Sunday, November 30, 2014

HỔ NHỚ RỪNG

Ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu !!!
 *
 Ngậm một khối u hoài bên cạnh vợ ,
Ta lờ khờ và lớ ngớ ngu ngơ
Giận vợ già quá ngạo mạn khó ưa .
Giương mắt ....lão nhìn ta như con trẻ

Nay già rồi chịu gông cùm lép vế
Để mụ già nổi hứng mụ hành chơi !
Chịu ngang bầy cùng lũ chó dở hơi ,
Thường đẩy xe sau mỗi lần đi chợ 

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ ,
Thưở tung hoành hống hách những ngày xưa .
Đất Saigon nhớ biết mấy cho vừa ,
Phố xá rộn ràng gái trai dìu dặt .

Ngoài chiến trận ta vẫy vùng ngang dọc ,
Thật kiêu hùng quyết bảo vệ quê hương .
Có toàn dân và em gái hậu phương ,
Nàng ngưỡng mộ tôn ta làm thần tượng

Đi bên ta nàng nhẹ như cánh phượng ,
Nép vào ta nhờ che chở chở che
Ta hiên ngang dìu em dưới hàng me
Hoặc trốn nắng vào ci nê hú hí

Chiều công viên cùng nàng mừng cho có !
Hoặc đêm về ngồi ngắm ánh trăng trong .
Nàng hiền khô yếu đuối gọn trong lòng .
Để từ đó yêu nàng vô bờ bến ...

Đâu những yêu kiều dịu dàng thương mến
Tiếng thu ca ru giấc ngủ êm đềm ,
Đâu những chiều có chỗ đứng bên thềm .
Ta chết cứng trong tóc mềm môi ướt .

Để ta chiếm lấy phần riêng bí mật .
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu !!
Để giờ đây ta ngậm một mối sầu ,
Ghét thế sự con người nhiều thay đổi .

Những cảnh đời nhiều tầm thường giả dối .
Bao bon chen bao gian dối lọc lừa .
Nàng của ta cũng thay đổi bao mùa ,
Hay đanh đá hay chanh chua quát tháo !

Mắt nai tơ giờ trợn trừng thao láo !
Đôi môi mềm cong cớn hết tươi cười ,
Mỗi cuối tuần lãnh check bảo "Đưa tôi"
Ta ngửa mặt "Thế thời thời phải thế" !!!!!

Nơi xứ Mỹ thôi ta đành lép vế
Đành ngu ngơ đành nhẫn nhục chờ thời ,
Nhưng càng lâu ta càng thấy ..hết thời ,
Cho đến lúc tự nhiên đâm ra nhát

Để giờ đây những đêm trường ngao ngán
Ta lâu ngày... phở tái vẫn thèm ăn,
Vẫn đợi chờ gió đến để ..bẻ măng ,
Nằm phục kích ..chờ nai vàng nộp mạng ????

Ta nhớ lại những ngày xưa ngang dọc
Mà giờ đây ôm hận suốt đêm thâu
Hãy vùng lên có chỗ đứng ngẩng đầu
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt.

Hãy vươn lên dù chỉ còn chút sức,
Hãy la to cho chằng lửa giật mình...
..........................................................
Nói cho đã rồi sao lại nín thinh
Vì vợ mới kêu ta ....đi rửa chén
Thì rửa thôi !!!

Tác gỉa:  KKB (Không không Biết) 

ĐIỂM TÂM

10 tác hại không ngờ
từ thói quen bỏ bữa sáng
 
Bữa sáng là một trong ba bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam nói riêng và của con người nói chung. Thế nhưng, không ít người, đặc biệt là các bạn trẻ thường không có thói quen ăn sáng vì không có đủ thời gian (dậy trễ, sắp tới giờ làm việc), hoặc là họ nghĩ rằng: đó là cách để cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể và giảm cân.

Tuy nhiên, ăn sáng lại là cách tốt nhất để bạn khởi đầu một ngày mới thật khoẻ mạnh. Những người có thói quen ăn sáng thường xuyên, đặc biệt là trẻ em, thường ăn ngon miệng hơn trong suốt cả ngày và không bị thừa cân so với những người bỏ bữa.


1. Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp

Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.

Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

2. Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc

Không ăn sáng ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc do bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trung được vào công việc.

3. Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa

Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
4. Béo phì

Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng.

Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều. Kết cục bạn sẽ mắc bệnh béo phì.


5. Nhanh lão hóa

Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
6. Phản ứng chậm chạp
 
Bữa sáng là nguồn năng lượng cho hoạt động não bộ, nếu không ăn sáng, cơ thể không nạp đủ nhiên liệu và năng lượng để thực hiện những hoạt động trong ngày. Khi đó, cơ thể bạn mệt mỏi, não không thể tập trung, tinh thần không hưng phấn, phản ứng trì trệ.
 
7. Các bệnh mãn tính có thể xuất hiện
 
Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động để tạo ra năng lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.
 
8. Dạ dày có thể muốn “nổi loạn”
 
Bỏ bữa sáng, đợi đến trưa mới ăn sẽ khiến dạ dày ở trong trạng thái đói quá lâu. Điều này làm dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, nên dễ bị viêm, loét dạ dày…

9. Chứng táo bón “ghé thăm”
 
Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày – đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.
 
