăng của Công ty xăng dầu Idemitsu Q8 (IQ8) ở Khu
công nghiệp Thăng Long.
Điều quan tâm của người tiêu dùng là ở những điểm khác với các cây
xăng VN: nhân viên cúi chào khi khách hàng đến; hỏi khách hàng về loại
nhiên liệu, số lượng cần mua, đề nghị khách hàng tắt máy, mở nắp bình
xăng, mời khách kiểm tra đồng hồ xăng, nhận tiền của khách, cảm ơn và
chào khách, lại tranh thủ lau kính, lau gương cho khách nữa. Tuy nhiên,
điều đáng quan tâm hơn cả là trạm xăng này cam kết thiết bị đo chính xác
đến 1 phần vạn, nghĩa là nếu mua 50 nghìn tiền xăng thì sai lệnh nếu có
chỉ là 5 đồng.
Ngày khai trương cửa hàng còn thưa thớt. Rồi tiếng lành đồn xa và nhờ
báo chí VN, dân mạng nhiệt tình PR, những ngày sau đó đông dần đến nỗi
nhân viên của cây xăng đôi khi không thể cúi chào hết từng khách hàng
một.
Cũng phải thôi, tâm lý khách hàng là đồng tiền bỏ ra là thật thì họ
cũng muốn nhận lại hàng thật và đầy đủ. Ngoài ra, họ muốn trải nghiệm
tâm trạng được đối xử tử tế ra sao. Có người đánh ô tô đi 30 km đến chỉ
để có được sự trải nghiệm đó. Không phải người Việt Nam bị bạc đãi, bị
đối xử cục cằn, thô lỗ quen rồi nên không thích được đối xử tử tế. Trong
dân gian chẳng đã có câu “Chẳng được ăn thịt ăn xôi/ Thì được lời nói
cho tôi vừa lòng” đó sao.
Nhưng ngược lại với người tiêu dùng, giới kinh doanh
xăng dầu và số ủng hộ “hàng nội” ở VN có vẻ khó chịu. Sau khi cây xăng
của IQ8 khai trương, nhiều cây xăng lập tức treo băng rôn “Người Việt
Nam dùng hàng Việt Nam”. Điều buồn cười ở chỗ VN còn phải nhập xăng dầu
về bán, tức là họ đang bán xăng ngoại mà hô dùng hàng VN thì khác nào
nói đừng mua xăng của chúng tôi nữa. Phải chăng ý thật của họ là người
Việt Nam hãy làm giàu cho người Việt Nam?
Có người cho rằng việc Giám đốc Nhật cúi chào khách là “tung chiêu
mới”. Thực ra đó chẳng phải là chiêu gì hết mà đó là phong cách, là văn
hóa của của người Nhật đã ăn vào tiềm thức của họ chứ đâu phải là chiêu
mới. Để có được phong cách gần giống như phong cách Nhật, các nhân viên
người Việt của IQ8 phải học tới 3 tháng. Từ lúng túng, ngượng ngập ban
đầu, họ đã thấy thoải mái với phong cách đó, chứ đâu phải chuyện giả vờ
mà được. Còn ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của
Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn nêu ý kiến trên Facebook cá nhân, việc
cúi chào khách hàng chẳng có gì đáng ca ngợi, nó giống như bà bán bún
cho con nít kẹo. Ông ta so sánh thế, rõ ràng là đã xúc phạm đến người
tiêu dùng.
Lại một facebooker viết, đại ý mua xăng của Nhật chỉ làm giàu cho đại
gia Nhật, tiền nó mang về Nhật, còn mua xăng VN dù có thiệt thòi, bị ăn
bớt thì vẫn vào túi người VN. Luận điệu này tương tự luận điệu tôi đã
nghe từ một anh bạn. Anh bảo tham nhũng nó không mất đi đâu. Đằng nào
đồng tiền cũng quay trở lại đầu tư cho nền kinh tế (!?)
Những ngày đầu IQ8 mở cửa hàng xăng, có nguồn tin từ Báo Pháp Luật TP
rằng có công văn của Hiệp hội các doanh nghiệp xăng dầu tại Hà Nội đề
nghị UBND Tp Hà Nội cấm công nhân viên chức trên địa bàn Hà Nội mua xăng
dầu của cây xăng Nhật. Thông tin này chính xác hay không thì không rõ,
chỉ biết sau đó, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam bác bỏ chuyện này.
