Sunday, November 30, 2014

NGHỀ MỚI LẠ

1. Nghề ngồi cho muỗi đốt
Theo Dân trí, đó là công việc của các tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm của Khoa Côn trùng và Động vật y học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Mỗi tình nguyện viên phụ trách cho hai lồng muỗi ăn vào hai tay hoặc hai chân.
Lần lượt mỗi người đưa 2 cẳng tay hoặc 2 cẳng chân vào lồng muỗi trong thời gian từ 10 - 15 phút và thư giãn chờ muỗi dùng bữa xong. Được ăn no, đủ chất muỗi sẽ đẻ ra những quả trứng mẩy và chắc, từ đó cho ra đời đàn muỗi mới mạnh khỏe, phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học ở đây.
2. Bế lợn thuê
Chợ heo (lợn) Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) được xem là khu chợ buôn bán lợn lớn nhất Việt Nam. Ở đây có những phụ nữ làm công việc “độc nhất vô nhị” là... bế lợn thuê. Mỗi lần bế một chú lợn, họ được trả 500 – 1.000 đồng tiền công.
7 nghề lạ lùng nhất Việt Nam
Bế lợn để cân ở chợ
Đây là nghề đặc biệt, không đòi hỏi sự khéo léo nhưng lại cần tính thận trọng, chịu khó vì suốt ngày phải tiếp xúc với lợn. Ở chợ heo Bà Rén, thương lái thường chọn những phụ nữ khỏe mạnh, nhanh nhẹn rồi bảo các chị bồng lợn lên cân. Sau khi có kết quả, họ trừ đi trọng lượng cơ thể người, còn lại là trọng lượng thực tế của con lợn.
3. Nghề săn chuột đồng
Vào năm 2013, tờ báo nổi tiếng hàng đầu nước Anh Daily Mail đã có bài viết dài về món thịt chuột ở Việt Nam, món ăn được coi là đặc sản và yêu thích của nhiều người Việt nhưng lại trở thành “kinh dị” trong mắt du khách nước ngoài. Và nghề bắt chuột đồng nghiễm nhiên trở thành một nghề lạ chỉ có ở Việt Nam.
Trước đây, thịt chuột phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện tại, nhiều người ở các vùng miền khác của Việt Nam cũng dần yêu thích món ăn này. Với người dân Kim Trung, Hưng Hà, Thái Bình, “họ nhà tý” là cần câu cơm nuôi sống cả gia đình, bởi họ có thể kiếm được vài chục triệu đồng nhờ nghề này vào cuối năm, sau vụ gặt lúa mùa chiêm.
4. Săn gián đêm
Con gián - vốn bị coi là loài côn trùng hôi hám, đáng ghét, ai thấy cũng tránh xa - lại đang là nguồn thu nhập chủ yếu của một số hộ gia đình tại một số thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội.
Hành trang mang theo là một chiếc xe đạp cũ, một chiếc xô nhựa và giỏ đồ nghề. Người dân dùng đèn pin bắt những con gián bò lổm ngổm trên các sạp thịt, trên tường, dưới đất…
Sau khi bắt xong, họ bán dán cho những “cần thủ”, làm mồi câu cá chim, cá tra, cá bông lau… Tuy nhiên, theo chia sẻ của người bắt gián, thu nhập của nghề này cũng rất bấp bênh.
5. Làm cô dâu, chủ rể... giả
Hiện nay, do cuộc sống bộn bề công việc, nhiều cô gái quá lứa lỡ thì hoặc những chàng trai quá tuổi lập gia đình, trước sức ép của dư luận và gia đình, thường phải thuê “cô dâu, chú rể” cho họ hàng, làng xóm “yên lòng”. Thậm chí, nhiều trường hợp, cô gái “trót dại” nên muốn có một tấm chồng để tránh miệng lưỡi thế gian. Dịch vụ cho thuê cô dâu, chú rể giả vì thế trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết.
6. Nghề nhổ tóc bạc
Trong muôn vàn cách kiếm tiền, thứ nghề nhổ tóc bạc tưởng chừng dễ dàng và chỉ là một thú vui lại đem đến lợi nhuận đáng kể cho những người kinh doanh.
Nghề nhổ tóc bạc cũng đòi hỏi lắm công phu, ngoài việc nhổ sạch tóc bạc, người thợ cần biết tạo không khí vui vẻ, thoải mái
Ngoài việc nhổ sạch tóc bạc, người thợ cần biết tạo không khí vui vẻ, thoải mái
Xuất hiện ở Hà Nội cách đây khoảng 5 năm, cho đến thời điểm hiện tại, nhổ tóc bạc đã được coi như một thứ nghề “độc” trong giới kinh doanh.
Theo Tiền phong, giá một giờ nhổ tóc bạc là 100.000 đồng, cửa hàng tính giá 30.000 đồng cho 15 phút đầu và 10.000 đồng cho năm phút tiếp theo. Khách hàng đến quán cũng nhiều loại, tùy vào đầu từng người, có những khách hàng phải nhổ đến mấy tiếng liền mới xong. Tuy nhiên, cũng có khách hàng chỉ trong vòng 30 phút là đã hết.
7. Nghề nhậu thuê
Một số cuộc nhậu nhẹt, ký kết hợp đồng làm ăn bây giờ, nếu không có một vài cô gái xinh đẹp mồi rượu thì kém vui. Tiếp đối tác mà không có chân dài châm tửu thì mất sự trân trọng; thế nên những cô gái xinh đẹp, biết ăn nói, đặc biệt là khả năng không biết say đã có “đất dụng võ”

No comments: