Saturday, January 31, 2015

ĐINH LĂNG

Làng trồng, buôn đinh lăng độc nhất Việt Nam


Không ít người sẵn sàng bỏ tiền triệu để săn lùng những củ đinh lăng có tuổi đời hàng chục năm để về ngâm rượu. Người ta phải dùng bể cá cảnh để ngâm những củ đinh lăng khủng.


Trên địa bàn huyện Hải Hậu, Nam Định có hơn 20 hộ thu mua, xuất bán đinh lăng. Nhiều gia đình đã chặt bỏ cả cây cảnh để đầu tư trồng đinh lăng thương phẩm.
Theo tính toán của người trồng đinh lăng, thu nhập từ loại cây dược liệu này khá cao. Với giá thu mua toàn bộ rễ, gốc, thân lá tại thị trường huyện hiện nay từ 20.000-25.000 đồng/kg, nếu trồng 1 sào, 3 năm sau cho thu nhập 30-45 triệu đồng. Trừ đi chi phí giống 1,5-2 triệu đồng, phân bón 400.000-600.000 đồng/sào cho lãi ròng 19-21 triệu đồng/năm (tương đương 520-580 triệu đồng/ha/năm). Vì vậy, trồng và chế biến đinh lăng đang được xem là "nền kinh tế xanh" của địa phương.
Ông Lâm Văn Tinh, xóm 10 xã Hải Hà, cho biết, cây đinh lăng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít. Khi trồng chỉ cần bón một ít phân chuồng để mục và thêm chút phân lân là đủ cho cây phát triển tốt.
Người ta thu mua từ cây, lá đến cành, rễ của đinh lăng
Người ta thu mua từ cây, lá đến cành, rễ của đinh lăng
Người ta thu mua từ cây, lá đến cành, rễ của đinh lăng
Bên cạnh đó, cùng một diện tích nhưng đinh lăng cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây hoa màu khác.
Theo anh Nguyễn Ngọc Lành, xã Hải Toàn (Hải Hậu), rất khó để thu mua được những củ đinh lăng có trọng lượng từ 5kg trở lên vì chúng vô cùng hiếm. Nhiều người phải vào tận ngóc ngách, vùng sâu vùng xa, thậm chí, phần nhiều là may mắn mới gặp được những cây đinh lăng có tuổi đời lâu năm và có củ to như vậy để thu mua.
Một củ đinh lăng "khủng" như thế, giá bán lên tới 500.000 đồng/kg.
"Rất nhiều người đặt hàng chúng tôi. Nếu tìm được củ đinh lăng to, họ sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua" - anh Lành nói.
Anh Lành kể, năm ngoái, anh mua được một củ đinh lăng có trọng lượng hơn chục kg. Một người ở Vĩnh Phúc đã bỏ 20 triệu đồng để mua bằng được củ "nhân sâm Việt Nam" này về... ngâm rượu.
"Người ta mua củ về ngâm nguyên cả củ, không thái thành lát hay tách riêng bộ phận. Nhìn bình rượu ngâm củ đinh lăng không khác gì củ sâm Triều Tiên, Hàn Quốc - thứ đắt đỏ mà không phải ai cũng mua được".

Cây đinh lăng khủng được ngâm trong bể cá cảnh
Cây đinh lăng khủng được ngâm trong bể cá cảnh
Cây đinh lăng khủng được ngâm trong bể cá cảnh
Cây đinh lăng khủng được ngâm trong bể cá cảnh
Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến một "bình rượu" độc nhất vô nhị của một người dân ở Văn Lâm (Hưng Yên): hai củ đinh lăng có trọng lượng lên tới cả chục kg, chủ nhân của nó đã "hy sinh" bể... cá cảnh có dung tích lên tới gần mét khối để đặt nguyên hai củ quý vào... ngâm rượu.
"Tôi đặt người ta nấu cho 500 lít rượu nếp ngon, sau đó gia cố miệng bể cá bằng một tấm kính chắn bên trên, lấy băng dính bịt kín xung quanh để rượu không hả hơi. Riêng tiền rượu ngâm đinh lăng, nếu tính ra tiền cũng lên đến... 20 triệu đồng".
"Vì của quý nên lại càng hiếm, nhiều người dặn dò, thậm chí đặt tiền trước cho tôi cả tháng. Nhưng không phải ai cũng có thể mua được một củ đinh lăng có tuổi đời vài chục năm, và đạt được trọng lượng lên đến cả chục kg như thế", anh Lành cho biết.
Theo y học dân gian, rễ cây đinh lăng là bài thuốc quý để tăng cường sức khỏe, chống mỏi mệt và tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Lá đinh lăng có tác dụng giải nhiệt, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, chữa ho ra máu, kiết lỵ, đắp lên vết thương cho chóng lành...
Với các nhà dược phẩm, đinh lăng được bào chế thành dạng bột, còn với người dân có thể dùng thân và rễ để ngâm rượu hoặc sắc uống giống như thuốc bắc sau khi đã phơi khô, sao vàng hạ thổ. Ngoài các tác dụng trên, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm và được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo".
Ở nhiều vùng quê nhiều năm trước, đinh lăng được trồng như một dạng cây cảnh. Khi đó, do chưa biết được giá trị của "thần dược" này, nhiều gia đình đã chặt bỏ, vứt đi... vì nó quá rậm rạp, um tùm.
Khi cơn sốt đinh lăng lên tới đỉnh điểm như hiện tại, nhiều tư thương thu mua từ củ đến thân, cành, lá ngọn,... sau đó cung cấp cho các nhà sản xuất đông - nam dược. Loài cây vốn được coi là "nhân sâm Việt Nam" này đang góp phần làm giàu cho cả một vùng đất.
Theo Thái Bình

VÚ MẸ

Chia phần bố con
  Thân tặng các ông bố còn hút thuốc lá, uống bia !
                                                                           


VÚ MẸ
Cái thì hôi thuốc cái hôi bia,
Thôi thì xin mẹ hãy phân chia,
Bên này từ đây con xin giữ,
                           Xin nhường cho bố, cái bên kia !



Xin nhường !

Sợ quá mùi hôi của thuốc , bia :
Cầu mong vú mẹ chớ phân chia
Cả hai bầu sửa con ...... xin giữ
Phần bố độc quyền cái hố kia !

Tím

DÙNG THUỐC BỔ

Dùng thuốc bổ cho người cao tuổi

Có tới 61% người cao tuổi bị suy dinh dưỡng, suy chức năng nên phải thường xuyên dùng thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng có thể làm một số bệnh tật xuất hiện, nhất là khi cơ thể đã yếu do thời gian.   
Trải qua gần cả cuộc đời, đấu tranh vật lộn với cuộc sống, chống chọi với ốm đau, tật bệnh, nói chung cơ thể con người ở tuổi xế chiều đều suy yếu, cần phải duy tu, bảo dưỡng. Việc dùng thuốc bổ là cần thiết. Thuốc bổ thường là các sinh tố, chất khoáng, acid amin, hợp chất đơn giản do chuyển hóa chất đạm tạo thành. Chúng có tác dụng làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất nuôi cơ thể, bồi bổ xương khớp, chống loãng xương, gây tai nạn gãy xương…
Thuốc bổ chống ôxy hóa
Nhóm thuốc bổ này có tác dụng làm tăng tuổi thọ tế bào, đề phòng bệnh tật tuổi già như bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh nhiễm trùng, rối loạn thị giác. Thành phần gồm có 4 chất: Bêta caroten (tiền sinh tố A) 5000 UI, sinh tố C 500 mg, sinh tố E 400 UI và Sêlênium.
Bêta caroten có tác dụng tăng trưởng đổi mới tế bào, tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ tế bào niêm mạc chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, giảm tử vong ở bệnh tim mạch, chống thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Sêlênium, chất xúc tác, hoạt hóa sinh tố E, ngăn cản sản sinh các gốc tự do thứ cấp.
Sinh tố E là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch, thoái hóa thần kinh. Nhưng nếu dùng liều cao sẽ làm cạn kiệt sinh tố A, hoặc gây khó khăn cho việc hấp thu sinh tố D.
Sinh tố C có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm dị ứng, giúp cơ thể hấp thu tốt các chất vi lượng cần thiết. Tuy nhiên, nếu dùng quá 500 mg/ngày, chất này sẽ gây viêm loét dạ dày, ruột, viêm bàng quang, ống tiết niệu.
Acid amin
Có khoảng 20 acid amin rất cần cho cơ thể, trong đó có 8 acid amin thiết yếu buộc phải được cung cấp từ thức ăn, thức uống, đó là leucin, isoleucin, methionin, phenylmethionin, thionin, tryptophan, valin, và lysin.
Thuốc bổ chứa các acid amin được dùng để bổ sung các acid amin thiết yếu mà cơ thể có thể thiếu hụt. Riêng lysin có trong thành phần nhiều loại thuốc bổ, được bổ sung vào nhiều loại thức ăn vì nó không những bổ trợ chất dinh dưỡng mà còn tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược.
Thiếu lysin sẽ sinh chứng chán ăn, rối loạn chuyển hóa chất béo, gây yếu cơ.
Thuốc bổ 3B