Tại sao người ta lại lo lắng trước sự xuất hiện của cây xăng Nhật,
khi IQ8 chỉ chiếm một thị phần hết sức nhỏ nhoi? Hiện nay Petrolimex
chiếm khoảng 50% thị trường bán lẻ xăng dầu ở VN với hơn 5400 cây xăng.
Như vậy, toàn quốc có khoảng hơn 10000 cây xăng, nếu cây xăng Nhật ở qui
mô trung bình thì người Nhật mới chiếm 1 phần vạn thị phần bán lẻ xăng
dầu. Con số phần vạn có thể coi bằng không. Nhưng nguy hiểm ở chỗ từ cái
1 phần vạn này nó đe dọa 9999 phần còn lại. Ông Tố Hữu chẳng đã nói :
“Mái chèo một chiếc xuồng con/Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương” đó
sao.
Việc đổi mới phong cách bán hàng như thái độ đối với người tiêu dùng,
đong đếm chính xác, đối với các doanh nghiệp xăng dầu trong nước không
khó. Cái khó ở chỗ nếu làm như thế, đồng nghĩa với việc họ thất thu một
khoản phi lợi nhuận, à quên, một khoản lợi nhuận phi nghĩa rất lớn. Có
tờ báo dự đoán có tới 95% số cây xăng gian lận khi đong đếm. Một khoản
gian lận lớn như thế, từ bỏ nó hoàn toàn không dễ. Tuy nhiên họ có muốn
giữ lối làm ăn quen thuộc cũng không hề đơn giản. Vì vậy, trước mắt cứ
tạm đối phó bằng cách kêu gào lòng yêu nước của người Việt và nói xấu
cây xăng Nhật như kể trên đã.
Cái sự không dễ ở chỗ, Công ty Nhật “dọa” sẽ mở rộng thị trường. Họ
cho biết sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới bán xăng dầu tại VN. Trước hết
IQ8 đang nhắm tới một loạt quốc lộ lớn tại miền Bắc như quốc lộ 1A quốc
lộ 5 quốc lộ 6, đều là những trục đường lớn, có lưu lượng xe qua lại rất
nhiều. Trong khi đó, người tiêu dùng VN lại đang ủng hộ họ. Nhiều người
mong công ty Nhật mở rộng hệ thống bán xăng dầu vào Sài Gòn và các tỉnh
phía Nam. Có người khi mua xăng của Nhật, họ gọi các cây xăng VN là
“xăng ngoài”. Nói “dại”, nếu cứ 2 cây xăng VN, họ lại chen cây xăng của
họ vào giữa thì chỉ còn nước tháo tất cả thiết bị đong đếm điêu bán đồng
nát còn mặt bằng thì bán lại cho họ.
Sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với cây xăng Nhật là một sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi.
Khu vực kinh tế nào có cạnh tranh thì tình hình khác hẳn. Mỗi người dân
đều thấy, thái độ của nhân viên điện lực khác hẳn với thái độ của nhân
viên nhà mạng. Nếu nhà mạng hàng tháng đến gõ cửa từng nhà thu tiền, có
nhà đến nhiều lần mới gặp được chủ thì khi nộp tiền điện, các gia đình
phải đến điểm thu đúng ngày giờ, kiên nhẫn xếp hàng để được nộp sợ “nó
cắt”. Chỉ tiếc rằng ở VN, còn nhiều lĩnh vực độc quyền và môi trường
cạnh tranh bất bình đẳng, nhất là giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp nhà nước.
Cạnh tranh bao giờ cũng có lợi cho người tiêu dùng. Điều quan trọng
nữa là có cạnh tranh thì kinh tế mới phát triển. Mặt hàng ngày càng nâng
cao về chất lượng và giá cả ngày càng hạ do cái đầu chịu khó suy nghĩ
để tìm cách tồn tại. Hiện tượng cây xăng Nhật đã nói lên sự khao khát
được đối xử tử tế, được mua hàng một cách sòng phẳng. Không chỉ riêng
thị trường xăng dầu, không chỉ riêng lĩnh vực kinh tế mà sự đòi hỏi này ở
mọi lĩnh vực trong xã hội. Qua đó, cũng thấy rất tội nghiệp cho người
VN chúng ta. Chúng ta bị bạc đãi, chèn ép quá nhiều rồi.
