Kính Thân Hữu,
Chúc Thân Hữu một ngày mới An lạc
Trang Thơ Nhạc 13 tháng 4
Nhạc:
Phải Lòng Con Gái Bến Tre
(New Version)
Nhạc sĩ: Phan Ni Tấn
Thơ: Luân Hoán
Giọng hát: Phi Nhung
"Ta may mắn được làm Thi sĩ
Nhờ đã phải lòng gái Bến Tre"
(Luân Hoán)
NNS xin tóm tắt một phần nhỏ về Địa lý & Lịch sử của Bến Tre cho lớp bạn trẻ của NNS đọc để nhớ công lao của Tổ tiên trong cuộc Nam tiến:
Về vấn đề lưu dân người Việt đến định cư khai phá vùng đất Đồng Nai - Bến Nghé - Cửu Long, mà ngày nay ta thường gọi bằng tên chung là Nam Bộ, các nhà nghiên cứu cũng đã từng bàn thảo khá nhiều, nhưng vì thư tịch cổ còn lưu giữ đến hôm nay quá ít ỏi và thường diễn đạt chung chung, thiếu phần cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào nguồn Sử liệu có được, cộng với những sách của nước ngoài viết về vùng Đông Nam Á, chúng ta cũng có thể xác định được thời điểm người Việt có mặt sớm nhất ở đây.
Riêng Bến Tre cho đến đầu thế kỷ 17 về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Mãi đến những thập niên cuối thế kỷ 18, Lê Quý Đôn còn nhận xét rằng "ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm" và đa phần người Khmer sống rải rác trên các giồng đất cao như Sóc Sãi, giồng Ông Giang, giồng Nâu, ở cù lao Bảo, giồng Văn, giồng Võ, Đa Phước, An Thạnh, Ba Vát ở Cù Lao Minh...
Những vùng đất thấp khác hầu như đều là
rừng rậm hoang vu, như tác giả "Gia Định Thành Thông Chí" đã mô tả:
“Phía Nam trấn (Định Tường) một dặm, trước kia là rừng hoang làm hang
cho hùm beo ở". Nhưng cũng như nhiều nơi khác ở Nam Kỳ nói chung, kể từ
thế kỷ 17 trở đi, bộ mặt vùng đất Bến Tre bắt đầu biến đổi mạnh khi có
sự xuất hiện một lớp dân cư mới: lưu dân người Việt và lưu dân người Hoa.
Vùng đất Bến Tre được xác nhập vào lãnh
thổ Việt Nam từ giữa thế kỷ 18, nhưng lưu dân người Việt đã đến đây ở từ
trước đó khá lâu. Có thể coi đó là một đặc điểm chung ở nhiều vùng đất
khác ở Nam bộ, Jules Sien đã nhận xét rất đúng rằng: “Trước khi Nam Kỳ
trở thành một bộ phận của Việt Nam, người Việt đã lập ở đó những tổ
chức. Những nhóm người di cư đã xây dựng làng xóm, hay tới ở chung với
người Cao Miên".
Những lưu dân người Việt đến vùng Bến Tre
trong những năm cuối thế kỷ 17 hầu hết là những người từ các tỉnh miền
Trung (Ngũ Quảng). Họ gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng đông đảo
nhất vẫn là những nông dân nghèo khổ lại phải gánh chịu nạn can qua
"Trịnh - Nguyễn phân tranh", họ buộc phải rời bỏ quê hương đi tìm đất
sống. Thành phần đông đảo thứ hai là những người trốn lính, những tù
nhân bị lưu đày viễn xứ. Ngoài những thành phần đông đảo kể trên, còn có
một số người có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm sản xuất, những người
có óc phiêu lưu mạo hiểm ở miền Thuận Quảng – những người mà Lê Quý Đôn
gọi là "Dân có vật lực" – theo lời kêu gọi của chúa Nguyễn, họ muốn thử
thời vận, làm giàu,
vào đây để mở rộng việc kinh doanh tạo nên sản nghiệp mới.
Sử ghi chung chung về vùng đất Nam bộ (bao gồm Bến Tre):
Theo một số học
giả Pháp, thì vào năm 1620, vua Chân Lạp là Chey Chettha II đã cưới một
Công nương, con của chúa Nguyễn. Năm 1623, theo yêu cầu của chúa
Nguyễn, triều đình Chân Lạp đã chấp thuận việc người Việt đến làm ăn ở
Prey Nokor (vùng Sài Gòn ngày nay), Bà Rịa, Đồng Nai, Bến Nghé...
- Sách Gia Định thành thông chí viết: "Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1686) sai tướng vào khai thác phong cương ở nơi bằng phẳng, rộng rãi, đặt dinh Tân Thuận, cất nha thự cho các quan giám quân, cai bộ và ký lục ở. Ngoài ra, còn cho dân trưng chiếm, chia làng, lập xóm, chợ phố".
- Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần lại cho phép 3.000 người Hoa "phản Thanh phục Minh" theo hai tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến cư trú chính trị và định cư ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho.
- Đợt chuyển cư đáng chú ý nhất vào đầu thế kỷ 18 diễn ra sau sự kiện Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh đất Gia Định (1698). Có lẽ đây là đợt chuyển cư có tổ chức do chính quyền phong kiến hướng dẫn lớn nhất so với trước đó. Lúc này, dân số đã lên đến 4 vạn hộ, nghĩa là tương đương với khoảng 200.000 dân, một điều kiện quan trọng để chúa Nguyễn cho lập huyện Phước Long và Tân Bình với hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn lúc bấy giờ.
- Sang đầu thế kỷ XVIII, vào năm Ất Dậu (1705), Nguyễn Cửu Vân, một tướng của chúa Nguyễn, sau khi giúp Nặc Ông Yêm đánh bại quân can thiệp Xiêm, kéo quân vào đóng ở Vũng Gù (vùng thị xã Tân An ngày nay) cho quân khai phá vùng đất chung quanh và đào thông hai ngọn rạch Mỹ Tho – Vũng Cù, vừa để làm đường vận chuyển, vừa làm hào phòng thủ.
- Năm 1756, khi Nguyễn Cư Trinh tiếp thu phủ Lôi Lạp (Soài Rạp), thì dân số vùng này đã tương đối đông. Trong tờ sớ gửi lên Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Cư Trinh viết: "Từ xứ Sài Gòn đến phủ Tầm Đôn... đất đai mênh mông, ruộng nương rất nhiều, dân số lên đến vạn người" . Cũng từ đây, số lưu dân kéo vào ngày càng đông, nhất là sau vụ chạy loạn của dân miền Trung vào Nam, khi quân Trịnh lợi dụng cơ hội chúa Nguyễn đang lúng túng trước phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, vượt sông Gianh, đánh chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam (1774).
Vào thập niên 70
của thế kỷ 18, hai tổng Phước Lộc và Thuận An đã có hơn 350 thôn với
15.000 dân đinh, tương đương với khoảng 75.000 dân . Như vậy, chỉ trong
vòng có mấy thập kỷ mà số dân đã tăng vọt khá nhanh.
-
Trong khi đó, cuộc chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh kéo dài một phần tư thế kỷ (1777 – 1802) cũng đã gây nên những xáo trộn nhất định về dân cư ở khu vực thành Gia Định và các vùng phụ cận, trong đó có Bến Tre (lúc bấy giờ là vùng đất gồm một phần huyện Kiến Hòa tức cù lao An Hóa và hai huyện Bảo An, Tân Minh thuộc dinh Long Hồ).Trong sự nỗ lực giành lại chiếc ngai vàng của dòng họ, Nguyễn Ánh cũng đã ra sức phát triển kinh tế, nhằm ổn định trật tự xã hội, đồng thời tích trữ lương thực cho cuộc chiến tranh chống Tây Sơn. Từ sau năm 1790, Nguyễn Ánh cũng ra lệnh cho quân đội vỡ ruộng, cử nhiều viên quan có tài làm điền nông sứ để vận động nhân dân ra sức phát triển nông nghiệp, đặt các sở đồn điền để sản xuất lương thực. Sau này, khi đã lên ngôi vua (1802), Gia Long vẫn tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức đồn điền để mở rộng việc khai hoang. Hai cù lao Bảo và Minh cũng có một số đồn điền theo dạng này.Đến thời Minh Mạng, Châu bản triều Nguyễn có ghi sự kiện: “Trương Minh Giảng đưa hơn 1.200 phạm nhân giao cho thành Gia Định phân phối họ đến các đồn điền”.
Chung chung các
đợt chuyển cư từ miền ngoài, chủ yếu là dân vùng Ngũ Quảng vào đất Đồng
Nai – Gia Định trong thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, diễn ra không ào
ạt, nhưng tương đối đều đặn và liên tục. Số lưu dân đến định cư ở đây
gồm có hai luồng chính: luồng đi thuyền vào Đồng Nai, Bến Nghé, Tân Bình
rồi sau đó mới tỏa về các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long. Về tốc
độ cũng như về số lượng của luồng này phát triển chậm chạp và có nhiều
hạn chế. Luồng thứ hai cũng đi đường biển bằng ghe bầu theo gió mùa hàng
năm, thẳng vào các cửa sông như cửa Tiểu, cửa Đại rồi ngược dòng các
sông lớn, tiến sâu vào nội địa, tỏa ra định cư ở các giồng, gò, vùng đất
cao ráo có
nước ngọt ở hai bên bờ sông, hoặc theo dọc các con rạch.