10. Dễ mắc bệnh sỏi mật
 
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
 
Không phải không có lý do khi người ta đặt tên cho bữa ăn sáng là “điểm tâm”. Hiệu quả làm việc cả ngày của bạn phụ thuộc vào “nó”. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy thức dậy thật sớm và lựa chọn cho mình cách khởi đầu một ngày mới thật khoẻ mạnh bằng một bữa sáng ngon miệng

10 MÓN ĂN ĐẮT GIÁ NHẤT

10 món ăn có mức giá ‘trên trời’ chỉ dành cho giới siêu giàu

05:37am | 27/11/2014
  • A-
 
  • A
 
  • A+
Những món ăn với giá thấp nhất là... 1000$ được làm từ những nguyên liệu quý giá và đắt đỏ nhất thế giới. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Bánh mì tròn khách sạn Westin - 1.000 USD (21 triệu VND)
Thoạt nhìn, những chiếc bánh mì này không có gì khác biệt so với bánh mì thông thường nhưng phần nhân bánh lại được làm từ nấm trắng Alba Ý - một trong những thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới, hạt kì tử cũng những viên thạch dát vàng lá.
Pizza Louis XIII - 12.000 USD (252 triệu VND)
Pizza, một món phổ thông nhất trong các món ăn ở phương tây, không hề đơn giản khi qua tay các đầu bếp ở nhà hàng Renato Viola. Với các nguyên liệu quý giá: tôm hùm, trứng cá muối,muối hồng ở sông Australia. Louis XIII được coi là chiếc bánh pizaa đắt tiền nhất thế giới và nhà hàng sẽ cử đầu bếp đến phục vụ món pizza này cho bạn ở bất cứ nơi đâu bạn yêu cầu trên đất Italy.
Cà ri Samundari Khazana - 3.200 USD (68 triệu VND)
 
Giống như một cách ăn mừng cho chiến thắng của bộ phim "Triệu phú khu ổ chuột", nhà hàng Bombay Brassiere đã tạo ra một món cà ri đặc biệt như chỉ để dành cho người chiến thắng chương trình "Ai là triệu phú" bao gồm cua Devon, nấm trắng, trứng cá muối Beluga dát vàng lá. Ngoài ra còn có tôm hùm Scotland phủ vàng, bào ngư cùng rất nhiều trứng cá.
Bánh thịt - 14.260 USD (300 triệu VND)
Món ăn này gồm có một thịt bò Wagyu phi lê trị giá 870 USD, nấm matsutake Trung Quốc (giá 400 USD một pound), nấm truffle đen và nấm chân xanh của Pháp (160 USD một pound). Bánh thịt này còn được phủ một lớp lá vàng.
Zillion Dollar Frittata - 1.000 USD (21 triệu VND)
Món ăn này gồm ít thành phần nhất trong số các món ăn đắt tiền trên thế giới với chi phí chủ yếu cho món trứng cá Sevruga.
FleurBurger - 5.000 USD (105 triệu VND)
Món ăn này được làm từ thịt bò Wagyu và gan ngỗng tẩm nước sốt nấm truffle. Thực đơn trị giá 5.000 USD cho bữa ăn đã bao gồm một chai rượu Chateau Petrus trị giá 2.500 USD và FleurBurger.
Kem Opulence Sundae vàng ròng - 1.000 USD (21 triệu VND)
Món kem có tên Golden Opulence Sundae do nhà hàng Serendipity 3 ở New York, Mỹ bán với giá 1.000 USD/ ly. Ly kem được chế biến từ 5 nguyên liệu: đậu vani Tahitian, hương vani Madagascar, sô cô la Venezuelan Chuao và 23g vàng dát mỏng.
Bít tết bò Wagyu - 2.800 USD (60 triệu VND)
Thịt bò Wagyu là một trong những loại thực phẩm đắt đỏ nhất thế giới với thành phần thịt chứa tỉ lệ cao các axit béo omega-6 và omega-3. Loại bò này được nuôi ở Kobe, Nhật Bản bằng các phương pháp đặc biệt như uống bia, nghe nhạc, được mát xa thường xuyên để đảm bảo sự ôn hòa.
Frrrozen Haute Chocolate - 25.000 USD (525 triệu VND)
Món ăn đắt đỏ này được làm tại cùng cửa hàng với món Le Burger Extravagant. Kem Frrrozen Haute Chocolate được làm từ 28 quả dừa, trong đó có 14 loại đắt nhất thế giới. Món ăn này được phủ một lớp vàng và đựng trong một chiếc ly bằng vàng ăn được. Không chỉ vậy, dưới đáy của ly kem này còn có một chiếc vòng tay bằng vàng và kim cương. Sau khi thưởng thức món ăn, thực khách còn có thể mang chiếc dĩa vàng nạm kim cương về nhà.
Pizza Royale 007 - 4.200 USD (89,5 triệu VND)
Domenico Crolla là một đầu bếp người Scotland nổi tiếng trong việc sáng tạo các nguyên liệu cho món bánh Pizza. Ông quyết định tạo ra chiếc bánh Pizza Royale 007 theo bộ phim về chàng điệp viên lừng danh với tôm hùm ướp rượu cô nhắc, trắng cá muối ngâm rượu sâm banh, cá hồi hun khói Scotland... Trên hết, bề mặt còn được rắc vàng lá 24 carat. Tuy nhiên, chiếc bánh chỉ dùng để trưng bày.
Bánh táo thịt Wagyu - 16.000 USD (336 triệu VND)
Cả chiếc bánh có giá 16.000 USD, tức là 2.000 USD/miếng. So với giá của nó, bạn sẽ nghĩ chiếc bánh rất phức tạp hoặc trộn kim cương trong đó, nhưng thực ra nó khá tinh tế và đậm vị thịt, nấm

KHÔNG THỂ........

Không thể tuyên dương kẻ phản bội

 
1012907_618737491553490_2226205750821773168_n.jpg
Barbara Walters on Jane Fonda
 
Mời đọc, những kẻ phản bội nước Mỹ và quân đội Mỹ không thể được tuyên dương. Xin chuyển tiếp đến nhiều người thân quen.
 