Các doanh nghiệp VN không nên lo sợ sự xuất hiện của đồng nghiệp nước
ngoài. Phải mạnh dạn đổi mới phong cách bán hàng (tôi không thích dùng
chữ phong cách phục vụ vì quan hệ người mua người bán là quan hệ song
phẳng, phục vụ lẫn nhau). Phải mạnh dạn đoạn tuyệt với nguồn thu bất
chính. Có thể đau đớn ban đầu nhưng sẽ đến lúc thấy ánh mắt nhìn của
khách hàng thiện cảm hơn, thấy mình đàng hoàng hơn, sống và làm việc có ý
nghĩa hơn. Và rồi đến lúc, nếu quên một lời cảm ơn khi khách hàng đi
khỏi thì thấy trong lòng day dứt mãi.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Saturday, October 21, 2017
MIẾU NGŨ HÀNH
Ngày 18, 19/2 Âm lịch vừa qua nhiều thôn làng có tổ chức cúng Ngũ Hành Nương Nương và bà Chúa Xứ
TỤC THỜ NGŨ HÀNH NƯƠNG NƯƠNG
Ảnh: 7 Hiền
Posted by: Hien Do
Là
người hay đi tìm hiểu những lễ tục thờ cúng trong dân gian. Việc thờ
phượng 5 bà vị trí đặt để mỗi nơi mỗi khác không đồng nhất. Tôi phải đi
mấy ngôi miếu để chụp hình đối chiếu. May thay tìm trên Net gặp tấm hình
đặt chỗ thờ phượng 5 bà hợp ý mình (hình phía dưới)
Từ trái sang phải:
Đông phương Giáp Ất Mộc (xanh)
Nam phương Bính Đinh Hỏa (đỏ)
Trung ương Mồ Kỷ Thổ (vàng)
Tây phương Canh Tân Kim (trắng)
Bắc phương Nhâm Quý Thủy (đen hoặc tím)
___________
Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Tím
(vị trí Ngũ Hành này đúng)
Ảnh copy: 7 Hiền
Từ
thời Trung Hoa cổ đại, Ngũ Hành vốn là một khái niệm siêu hình học nền
tảng trong các học thuyết về Âm Dương/Ngũ Hành của Khổng tử và Lão tử.
Ngũ Hành là năm loại vật chất căn bản, gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ),
Thủy (nước), Hỏa ( lửa) và Thổ (đất). Như giải thích trong kinh Dịch và
kinh Thư, năm chất liệu ấy vận động, phát triển theo hướng "tương sinh"
và “ tương khắc", đồng thời biểu thị quy luật sinh thành/vận động của
toàn vũ trụ, thế giới và cả trong cuộc sinh tồn của nhân loại. Xuất phát
từ Trung Quốc, lần hồi thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, thành sự
thờ phượng “vạn vật linh thiêng”, rất phổ biến trong nhiều dân tộc Á
Đông cho đến ngày nay.
“NĂM CHẤT” ĐƯỢC TÍN NGƯỠNG THỜ “MẪU” BIẾN THÀNH “NĂM BÀ”
Tiếp nhận thuyết Ngũ Hành từ phương Bắc, rồi hòa quyện vào những tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phượng với những nhận định thực tiễn, giản dị. Chẳng hạn như ở vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hoả hoạn, thì hành Hỏa được lập miếu thờ; vùng duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, trồng màu thì thờ Thổ thần v.v… Mặt khác, tại nước Việt xưa, so với các tục thờ Thổ Địa, Tài Thần, Chúa Xứ Thánh mẫu.v.v…, thì tục thờ Ngũ Hành Nương Nương - tức thờ Ngũ Hành (vật chất) như một nhóm năm vị nữ thần – đã xuất hiện muộn hơn. Còn muộn hơn là mãi đến năm Duy Tân thứ năm (tức năm1911), triều đình nhà Nguyễn mới sắc phong chung cho năm Bà là các “Đức Thánh Nương, Trứ Phong Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần", phân ra là: Thổ Đức Thánh Phi, Hoả Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi.