Đầu thế kỷ 19, khi
con đường thiên lý từ Huế vào Gia Định được khai thông, có một số lưu
dân chuyển cư theo đường bộ, nhưng rất hạn chế vì đường sá hiểm trở, nạn
trộm cướp dọc đường thường xảy ra, cho nên không an toàn.
Với Bến Tre, lưu
dân đi theo đường biển chiếm số lượng lớn nhất. Trong khi đó, số từ các
địa phương lân cận di chuyển đến, tuy có nhưng không nhiều. Thường
thường cuộc di chuyển được tổ chức thành nhóm, thành đoàn giữa những
người bà con, dòng họ với nhau, những người cùng xóm giềng, làng xã quen
biết nhau, những người cùng một tôn giáo, như đạo Chúa ...do cá nhân,
làng xã đứng ra tổ chức, hoặc do “những người dân có vật lực ở xứ Quảng
Nam, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn mộ vào Nam khai phá..." như Lê Quý
Đôn miêu tả trong Phủ Biên Tạp Lục.
Tổng hợp lại tất
cả các nguồn tài liệu qua những chuyến điều tra khảo sát điền dã nhiều
vùng khác nhau trong tỉnh, có thể xác định được rằng nguồn gốc cộng đồng
dân cư Bến Tre đa số ở miền Trung, đặc biệt từ phía nam đèo Hải Vân trở
vào.
Có thể nói rằng
đến cuối thế kỷ 18 Cộng đồng dân cư Bến Tre về cơ bản đã định hình trên
cơ sở một nền sản xuất vật chất chủ yếu nông nghiệp và ngư nghiệp. Cùng
với việc mở rộng diện tích khai hoang, sản xuất phát triển, lương thực
dồi dào, các thôn xã hình thành ngày một nhiều. Việc quản lý xã hội đi
dần vào nề nếp ổn định, chặt chẽ hơn...Từ năm 1802, chiến tranh Tây Sơn -
Nguyễn Ánh kết thúc. Trong bối cảnh hòa bình, toàn vùng Đồng Nai – Gia
Định & Bến Tre thêm ổn định do được khuyến khích việc khai hoang
như miễn giảm thuế một số năm cho ruộng mới vỡ, phong thưởng cho những
thành tích mộ dân, khẩn đất, lập làng, ấp... đã có tác dụng kích thích
mạnh đến sản
xuất nông nghiệp, làm tăng nhanh dân số. Qua bản thống kê số dân ở Nam
Bộ vào giữa thế kỷ 18, tỉnh Vĩnh Long (trong đó có Bến Tre) có 41.336
dân đinh, nghĩa là vào khoảng 206.000 dân. Ở thời điểm này, nền kinh
tế của Bến Tre - chủ yếu là nông nghiệp – cũng đã phát triển khá. Nguồn
lợi chủ yếu là gạo và dừa khô, thứ đến là trái cây. Bến Tre cũng bán ra
ngoài mặt hàng lụa và cau khô, hải sản...
Sự tăng trưởng về
kinh tế đã tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển. Trước khi
người Pháp đặt chân đến Bến Tre , nơi đây đã có 70 trường dạy chữ Hán.
Trong số đó một trường nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu ( Tác phẩm Lục
Vân Tiên).
Tình Thân,
Kính.
NNS
..............................................Tạp bút:
Mang Viên Long
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành du xuân…”
Hai
chị em Thúy Kiều trong một dịp đi lễ hội Thanh minh, đã gặp được Kim
Trọng, và từ đó, cuộc đời bắt đầu đổi thay… Không phải ngẫu nhiên mà
Nguyễn Du đã chọn cái không gian lễ hội Thanh minh để cho Kim – Thúy gặp
nhau, qua đó diễn tả được bản chất đa cảm đa tình (mở đầu cho cuộc đời
truân chuyên “đa sầu, đa lụy”
về sau), mà là một sự chọn lọc, gắn bó rất tài tình: Ngày hội Thanh
minh từ rất xa xưa, đã là ngày lễ quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng tới
sinh hoạt tình cảm của mọi gia đình trong truyền thống đầy lòng nhân ái
của dân tộc Việt.