Barbara Walters on Jane Fonda:
Barbara Walters nói về Jane Fonda:
Jane Fonda was on 3 times this week talking about her new book... and how good she feels in her 70's... She still does not know what she did wrong... Her book just may not make the bestseller list if more people knew.
 
Tuần này, đã 3 lần Jane Fonda nói về cuốn sách mới của bà ta... và về bà ta vẫn cảm thấy khỏe mạnh vô cùng ở lứa tuổi 70... Bà ta vẫn không biết những gì bà ta đã làm sai... Cuốn sách của bà lẽ ra không nằm trong liệt kê sách bán chạy nhất nếu thêm nhiều người đã biết.
 
Barbara Walters said: Thank you all. Many died in Vietnam for our freedoms. I did not like Jane Fonda then and I don't like her now. She can lead her present life the way she wants and perhaps SHE can forget the past, but we DO NOT have to stand by without comment and see her "honored" as a "Woman of the Century." (I remember this well.)
 
Barbara Walters đã nói: Cám ơn tất cả. Nhiều người đã chết ở Việt Nam cho tự do của chúng ta. Lúc đó tôi đã không thích Jane Fonda và giờ đây tôi cũng chẳng thích bà ta. Bà ta có thể sống cuộc sống hiện tại của bà ta cách nào bà ta muốn và có lẽ bà ta có thể quên đi quá khứ, nhưng chúng ta KHÔNG CẦN PHẢI đứng bên lề mà không bình luận gì và nhìn thấy bà ta "được vinh danh" như là một "Người đàn bà của thế kỷ." (Tôi nhớ kỹ điều này).
 
For those who served and/ or died... NEVER FORGIVE A TRAITOR. SHE REALLY WAS A TRAITOR!! And now President Obama wants to honor her!!!! In Memory of Lt. C. Thomsen Wieland, who spent 100 days at the Hanoi Hilton [infamous North Vietnam prison] --
 
Với những ai đã phục vụ và/hoặc đã chết... ĐỪNG BAO GIỜ THA THỨ CHO MỘT TÊN PHẢN BỘI. BÀ TA QUẢ THỰC LÀ MỘT TÊN PHẢN BỘI!! Và giờ đây Tổng thống Obama muốn tôn vinh bà ta!!!! Để tưởng nhớ Trung tá Thomsen Wieland, người đã trải qua 100 ngày ở khách sạn Hilton Hà Nội (nhà tù nổi danh của Bắc Việt).
 
IF YOU NEVER FORWARDED ANYTHING IN YOUR LIFE. FORWARD THIS SO THAT EVERYONE WILL KNOW! A TRAITOR IS ABOUT TO BE HONORED. KEEP THIS MOVING ACROSS AMERICA.
 
NẾU QUÍ VỊ CHƯA TỪNG CHUYỂN TIẾP BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TRONG ĐỜI QUÍ VỊ, XIN CHUYỂN TIẾP BÀI NÀY ĐỂ MỌI NGƯỜI SẼ BIẾT! MỘT TÊN PHẢN BỘI SẮP ĐƯỢC VINH DANH. XIN CHUYỀN BÀI NÀY ĐI KHẮP NƯỚC Mỹ.
 
This is for all the kids born in the 70's and after who do not remember, and didn't have to bear the burden that our fathers, mothers and older brothers and sisters had to bear. Jane Fonda is being honored as one of the "100 Women of the Century."
 
Bài này dành cho mọi trẻ em sinh vào những năm 70 và sau đó không còn nhớ, và đã không phải mang gánh nặng mà cha mẹ và anh chị họ đã phải mang. Jane Fonda sắp được vinh danh như là một trong "100 người Đàn bà của Thế kỷ."
 
Barbara Walters writes: Unfortunately, many have forgotten and still countless others have never known how Ms. Fonda betrayed not only the idea of our country, but specific men who served and sacrificed during the Vietnam War.
 
Barbara Walters viết: Không may là, nhiều người đã lãng quên và còn không biết bao nhiêu người khác chưa từng biết làm sao cô Fonda đã phản bội không chỉ ý thức hệ của đất nước chúng ta mà còn rõ nét đã phản bội các người đàn ông đã phục vụ và hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.
 
The first part of this is from an F-4E pilot. The pilot's name is Jerry Driscoll, a River Rat. In 1968, the former Commandant of the USAF Survival School was a POW in Ho Lo Prison, the "Hanoi Hilton."
 
Phần một của bài này là về một phi công F-4E. Tên của phi công là Jerry Driscoll, một chiến binh đơn vị River Rat. Năm 1968, nguyên Chỉ huy trưởng Trường Thoát hiểm Không quân Mỹ là một tù binh ở Hỏa Lò Hà Nội, "Khách sạn Hilton Hà Nội."
 
Dragged from a stinking cesspit of a cell, cleaned, fed, and dressed in clean PJ's, he was ordered to describe for a visiting American "peace activist" the "lenient and humane treatment" he'd received.
 
Bị kéo lên từ một hố bẩn thỉu của ngục cá nhân, bị tắm rửa, cho ăn, và bắt mặc một bộ đồ ngủ sạch, ông được lệnh mô tả cho một khách Mỹ "hoạt động cho hòa bình" đến thăm viếng, cách "đối xử khoan hồng và nhân đạo" mà ông đã nhận được.
 
He spat at Ms. Fonda, was clubbed, and was dragged away. During the subsequent beating, he fell forward onto the camp commandant 's feet, which sent that officer berserk. In 1978, the Air Force Colonel still suffered from double vision (which permanently ended his flying career) from the Commandant's frenzied application of a wooden baton.
 