Nhưng tại sao biểu tượng cho “năm chất tạo nên trời đất” lại là các nữ thần mà không phải là nam thần? Theo cái nhìn sơ khai của các dân tộc trồng lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên - như người Việt cổ - thì giới tự nhiên có tính “ âm sinh”, bởi từ thời tiền sử, con người nhìn thấy chuyện đẻ đái, sinh ra con người, sinh ra các thú vật khác chỉ là từ người đàn bà hay các con thú giống cái. Có thể nói kinh nghiệm thô thiển này của con người bầy-đàn đã là nguyên do có trước tiên trong số những nguyên do dẫn tới chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng thờ Mẫu - biểu tượng thần linh nghiêng về “Mẹ", “Mẹ Đất”. Riêng ở nước Việt xưa, tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian (các thánh mẫu, bà chúa, như các đức Bà Thủy phủ, Thiên Phủ, Địa Phủ, Nhạc Phủ, Man Nương, Bà Chúa Thượng Ngàn.v.v…) đã có từ trước khi Phật giáo truyền vào đất Việt.
Đến lượt năm vị nữ thần Ngũ Hành được tôn thờ thì dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng nhứt định đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây gỗ, tức đây là nhóm thần linh có thể phù hộ cho đám nông dân, ngư dân, thợ thủ công…, nói chung là hầu hết tầng lớp thứ dân trong xã hội cổ xưa.
Trước kia, Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong những am, miếu, điện…, phổ biến nhứt là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu Ngũ Hành” hay “miếu Bà” - không nghe có kiểu gọi “miếu năm Bà”. Tiến về phương Nam, đến vùng đất Gia định cũ, tức Sài Gòn (mở rộng) ngày nay, tục thờ Bà Ngũ Hành càng được quãng bá rộng rãi, những ngôi miễu Bà xuất hiện khắp nơi, nhứt là ở các vùng nông thôn và vùng ven đô. Ban đầu, người ta thờ Bà bằng bài vị chữ Nho, nhưng mấy mươi năm gần đây, bài vị lần hồi được thay bằng tượng tô, đúc bằng xi măng. Rồi từ màu sơn thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài, mỗi Đức Bà (tức mỗi Hành) đều có màu riêng biệt. Kim Bà thì mặc áo trắng, Mộc Bà áo xanh, Hỏa Bà áo đỏ, Thủy Bà áo đen (hoặc tím) và Thổ Bà thì áo vàng.
“BÀ” Ở TRONG ĐÌNH, CHÙA, CẢ TRONG KHU PHỐ, NGỎ HẼM
Ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định cũ, do phần lớn giới trung lưu và giới bình dân (tiểu thương, sản xuất tiểu/thủ công nghiệp, lao động giản đơn…), thường tin là Bà Ngũ Hành linh hiển, nên từ xa xưa, trước ngày 30/4/1975, miễu Bà được cất, dựng rải rác, liền kề nhau khắp các thôn ấp, đường phố. Như ở quận Gò Vấp (thuộc tỉnh Gia Định cũ, là địa phương có rất nhiều chùa, miễu) thì chỉ nội trong hai khu phố kề nhau, đã có tới bốn chỗ thờ Bà Ngũ Hành, một miễu ở mặt tiền đường và ba cái kia thì khuất trong ngỏ hẽm, cách nhau chỉ chừng 500 – 600 mét. Xưa nay, trong đất thổ cư, vườn tược của mình, nhiều nhà giàu đã cúc cung dựng miễu thờ Bà, như ở vùng quận 9 (gần Trường Bộ Binh Thủ Đức cũ) hiện nay, có những ngôi miễu Bà thật nhỏ, có khi chỉ bằng cái tủ áo, được cất ngay cạnh ao nuôi cá và chuồng gà vịt. Có khi Bà được gia chủ thờ riêng một miễu, khi thì thờ Bà chung với Thổ Địa, Quan Công, Mẹ Thai Sanh… Còn ở nơi thờ phượng công cộng là các ngôi đình làng, kiểu thờ “quần tiên, chư thần” càng phồn tạp hơn. Mang danh nghĩa “đình” là dành thờ Thành Hoàng (vị nhân thần bảo hộ cho làng, xã), nhưng trong đình thì ngoài bệ thờ Thành Hoàng, luôn luôn có thêm bàn thờ, trang thờ Ngũ Hành Nương Nương, Quan Thánh, Thổ Địa, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Linh Sơn Thánh Mẫu.v.v… Ở những ngôi đình cổ, như đình Minh Hương Gia Thạnh (ở quận 5, xây năm 1797) , đình Phong Phú (ở quận 9, xây năm 1937), đình Phú Nhuận ( 150 năm tuổi), đình An Phú (ở quận 12, khoảng 250 năm tuổi).v.v…, thì hằng năm, bá tánh cùng vía Bà cũng lớn không thua gì lễ vía Thành Hoàng địa phương.