Chúng ta đều đã biết rằng Thanh minh là một tiết trong “nhị thập tứ khí” thuộc
về mùa xuân. Ngày Thanh minh tiết xuân mát mẻ, trời nắng hanh vàng, cỏ
cây hoa lá xanh tươi – rất thích hợp cho một lễ hội ngoài trời; vừa “du xuân”, vừa hành lễ…
Vào ngày này, mọi người sẽ cùng nhau “tảo mộ”,
quét dọn, phát quang, sửa sang lại cho những ngôi mộ vô chủ, bị bỏ
hoang, chưa được chăm sóc trước đó. Rồi người ta sẽ thắp hương cắm hoa,
bày dọn bánh trái; cầu nguyện cho vong linh người đã khuất… Đó là nếp
sống đầy lòng nhân ái, vị tha; hết lòng vì nỗi khổ đau bất hạnh của
người khác, cho dù họ đã không còn có mặt trên cõi đời nay nữa… Ngày lễ
Thanh minh thể hiện rõ nét tinh thần sống cho nhân nghĩa, vì tình người,
mong cầu hạnh phúc, niềm an lạc cho tất cả mà người xưa đã tôn trọng,
gìn giữ. Phan Kế Bính (1875 – 1921) trong bài “Am chúng sinh”
(Đông Dương tạp chí, lớp Mới – số 31 –32) đã ghi
lại: “… Mỗi chỗ tha ma, mộ địa có lập một cái am ba gian hoặc xây bệ lộ
thiên, đề ba chữ “Hàn lâm sở” (Sở rừng lạnh – nơi thờ chúng sinh) để
thờ chung cả những mồ mả vô chủ, gọi là am chúng sinh (…), thường chỗ am
chúng sinh là Lệ đàn (thờ các chiến sĩ trận vong) là nơi rất thiêng
liêng, cho nên nói đến bách linh thì nhiều người dốc lòng làm phúc (…)
đi đến chỗ mộ địa, trông thấy mồ mả san sát, ai là không động lòng cảm
thương; mà nghĩ tới mồ mả vô chủ, thì lại đau đớn thay cho người nằm
dưới suối vàng…”. Thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820) đã viết nên “Chiêu hồn thập loại chúng sinh”. – một trong những kiệt tác của ông; một lần nữa làm sáng tỏ tinh thần đạo lý của dân tộc ta về tình đồng bào, đồng
loại, với tấm lòng rộng mở, khoan dung tha thiết :
“Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lửa bấy niên
Còn chi ai khá, ai hèn
Còn chi mà nói kẻ hiền, người ngu!
… Thương thay cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ, chế vùi đường quan
Ngàn cây nội cỏ rầu rầu
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường…”
Trong kho tàng văn chương bình dân, chúng ta cũng thường tìm thấy những lời ca, câu hát biểu lộ lòng nhân ái thật cao quý ấy:
“Ở cho có nghĩa, có nhân
Thương người như thể thương thân mới là…”
Tình thương yêu, sự cảm thông, chia xẻ ấy còn mở rộng đến với loài vật :
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy – ai mà quản công”
Và cả với vật vô tri vô giác:
“Giã ơn cái cối, cái chầy…
Nửa đêm gà gáy có mày, có tao
Giã ơn cái cọc cầu ao,
Nửa đêm gà gáy, có tao có mày”.
Sự hiện hữu của mỗi người luôn có tác động, liên hệ, trợ duyên trợ lực
cho nhau, chứ không thể tách rời, sống riêng lẻ, khép kín, mà có thể tồn
tại được.
Ở quê tôi, vào trước ngày lễ Thanh minh mọi người đã tự nguyện quyên
góp, chuẩn bị tổ chức thật chu đáo. Vào sáng sớm ngày mồng 5 tháng ba
(Al), đàn ông, thanh niên nam nữ đã sẵn sàng cuốc, rựa, xẻng… tiến lên
những quả gò, nghĩa trang ; nhiệt tình rẫy dọn, thu quén cỏ cây, rác ;
bồi đắp những nấm mộ hoang bị thấp trũng, xoáy lở vì lũ lụt… Mỗi ngôi mộ
đều được cắm hoa, thắp nhang đầy thành kính… Trong lúc ấy, các bà ở
đình làng lo nấu nướng, chưng dọn bàn thờ, bày cỗ chờ đám người đi tảo
mộ về…Vị trưởng lão thay mặt cho cả xóm, thắp hương khấn nguyện… Sau lễ,
mọi người đều vào bàn tiệc, cùng nhau “ăn giỗ”, không phân biệt giàu– nghèo,
sang- hèn… Buổi chiều và tối, lại có gánh hát bội được mời sẵn, nổi trống kèn bắt đầu trình diễn giúp vui cho “bách linh”
và bà con… Mọi người đều cảm thấy hưng phấn, gần gũi, cảm thông nhau
hơn… Vị trưởng lão nhân dịp này, cũng đã khuyên dạy con cháu: “Đối
với người chết, chúng ta còn biết thương, biết lo nghĩ đến thì với
người còn sống, chúng ta càng phải hết lòng đùm bọc, giúp đỡ, chia sẻ
nỗi bất hạnh với họ… Sống như vậy thì mới xứng đáng là người có đạo lý,
nhân nghĩa…”.
..............................................
Kính.
NNS
Kính.
NNS
__._,_.___
1 of 1 File(s)
Recent Activity
No comments:
Post a Comment