Ông đã khạc nhổ vào cô Fonda, đã bị đánh bằng dùi cui, và đã bị lôi đi nơi khác. Trong lần bị đánh đập vì lí do đó, ông ngã chúi vào chân của viên chỉ huy trại làm cho tên sĩ quan đó giận điên lên. Năm 1978, vị Trung tá Không quân vẫn còn bị đau vì nhìn thấy hai hình (điều làm ông vĩnh viễn chấm dứt sự nghiệp bay của ông) vì bị viên chỉ huy trại đánh đập điên cuồng bằng gậy gỗ.
 
From 1963-65, Col. Larry Carrigan was in the 47FW/DO (F-4E's). He spent 6 years in the " Hanoi Hilton"... the first three of which his family only knew he was "missing in action." His wife lived on faith that he was still alive. His group, too, got the cleaned-up, fed and clothed routine in preparation for a "peace delegation" visit.
Từ 1963 đến 65, Đại tá Larry Carrigan ở đơn vị 47FW/DO (phi cơ F-4E). Ông đã trải qua 6 năm trong "Hilton Hà Nội"... ba năm đầu trong sáu năm đó gia đình ông chỉ biết ông bị "mất tích trong công vụ." Vợ ông sống trong niềm tin rằng ông vẫn còn sống. Nhóm của ông nữa cũng bị tắm rửa, cho ăn và cho mặc theo thường lệ trong việc chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của "ủy ban hòa bình."
 
They, however, had time and devised a plan to get word to the world that they were alive and still survived. Each man secreted a tiny piece of paper, with his Social Security Number on it, in the palm of his hand. When paraded before Ms. Fonda and a cameraman, she walked the line, shaking each man's hand and asking little encouraging snippets like: "Aren't you sorry you bombed babies?" and "Are you grateful for the humane treatment from your benevolent captors?"
 
Tuy nhiên, họ đã có thì giờ để nghĩ ra một kế hoạch cho thế giới biết họ vẫn còn sống và vẫn sống sót.Từng người giấu kín một mẫu giấy tí xíu trong lòng bàn tay, với Số Xã hội của mình ghi trên đó. Khi diễu qua trước cô Fonda và một người quay phim, bà duyệt qua hàng người, bắt tay từng người và hỏi chuyện vụn vặt có chút khuyến khích như: "Ông không hối tiếc chuyện ông ném “bom trẻ nít” sao?" và "Ông có nhớ ơn cách đối xử nhân đạo nhận được từ những người nhân từ bắt giữ ông không?"
 
Believing this HAD to be an act, they each palmed her their sliver of paper. 
She took them all without missing a beat... At the end of the line and once the camera stopped rolling, to the shocked disbelief of the POWs, she turned to the officer in charge and handed him all the little pieces of paper...
 
Tin rằng đó CHỈ LÀ chuyện đóng kịch, họ từng người đưa vào lòng bàn tay cô mẫu giấy của họ. Cô ta nhận hết chẳng bỏ sót ai... Đến cuối hàng và một khi máy ngưng quay, trước cú sốc không tin được của các tù binh, cô quay viên sĩ quan chỉ huy và đưa cho hắn ta tất cả các mẫu giấy...
 
Three men died from the subsequent beatings. Colonel Carrigan was almost number four but he survived, which is the only reason we know of her actions that day.
 
Ba người chết vì bị đánh đập bởi lý do đó. Đại tá Carrigan suýt là người thứ tư nhưng ông đã sống sót, đó là nguyên do duy nhất chúng ta biết đến hành động của cô ta vào ngày đó.
 
I was a civilian economic development advisor in Vietnam, and was captured by the North Vietnamese communists in South Vietnam in 1968, and held prisoner for over 5 years. I spent 27 months in solitary confinement; one year in a cage in Cambodia; and one year in a 'black box' in Hanoi. My North Vietnamese captors deliberately poisoned and murdered a female missionary, a nurse in a leprosarium in Banme Thuot, South Vietnam, whom I buried in the jungle near the Cambodian border. At one time, I weighed only about 90 lbs. (My normal weight is 170 lbs.)
 
Tôi đã là một cố vấn dân sự về phát triển kinh tế ở Việt Nam và đã bị cộng sản Bắc Việt bắt tại Nam Việt Nam năm 1968 và bị cầm tù trên 5 năm. Tôi trải qua 27 tháng biệt giam, một năm nằm trong cũi ở Cambodia, và một năm trong 'hộp đen' ở Hà Nội. Đám bắt giữ Bắc Việt cố tình đầu độc và sát hại một nữ truyền giáo, một y tá tại trại cùi Ban Mê Thuột, Nam Việt Nam, mà tôi chôn trong rừng già gần biên giới Cambodia. Có một lúc, tôi chỉ còn cân nặng chừng 90 lbs (Trọng lượng bình thường của tôi là 190 lbs).
 
We were Jane Fonda's "war criminals". When Jane Fonda was in Hanoi, I was asked by the camp communist political officer if I would be willing to meet with her. I said yes, for I wanted to tell her about the real treatment we POWs received... and how different it was from the treatment purported by the North Vietnamese, and parroted by her as "humane and lenient." Because of this, I spent three days on a rocky floor on my knees, with my arms outstretched with a large steel weight placed on my hands, and beaten with a bamboo cane.
 