Một điểm đặc biệt nữa là dù chỉ thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc hàng “chư Phật” trong Phật giáo, Bà Ngũ Hành vẫn được thờ trong chùa (chính danh là cửa Phật), nhưng phải là với những ngôi chùa cổ (theo Đại Thừa), chứ không phải với những ngôi chùa tân thời, mới cất gần đây, như trường hợp chùa Quảng Đức (ở quận 3). Do vậy, trong khuôn viên một số ngôi chùa cổ, như chùa Phổ Đà Quan Âm (quận Gò Vấp), chùa Vạn Thọ (quận 1), chùa Bình An (quận Bình Tân), hay chùa Bửu Long sơn tự ở tận Dĩ An (Bình Dương).v.v…, những ngôi miễu Bà vẫn quanh năm hương khói…
Được thờ cúng từ ở những ngôi miếu khang trang, lộng lẫy, cho đến những bàn thờ, trang thờ nhỏ bé, đơn sơ tại tư gia, có thể nói “Bà” là nhóm thần linh rất gần gũi với bá tánh. Thậm chí ở vài cái miễu trong ngỏ hẽm – có khi nhỏ hẹp đến nổi chỉ bằng hai, ba chiếc chiếu trải ra - miễu vẫn còn là “hộ khẩu 1 người”, người coi sóc miễu ăn ở, sinh hoạt luôn ở phía sau bàn thờ Bà.
VÍA BÀ THÌ CÓ BÓNG RỖI HÁT, TẾ…
Theo đúng tục lệ thì lễ vía Ngũ Hành Nương Nương là vào ngày 19 tháng Ba âm lịch hằng năm, nhưng có vài nơi cúng trễ hơn, như ở ngôi miễu Bà nẳm ở đường Phan Văn Khõe, gần chợ Bình Tây ( cất năm 1970), lại cúng Bà vảo ngày 23 tháng Ba. Cũng theo đúng lệ thì vào kỳ vía, các miễu Bà phải mời đám bóng rỗi – đến hát, tế, múa dưng bông, mâm vàng, mâm bạc… Trước đó, bà con thường xúm nhau “đấp y cho Mẹ”, là nghi thức lau chùi, sơn sửa, thay áo, mảo mới cho các pho tượng Bà.
Riêng ở một ngôi miễu nhỏ nằm trên đường Lê Lợi , phường 3 quận Gò Vấp, thì theo chị Dung, người vừa coi sóc miễu vừa có nghề bóng rỗi, bà con ở đây vẫn có lệ riêng là hễ lúc nào có ai phát tâm cúng Bà là cứ nhờ chị tổ chức mâm lễ, chứ không cần chờ đến kỳ vía tháng Ba âm lịch. Còn theo bà Ba Thích, thuộc gia đình bỏ công bỏ của cất ngôi miễu này từ hồi năm 1950, cứ ba năm một lần, gia đình bà đều giữ đúng lệ cúng tạ Ngũ Hành Hành Nương, “Mẹ Mẫu đã gia ơn phò hộ bấy lâu nay thì gia đình tôi mới được mạnh khõe, bình an…”.