Chúng tôi đã là "tội phạm chiến tranh" của Jane Fonda. Khi Jane Fonda ở Hà Nội, tôi được viên sĩ quan chính ủy cộng sản của trại hỏi liệu tôi có muốn gặp cô ta. Tôi đã trả lời có, vì tôi muốn cho cô ta biết cách đối xử đích thực mà tù binh chúng tôi đã nhận được... và khác biệt đến chừng nào với cách đối xử người Bắc Việt ám chỉ và cô ta rêu rao như là "nhân đạo và nhân từ." Vì chuyện đó, tôi bị ba ngày quì trên nền đá, hai cánh tay giang ra với một quả tạ thép nặng trên hai bàn tay, và bị đánh bằng gậy tre.
 
I had the opportunity to meet with Jane Fonda soon after I was released. I asked her if she would be willing to debate me on TV. She never did answer me.
 
Tôi đã có cơ hội gặp gỡ Jane Fonda không lâu sau khi tôi được thả ra. Tôi hỏi bà ta liệu bà có sẵn sàng tranh luận với tôi trên truyền hình. Bà ta không bao giờ trả lời tôi.
 
These first-hand experiences do not exemplify someone who should be honored as part of "100 Years of Great Women." Lest we forget... "100 Years of Great Women" should never include a traitor whose hands are covered with the blood of so many patriots. There are few things I have strong visceral reactions to, but Hanoi Jane's participation in blatant treason, is one of them.
 
Các kinh nghiệm tự thân này chẳng minh họa một ai đó sẽ được vinh danh như là thành phần của "100 năm của Phụ nữ vĩ đại." Chúng ta lại càng không quên "100 năm của Phụ nữ vĩ đại" không bao giờ nên kể luôn vào một tên phản bội mà bàn tay đã nhuốm máu của bao nhiêu người yêu nước. Có một số điều tôi phản kháng tự thâm tâm, nhưng sự tham gia của Jane Hà Nội vào phản bội rùm beng là một trong đó.
 
Please take the time to forward to as many people as you possibly can. It will eventually end up on her computer, and she needs to know that we will never forget. RONALD D. SAMPSON, CMSgt, USAF 716 Maintenance Squadron, Chief of Maintenance DSN: 875-6431 COMM: 883-6343
 
Xin bỏ thời gian chuyển tiếp đến cho càng nhiều người càng tốt. Nó cuối cùng sẽ đến computer của bà ta, và bà ta cần phải biết rằng chúng ta không bao giờ quên. RONALD D. SAMPSON, CMSgt, USAF 716, Trung đội Bảo trì, Trưởng toán Bảo trì DSN 875-6431, COMM: 883-6343.
 
PLEASE HELP BY SENDING THIS TO EVERYONE IN YOUR ADDRESS BOOK.
IF ENOUGH PEOPLE SEE THIS MAYBE HER STATUS WILL CHANGE.
 
Xin giúp đỡ bằng cách gửi email này đến mọi người trong hộp thư của quí vị.
Nếu đủ số người thấy điều này, có thể tình trạng của bà ta sẽ thay đổi

NHỮNG SỐ PHẬN NHÀ VĂN

Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn

Thái Doãn Hiểu

but 2
Những người bị giết đều là những tinh hoa, là danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách, đau xót và hàm oan…

Dương Quảng Hàm (1898-1946), hiệu là Hải Lượng, là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam. Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu, do ông dày công biên soạn, được xem là cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

    
Nhà nghiên cứu văn học, giáo dục Dương Quảng Hàm
Dương Quảng Hàm sinh trong một gia đình có truyền thống nho học tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm Đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời.
Thuở nhỏ ông học chữ Nho, sau ra Hà Nội học chữ Quốc ngữ. Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường cao đẳng Sư phạm Đông Dương, làm giáo viên trường Bưởi. Năm 1945, ông được bổ nhiệm làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng của trường Bưởi.
Trong hơn 20 năm (1920-1945), Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường, từ bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941), Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942).
Riêng tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm liền.
Dương Quảng Hàm chết khi còn đang tại chức vào đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, tại Hà Nội, ở tuổi 48. Dương Quảng Hàm mất tích bởi ông là đảng viên Quốc dân đảng.

Khái Hưng (1896-1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng.
Khái Hưng học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng.
Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo…
… Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng, Hồn bướm mơ tiên (1933), là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm1934.
… Trong thời gian Đệ nhị Thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do.
Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, thì Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).
Hồi còn dạy học ở thị trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 1973, tôi đã nghe chính miệng những du kích Thái Bình – những kẻ thừa hành bản án – kể rằng họ được lệnh bỏ rọ trắm xuống sông nhà văn Khái Hưng – chủ soái của Tự lực Văn đoàn. Kẻ hành quyết kể lại thái độ của Khái Hưng rất bình thản, ung dung chui vào rọ nứa cho những kẻ chân đất đầu trần buộc dây, gài đá, vần xuống sông. Ở dưới đáy sông sặc nước, chắc nghẹt thở lắm… Khái Hưng chết chỉ vì ông là đảng viên đảng Đại Việt!
Phạm Quỳnh (1892-1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.