“NĂM CHẤT” ĐƯỢC TÍN NGƯỠNG THỜ “MẪU” BIẾN THÀNH “NĂM BÀ”
Tiếp nhận thuyết Ngũ Hành từ phương Bắc, rồi hòa quyện vào những tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phượng với những nhận định thực tiễn, giản dị. Chẳng hạn như ở vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hoả hoạn, thì hành Hỏa được lập miếu thờ; vùng duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, trồng màu thì thờ Thổ thần v.v… Mặt khác, tại nước Việt xưa, so với các tục thờ Thổ Địa, Tài Thần, Chúa Xứ Thánh mẫu.v.v…, thì tục thờ Ngũ Hành Nương Nương - tức thờ Ngũ Hành (vật chất) như một nhóm năm vị nữ thần – đã xuất hiện muộn hơn. Còn muộn hơn là mãi đến năm Duy Tân thứ năm (tức năm1911), triều đình nhà Nguyễn mới sắc phong chung cho năm Bà là các “Đức Thánh Nương, Trứ Phong Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần", phân ra là: Thổ Đức Thánh Phi, Hoả Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi.
Nhưng tại sao biểu tượng cho “năm chất tạo nên trời đất” lại là các nữ thần mà không phải là nam thần? Theo cái nhìn sơ khai của các dân tộc trồng lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên - như người Việt cổ - thì giới tự nhiên có tính “ âm sinh”, bởi từ thời tiền sử, con người nhìn thấy chuyện đẻ đái, sinh ra con người, sinh ra các thú vật khác chỉ là từ người đàn bà hay các con thú giống cái. Có thể nói kinh nghiệm thô thiển này của con người bầy-đàn đã là nguyên do có trước tiên trong số những nguyên do dẫn tới chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng thờ Mẫu - biểu tượng thần linh nghiêng về “Mẹ", “Mẹ Đất”. Riêng ở nước Việt xưa, tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian (các thánh mẫu, bà chúa, như các đức Bà Thủy phủ, Thiên Phủ, Địa Phủ, Nhạc Phủ, Man Nương, Bà Chúa Thượng Ngàn.v.v…) đã có từ trước khi Phật giáo truyền vào đất Việt.
Đến lượt năm vị nữ thần Ngũ Hành được tôn thờ thì dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng nhứt định đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây gỗ, tức đây là nhóm thần linh có thể phù hộ cho đám nông dân, ngư dân, thợ thủ công…, nói chung là hầu hết tầng lớp thứ dân trong xã hội cổ xưa.
Trước kia, Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong những am, miếu, điện…, phổ biến nhứt là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu Ngũ Hành” hay “miếu Bà” - không nghe có kiểu gọi “miếu năm Bà”. Tiến về phương Nam, đến vùng đất Gia định cũ, tức Sài Gòn (mở rộng) ngày nay, tục thờ Bà Ngũ Hành càng được quãng bá rộng rãi, những ngôi miễu Bà xuất hiện khắp nơi, nhứt là ở các vùng nông thôn và vùng ven đô. Ban đầu, người ta thờ Bà bằng bài vị chữ Nho, nhưng mấy mươi năm gần đây, bài vị lần hồi được thay bằng tượng tô, đúc bằng xi măng. Rồi từ màu sơn thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài, mỗi Đức Bà (tức mỗi Hành) đều có màu riêng biệt. Kim Bà thì mặc áo trắng, Mộc Bà áo xanh, Hỏa Bà áo đỏ, Thủy Bà áo đen (hoặc tím) và Thổ Bà thì áo vàng.