   
Nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi; Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học.
Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn).
Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.
Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng “Pháp Việt đề huề”.
… Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.
Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phú Cam, Huế.
Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị xử bắn sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi). Người thừa hành lệnh này là Đặng Văn Việt (về sau trở thành con hùm xám đường 4 – tiểu tướng Napoleông).
Chuyện này do Tố Hữu – Chủ tịch lâm thời thành phố Huế kể cho Trần Huy Liệu nghe.
Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.
Thông tin về ai đã ra lệnh giết ông được lý giải theo nhiều giả thuyết khác nhau.
Cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình.
Có lệnh cấp tốc di dời Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh ra khỏi cố đô đề phòng những chuyện bất trắc không hay sau này. Nhóm du kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì trên đầu tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích. Sợ không hoàn thành trách nhiệm di dời nên nhóm áp tải đã tự động thủ tiêu cả ba người mà không chờ chỉ thị của cấp trên. Giả thuyết này không đề cập đến cấp trên là ai hay cơ quan nào ra lệnh.
Có người cho rằng trong số người đi áp tải đó có người nhà Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán.
Có nguồn tin, vì Pháp cho biệt kích tìm Phạm Quỳnh nhưng nhóm này bị bắt và để lộ thông tin, và Phạm Quỳnh bị dân quân địa phương (Hiền Sĩ, Thừa Thiên, Huế) giết.
Nhà văn Thái Vũ lý giải: “Mà lúc ấy trong dân chúng, buổi đầu cách mạng, cũng là trong ngày đầu chính quyền mới do dân làm chủ thì mấy tiếng Việt gian, diệt Việt gian kèm theo hành động lan truyền… khắp mọi nơi, nhất là đối với những người có “thành tích” thân Pháp. Mà hai cụ họ Phạm và Ngô thì rõ ràng quá, tránh sao lúc trong dân, chỉ mới hưởng 1 ngày đầu chính quyền cách mạng, còn căm thù bọn thống trị Pháp và đám tay chân người bản xứ của chúng, có hành động manh động. Đó hẳn là “nỗi uẩn khúc” cuối cùng của ông chủ báo Nam Phong”.
Tạ Thu Thâu (1906-1945) là một nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, một lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ thời sơ khai của các phong trào cộng sản tại Đông Dương, theo chủ nghĩa Trốtskít. Nhà nghiên cứu Thiếu Sơn đánh giá “Không ai phủ nhận được tấm lòng yêu nước của ông, chẳng những yêu nước mà còn dám xả thân hy sinh cho nước. Chỉ có điều khác là nói tới nước, ông liền nghĩ tới dân, thứ nhất là dân vô sản”.

Tới nay, tuy không có tranh cãi về việc mặt trận Việt Minh sát hại Tạ Thu Thâu, vẫn còn nghi vấn về lệnh giết từ đâu đến. Giả thuyết của nhà sử học Daniel Hémery cho rằng các cấp chỉ huy địa phương ở Quảng Ngãi nhận lệnh cấp trên đã ra lệnh giết. Tạ Thu Thâu bị đưa ra pháp trường bắn ba lần mới chết nhờ tài hùng biện thuyết phục của ông mà các đao phủ thủ không nỡ xả súng vào người anh hùng yêu nước.

 Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt). [The Anti-Colonial Movement in Vietnam]. Cũng khoảng thời gian 1945, người của Trần Trọng Kim hỏi Hồ Chí Minh về cái chết của Tạ Thu Thâu. Hồ Chí Minh trả lời “chệch đường ray”. (Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim)

 Vì sao Việt Minh giết Tạ Thu Thâu? Đó là cách mà Stalin giết Trốtsky để trừ hậu họa. Kiều bào ta hồi đó ở Pháp có xu hướng tả, hầu hết ngả về Đệ Tứ. Còn trong nước do tuyên truyền, Trốtsky nhân vật sau Lê Nin đòi xét lại chủ nghĩa Mác được xem là tay sai của đế quốc, cướp của giết người. Thời đó, Tạ Thu Thâu là lãnh tụ Trốtskít ở Việt Nam. Ông là cây bút sắc bén (giỏi viết báo Pháp ngữ và Việt ngữ), một diễn giả xuất sắc hùng biện, một trí thức có uy tín, nhân cách ôn hòa nhũn nhặn. Tạ Thu Thâu hoạt động mạnh ở Sài Gòn và tiếng tăm vang xa cả nước. Ông chống Pháp, bị bắt 6 lần, 5 lần bị kết án, tổng cộng 13 năm tù 10 năm biệt xứ. Năm 1945, từ Côn Đảo được thả, Việt Minh đón đường bắt lọng và sát hại ông trên cánh đồng Mỹ Khê, Quảng Ngãi. Một cuộc đời xán lạn vì dân vì nước lãnh cái chết thật bi thảm.

Thiều Chửu (1902-1954) là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ. Ông là tác giả 93 tác phẩm viết và dịch. Ngoài bộ Hán Việt tự điển có giá trị vượt thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật như Kinh Di Đà, Thủy Sám, Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã, Viên Giác, Pháp Hoa, Dược Sư, Phả Môn, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Lễ Sáu Phương, Lục Tổ Đàn Kinh, Khóa Hư. Các sách dịch khác của ông có thể kể: Vì sao tôi tin Phật giáo, Phật học cương yếu, Tây du ký…

Ông tên thật là Nguyễn Hữu Kha, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở Hà Nội. Thân phụ của ông là Nguyễn Hữu Cầu, quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo.

 Cuối năm 1920, cụ Cử Cầu ra tù, ông về giúp cha mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Ông học được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa bệnh cứu người không lấy tiền. Ông lấy hiệu Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết), bắt đầu tự học đạo Phật và ngoại ngữ. Được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán, cùng đức tính kiên trì tự học, dần dà ông đã am hiểu chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nhật. Bén duyên với Phật giáo, ông lấy hiệu là Thiều Chửu, có nghĩa là cái chổi quét bụi, thể hiện rõ tâm nguyện của mình là “cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình”.

Sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934 và ra báo Đuốc tuệ, Thiều Chửu nhận lời làm quản lý và biên tập cho tờ báo. Ông cũng tham gia thành lập Hội truyền bá quốc ngữ vào năm 1938 để nâng cao dân trí.

 Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 Năm 1945, sau Cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong chính phủ Lâm thời, nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng cô nhi, để theo con đường tu trì lợi tha mà mình đã chọn.