“BÀ” Ở TRONG ĐÌNH, CHÙA, CẢ TRONG KHU PHỐ, NGỎ HẼM
Ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định cũ, do phần lớn giới trung lưu và giới bình dân (tiểu thương, sản xuất tiểu/thủ công nghiệp, lao động giản đơn…), thường tin là Bà Ngũ Hành linh hiển, nên từ xa xưa, trước ngày 30/4/1975, miễu Bà được cất, dựng rải rác, liền kề nhau khắp các thôn ấp, đường phố. Như ở quận Gò Vấp (thuộc tỉnh Gia Định cũ, là địa phương có rất nhiều chùa, miễu) thì chỉ nội trong hai khu phố kề nhau, đã có tới bốn chỗ thờ Bà Ngũ Hành, một miễu ở mặt tiền đường và ba cái kia thì khuất trong ngỏ hẽm, cách nhau chỉ chừng 500 – 600 mét. Xưa nay, trong đất thổ cư, vườn tược của mình, nhiều nhà giàu đã cúc cung dựng miễu thờ Bà, như ở vùng quận 9 (gần Trường Bộ Binh Thủ Đức cũ) hiện nay, có những ngôi miễu Bà thật nhỏ, có khi chỉ bằng cái tủ áo, được cất ngay cạnh ao nuôi cá và chuồng gà vịt. Có khi Bà được gia chủ thờ riêng một miễu, khi thì thờ Bà chung với Thổ Địa, Quan Công, Mẹ Thai Sanh… Còn ở nơi thờ phượng công cộng là các ngôi đình làng, kiểu thờ “quần tiên, chư thần” càng phồn tạp hơn. Mang danh nghĩa “đình” là dành thờ Thành Hoàng (vị nhân thần bảo hộ cho làng, xã), nhưng trong đình thì ngoài bệ thờ Thành Hoàng, luôn luôn có thêm bàn thờ, trang thờ Ngũ Hành Nương Nương, Quan Thánh, Thổ Địa, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Linh Sơn Thánh Mẫu.v.v… Ở những ngôi đình cổ, như đình Minh Hương Gia Thạnh (ở quận 5, xây năm 1797) , đình Phong Phú (ở quận 9, xây năm 1937), đình Phú Nhuận ( 150 năm tuổi), đình An Phú (ở quận 12, khoảng 250 năm tuổi).v.v…, thì hằng năm, bá tánh cùng vía Bà cũng lớn không thua gì lễ vía Thành Hoàng địa phương.
Một điểm đặc biệt nữa là dù chỉ thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc hàng “chư Phật” trong Phật giáo, Bà Ngũ Hành vẫn được thờ trong chùa (chính danh là cửa Phật), nhưng phải là với những ngôi chùa cổ (theo Đại Thừa), chứ không phải với những ngôi chùa tân thời, mới cất gần đây, như trường hợp chùa Quảng Đức (ở quận 3). Do vậy, trong khuôn viên một số ngôi chùa cổ, như chùa Phổ Đà Quan Âm (quận Gò Vấp), chùa Vạn Thọ (quận 1), chùa Bình An (quận Bình Tân), hay chùa Bửu Long sơn tự ở tận Dĩ An (Bình Dương).v.v…, những ngôi miễu Bà vẫn quanh năm hương khói…
Được thờ cúng từ ở những ngôi miếu khang trang, lộng lẫy, cho đến những bàn thờ, trang thờ nhỏ bé, đơn sơ tại tư gia, có thể nói “Bà” là nhóm thần linh rất gần gũi với bá tánh. Thậm chí ở vài cái miễu trong ngỏ hẽm – có khi nhỏ hẹp đến nổi chỉ bằng hai, ba chiếc chiếu trải ra - miễu vẫn còn là “hộ khẩu 1 người”, người coi sóc miễu ăn ở, sinh hoạt luôn ở phía sau bàn thờ Bà.
VÍA BÀ THÌ CÓ BÓNG RỖI HÁT, TẾ…
Theo đúng tục lệ thì lễ vía Ngũ Hành Nương Nương là vào ngày 19 tháng Ba âm lịch hằng năm, nhưng có vài nơi cúng trễ hơn, như ở ngôi miễu Bà nẳm ở đường Phan Văn Khõe, gần chợ Bình Tây ( cất năm 1970), lại cúng Bà vảo ngày 23 tháng Ba. Cũng theo đúng lệ thì vào kỳ vía, các miễu Bà phải mời đám bóng rỗi – đến hát, tế, múa dưng bông, mâm vàng, mâm bạc… Trước đó, bà con thường xúm nhau “đấp y cho Mẹ”, là nghi thức lau chùi, sơn sửa, thay áo, mảo mới cho các pho tượng Bà.
Riêng ở một ngôi miễu nhỏ nằm trên đường Lê Lợi , phường 3 quận Gò Vấp, thì theo chị Dung, người vừa coi sóc miễu vừa có nghề bóng rỗi, bà con ở đây vẫn có lệ riêng là hễ lúc nào có ai phát tâm cúng Bà là cứ nhờ chị tổ chức mâm lễ, chứ không cần chờ đến kỳ vía tháng Ba âm lịch. Còn theo bà Ba Thích, thuộc gia đình bỏ công bỏ của cất ngôi miễu này từ hồi năm 1950, cứ ba năm một lần, gia đình bà đều giữ đúng lệ cúng tạ Ngũ Hành Hành Nương, “Mẹ Mẫu đã gia ơn phò hộ bấy lâu nay thì gia đình tôi mới được mạnh khõe, bình an…”.
nguồn trên Net
______
Đính kèm để đối chiếu, cả 3 hình đều khác.
__._,_.___
View attachments on the web
Posted by: Hien Do
Reply via web post | • | Reply to sender | • | Reply to group | • | Start a New Topic | • | Messages in this topic (3) |
Thursday, October 19, 2017
CHƯA ĐI CHƯA BIẾT
Đồ nhà tuy xấu , tuy già
Nhưng là Đồ thật, không là đồ "sơn" !
Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn ghe với dừa
Dừa to,dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước dừa trơn tay.
Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn trắng, hơn là Bà Đen! |
Chưa đi chưa biết Bà Nà
Đi rồi mới biết Bà nhà vẫn hơn.
Không đi không biết Bà Nà
Đi thì mới biết cả bà lẫn ông.
|
Chưa đi chưa biết Bắc Ninh
Đi rồi mới biết duyên mình lả lơi
Quan
họ đứng, quan họ ngồi
Quan họ trải chiếu xin mời tình tang.
|
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Đi rồi mới biết không còn đồng xu
Ngẫm
ra mới thấy mình ngu
Thằng lớn ăn ít. Thằng …. ku ăn nhiều .....
|
Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi rồi mới biết không đâu bằng nhà,
Cà nhà tuy có hơi già
Nhưng là ...cà chậm, không là cà mau.
|
Chưa đi chưa biết Quảng Bình
Đi rồi mới thấy quê mình đẹp ghê
Phong Nha là động miễn chê
Mấy em tiếp thị sướng tê cả người.
|
Chưa đi chưa biết Cần Thơ
Đi rồi mới biết xác xơ thân mình
Chìm
trong cửa bể ân tình
Cần Thơ còn khỏe .....Cần mình ỉu xiu.
|
Chưa đi chưa biết Hòn Gai
Đi rồi mới biết, thua hai hòn nhà.
Chưa
Đi chưa biết Hòn Chông
Đi rồi mới biết, hòn chồng mình hơn.
|
Chưa đi chưa biết Hòn Chồng
Đi rồi mới thấy Hòn Ông to đùng.
Hòn Ông là hòn của chung
Hòn chồng tuy nhỏ đồ dùng của em.
|
Chưa đi chưa biết Tràng An
Đi rồi mới biết gian nan quá nhiều
Chưa đi chưa biết Ninh Kiều
Đi rồi mới biết, gái nhiều hơn dân.
|
Chưa đi chưa biết Huế ơi !
Đi rồi mới thấy lắm nơi huy hoàng
Kinh
thành Hoàng Đế ngai vàng
Hương Giang xanh biếc lắm nàng sida
|
Chưa đi chưa biết Sapa
Đi rồi mới biết thiệt là Pa Sa
Hôm qua người nói với ta.
Ba ngày ở lại cả ba ngày mù.
|
Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết họ sang hơn mình
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Có hồ nhỏ nhỏ cho mình rửa chân.
|
Chưa đi chưa biết Thái Bình
Đi rồi mới thấy Thái mình chơi sang
Thái trắng động cái nước tràn
Thái Bình khoan mãi chỉ toàn ra thơ…
|
Chưa đi chưa biết Ao Vua
Đi rồi mới biết vẫn thua ao nhà
Ao nhà còn có ba ba
Ao Vua chỉ có đàn bà tập bơi!
|
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết nó to thế nào
Ta to một, nó to hai
Mở ra một nửa, bằng hai vại cà.
|
Chưa đi chưa biết Lai Châu
Đi rồi mới thấy buồn rầu nhiều hơn
Rừng xanh ai cạo sạch trơn Thái đen,
Thái trắng chẳng hơn Thái Bình.
|
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Ði rồi mới biết họ giàu hơn
ta Có tắm biển, có mát xa
Có gà móng đỏ đem ra...đá liền .
|
Chưa đi chưa biết Hải Phòng
Đi về mới thấy bềnh bồng câu thơ
Hải Phòng
toàn những chuyện rồ
Sông thì đem Lấp, còn Đồ đem Sơn.
|
Subscribe to:
Posts (Atom)