 Năm 1946, ông cùng một lớp học tăng ni và một số trẻ mồ côi hội Tế Sinh vượt qua vô vàn gian khổ duy trì đến cùng trường vừa học vừa làm.

 Khi đội Cải cách ruộng đất về địa phương, thấy trường làm ăn nên nổi, quy ông là địa chủ, vu cáo ông dùng Phật giáo để mê hoặc quần chúng, cộng với sự thương cảm cho nhiều nông dân bị hàm oan trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc mà cảm thấy mình bất lực, đêm 15 rạng ngày 16 tháng 6 năm Giáp Ngọ 1954, tức cuối ngày giỗ cha, ông ra thác Huống trên sông Cầu tại xóm Đồng Tâm, xã Vạn Thắng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên làm lễ Tam Bảo và Thiên địa rồi gieo mình xuống sông. Trước khi mất, Thiều Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh và lời kết bản Tự Bạch gửi Hồ Chí Minh: “… Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn biết van vỉ làm sao được nữa”. Cái chết “Thiên cổ kỳ oan” của ông đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật Tử cả nước. Ni sư Thích Đàm Ánh, một học trò của Thiều Chửu, kể Thiều Chửu có dặn đừng vớt xác ông, nhưng các hậu duệ và học trò không ai nỡ làm thế.

Thái Doãn Hiểu

NGHỀ MỚI LẠ

1. Nghề ngồi cho muỗi đốt
Theo Dân trí, đó là công việc của các tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm của Khoa Côn trùng và Động vật y học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Mỗi tình nguyện viên phụ trách cho hai lồng muỗi ăn vào hai tay hoặc hai chân.
Lần lượt mỗi người đưa 2 cẳng tay hoặc 2 cẳng chân vào lồng muỗi trong thời gian từ 10 - 15 phút và thư giãn chờ muỗi dùng bữa xong. Được ăn no, đủ chất muỗi sẽ đẻ ra những quả trứng mẩy và chắc, từ đó cho ra đời đàn muỗi mới mạnh khỏe, phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học ở đây.
2. Bế lợn thuê
Chợ heo (lợn) Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) được xem là khu chợ buôn bán lợn lớn nhất Việt Nam. Ở đây có những phụ nữ làm công việc “độc nhất vô nhị” là... bế lợn thuê. Mỗi lần bế một chú lợn, họ được trả 500 – 1.000 đồng tiền công.
7 nghề lạ lùng nhất Việt Nam
Bế lợn để cân ở chợ
Đây là nghề đặc biệt, không đòi hỏi sự khéo léo nhưng lại cần tính thận trọng, chịu khó vì suốt ngày phải tiếp xúc với lợn. Ở chợ heo Bà Rén, thương lái thường chọn những phụ nữ khỏe mạnh, nhanh nhẹn rồi bảo các chị bồng lợn lên cân. Sau khi có kết quả, họ trừ đi trọng lượng cơ thể người, còn lại là trọng lượng thực tế của con lợn.
3. Nghề săn chuột đồng
Vào năm 2013, tờ báo nổi tiếng hàng đầu nước Anh Daily Mail đã có bài viết dài về món thịt chuột ở Việt Nam, món ăn được coi là đặc sản và yêu thích của nhiều người Việt nhưng lại trở thành “kinh dị” trong mắt du khách nước ngoài. Và nghề bắt chuột đồng nghiễm nhiên trở thành một nghề lạ chỉ có ở Việt Nam.
Trước đây, thịt chuột phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện tại, nhiều người ở các vùng miền khác của Việt Nam cũng dần yêu thích món ăn này. Với người dân Kim Trung, Hưng Hà, Thái Bình, “họ nhà tý” là cần câu cơm nuôi sống cả gia đình, bởi họ có thể kiếm được vài chục triệu đồng nhờ nghề này vào cuối năm, sau vụ gặt lúa mùa chiêm.
4. Săn gián đêm
Con gián - vốn bị coi là loài côn trùng hôi hám, đáng ghét, ai thấy cũng tránh xa - lại đang là nguồn thu nhập chủ yếu của một số hộ gia đình tại một số thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội.
Hành trang mang theo là một chiếc xe đạp cũ, một chiếc xô nhựa và giỏ đồ nghề. Người dân dùng đèn pin bắt những con gián bò lổm ngổm trên các sạp thịt, trên tường, dưới đất…
Sau khi bắt xong, họ bán dán cho những “cần thủ”, làm mồi câu cá chim, cá tra, cá bông lau… Tuy nhiên, theo chia sẻ của người bắt gián, thu nhập của nghề này cũng rất bấp bênh.
5. Làm cô dâu, chủ rể... giả
Hiện nay, do cuộc sống bộn bề công việc, nhiều cô gái quá lứa lỡ thì hoặc những chàng trai quá tuổi lập gia đình, trước sức ép của dư luận và gia đình, thường phải thuê “cô dâu, chú rể” cho họ hàng, làng xóm “yên lòng”. Thậm chí, nhiều trường hợp, cô gái “trót dại” nên muốn có một tấm chồng để tránh miệng lưỡi thế gian. Dịch vụ cho thuê cô dâu, chú rể giả vì thế trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết.
6. Nghề nhổ tóc bạc
Trong muôn vàn cách kiếm tiền, thứ nghề nhổ tóc bạc tưởng chừng dễ dàng và chỉ là một thú vui lại đem đến lợi nhuận đáng kể cho những người kinh doanh.
Nghề nhổ tóc bạc cũng đòi hỏi lắm công phu, ngoài việc nhổ sạch tóc bạc, người thợ cần biết tạo không khí vui vẻ, thoải mái
Ngoài việc nhổ sạch tóc bạc, người thợ cần biết tạo không khí vui vẻ, thoải mái
Xuất hiện ở Hà Nội cách đây khoảng 5 năm, cho đến thời điểm hiện tại, nhổ tóc bạc đã được coi như một thứ nghề “độc” trong giới kinh doanh.
Theo Tiền phong, giá một giờ nhổ tóc bạc là 100.000 đồng, cửa hàng tính giá 30.000 đồng cho 15 phút đầu và 10.000 đồng cho năm phút tiếp theo. Khách hàng đến quán cũng nhiều loại, tùy vào đầu từng người, có những khách hàng phải nhổ đến mấy tiếng liền mới xong. Tuy nhiên, cũng có khách hàng chỉ trong vòng 30 phút là đã hết.
7. Nghề nhậu thuê
Một số cuộc nhậu nhẹt, ký kết hợp đồng làm ăn bây giờ, nếu không có một vài cô gái xinh đẹp mồi rượu thì kém vui. Tiếp đối tác mà không có chân dài châm tửu thì mất sự trân trọng; thế nên những cô gái xinh đẹp, biết ăn nói, đặc biệt là khả năng không biết say đã có “đất dụng võ”

XÓM NỔI

Chỉ cách trung tâm đô thành vài trăm mét nhưng cuộc sống của xóm nổi giữa thủ đô Hà Nội (Phúc Xá, Ba Đình) gắn liền với khốn khó từng ngày. Với những người dân ở đây, lên bờ là một ước mơ xa xỉ.

http://images.motthegioi.vn/Uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/NewFolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do_JOZW.jpg?width=600&height=300&crop=auto&scale=both
Chẳng ai nhớ nổi cụ thể cái xóm nổi giữa thủ đô (Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) có từ bao giờ, ban đầu chỉ là một chiếc thuyền rách nát, rồi thành những mái nhà và rồi nên xóm. Gọi là xóm cho vui vậy chứ cả xóm mới có hơn chục nóc nhà nằm ven bãi sông, từ cầu Long Biên nhìn xuống như những tổ chim cu chơi vơi trong gió.
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-1_oayy.jpg?width=600
Nhìn từ trên cầu Long Biên, xóm nổi bãi Phúc Xá như những mảnh vụn chắp vá. Xóm nổi có 16 nhà với 3 nhà dựng trên bờ.
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-2_ovhj.jpg?width=600
Mùa nước cạn, xóm nổi dạt vào bờ, người dân ở đây tận dụng thời gian đất không ngập nước để trồng rau, hoa quả cải thiện cuộc sống.
 
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-3_cgzc.jpg?width=600
Đến mùa nước lũ, những "ngôi nhà" lại trầm mình ra giữa sông, muốn ra xóm nổi thì phải gọi người mang thuyền vào đón.
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-4_pnsb.jpg?width=600
Nhiều ngôi nhà lác đác trôi dạt dưới chân cầu Long Biên.
 
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-5_rpjv.jpg?width=600
Cuộc sống của xóm nổi rất khó khăn, hầu hết cư dân ở đây là những người nghèo khó, tha phương khắp nơi tụ lại. Những mái nhà của họ đươc ghép bằng những thanh gỗ, tre, cót ép... mái nhà được lợp từ đủ thứ vật liệu tận dụng được.
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-6_nsvg.jpg?width=600
Móng nhà thường được làm từ thùng phi, hoặc tiết kiệm hơn là thùng xốp để có thể nổi được trên mặt nước mùa lũ.
 
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-7_kgdf.jpg?width=600
Mỗi căn nhà khoảng 12 mét vuông, sinh hoạt chật chội, mất vệ sinh. Mùa nước cạn, họ chỉ có thể đi mua nước sạch để sinh hoạt với giá cao.
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-8_ossc.jpg?width=600
Tất cả mọi sinh hoạt đều diễn ra tên "bè gỗ", nhiều người muốn lên bờ, hay về quê nhưng không thể.
 
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-9_cjbn.jpg?width=600
Nhưng cây cầu gỗ dẫn ra nhà cũng chênh vênh như chính cuộc đời của họ.
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-10_vohn.jpg?width=600
Mỗi ngày, người lớn đều đi làm hết, những đứa chỉ có thể tự chơi, thơ thẩn một mình trên những chiếc cầu gỗ khá nguy hiểm này.
 
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-11_ojil.jpg?width=600
Bé Tâm Anh, 2 tuổi, có thể tự chơi một mình mà không sợ bị rơi xuống nước.
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-12_ppsj.jpg?width=600
Cuộc sống của những thế hệ mầm non của xóm nổi chỉ gói gọn quanh xóm, thế giới chúng biết được thêm là qua tivi hoặc những người khách xuống thăm xóm.
 
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-13_jrrt.jpg?width=600
Chính quyền đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, những cuộc sống của xóm nổi vẫn chưa khởi sắc, những người sống ở đây vẫn chưa có khả năng cho con cái đi học đầy đủ. Những đứa trẻ này không hề đi học mẫu giáo, chỉ có thể tự chơi đùa với nhau trên bãi bồi cho đỡ cuồng chân sau mùa nước lũ.
http://images.motthegioi.vn/uploaded/ctv-hanoi01/2014_11_09/newfolder1/chum-anh-cuoc-song-cua-xom-noi-giua-thu-do-hinh-anh-14_fdjv.jpg?width=600
Lên bờ là ước muốn của những người dân nơi đây, họ không muốn thế hệ sau của mình vẫn tiếp tục cuộc sống khốn khổ tại nơi này, nhưng rất khó.
Nguyệt Vũ