Thường được người cao tuổi uống để phòng đau nhức thần kinh, cơ bắp, thấp khớp và suy dinh dưỡng. Liều lượng phối hợp thường là 123-250 mg sinh tố B1; 125-250 mg sinh tố B6 và 1.000 mg sinh tố B12 trong 1 viên. Các chế phẩm đều có hàm lượng thành phần ở mức gấp hàng trăm lần nhu cầu bình thường hằng ngày. Khi sử dụng thuốc bổ 3B này cần chú ý:
Việc sử dụng sinh tố B1 kéo dài hay liều cao có thể gây bệnh Pellagra (do thiếu sinh tố PP), viêm miệng (thiếu sinh tố B2), dễ dị ứng, phù Quink, bị ban đỏ và choáng.
Việc sử dụng sinh tố B6 ở liều 1g/ngày kéo dài hàng tháng sẽ gây thừa sinh tố, làm viêm dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin, làm tăng transaminase.
Việc sử dụng sinh tố B12 ở liều cao, sử dụng liên tục sẽ tích lũy ở gan, gây các triệu chứng thừa cobalt, gây tăng sản lượng tuyến giáp, gây bệnh cơ tim và tăng hồng cầu quá mức.
Thuốc bổ đa sinh tố
Một số người dùng thuốc này để tự bồi dưỡng vì cho rằng sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các sinh tố cho cơ thể. Nhưng ít người biết rằng sử dụng thuốc đa sinh tố trong thời gian dài sẽ gây những phản ứng phụ do thừa một vài sinh tố nào đó. Nếu sử dụng dài ngày và dùng liều cao phải lưu ý:
Liều cao sinh tố E dễ sinh suy kiệt sinh tố A hoặc làm giảm hấp thu sinh tố K.
Thừa sinh tố D sẽ gây tăng canxi máu, gây canxi hóa mô mềm, xương hóa sụn sớm, suy thận.
Thừa sinh tố A sẽ gây nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, viêm da, dễ tử vong.
Một vài chế phẩm như campozyme, geritol complete… có cả thành phần sinh tố K, dễ có nguy cơ tăng đông máu ở những người có bệnh tim mạch. Sinh tố này chỉ cần thiết ở trẻ em, vì hệ vi khuẩn đường ruột chưa phát triển hoàn toàn hoặc ở những người mà sinh tố K không hấp thụ được (do uống kháng sinh dài ngày, gây hủy hoại hệ vi khuẩn ruột).
Dùng quá liều sinh tố PP (acid nicotinic) sẽ tăng khả năng đông máu, gây tắc mạch, co thắt động mạch, tăng huyết áp.
Thuốc bổ sinh tố C
Thường được dùng để tăng sức đề kháng của cơ thể, chống chảy máu chân răng, chống lão hóa, giảm dị ứng, nhiễm trùng. Loại thuốc này thường được bào chế ở dạng viên sủi, thơm ngon, tác dụng nhanh, dễ sử dụng. Nhưng cũng cần lưu ý:
- Đường làm ngọt là đường tổng hợp aspartam, phải cẩn thận trong trường hợp phênylxeton niệu.
- Không được dùng cho bệnh nhân kiêng muối vì thành phần có một lượng lớn muối kiềm, có thể gây kiềm huyết.
- Việc dùng trên 1000 mg/ngày trở lên có thể viêm loét dạ dày, ruột, gây tiêu chảy, viêm bàng quang, ống tiết niệu, do acid ascorbic.
- Dùng trên 2 g/ngày sẽ gây mất ngủ, tạo sỏi oxalat, ức chế bài tiết insulin, tăng huyết áp, tổn thương thận do tăng tổng hợp corticoit và catecholamin.
Thuốc bổ đa khoáng chất
Là thuốc bổ đa sinh tố, được bổ sung thêm khoáng chất nên cần lưu ý:
Thừa cobalt sẽ có nguy cơ rối loạn tuyến giáp và tim.
Thừa chất sắt gây ngộ độc, viêm dạ dày ruột cấp, tiêu chảy, phân đen.
Thừa iốt (lớn hơn 6 mg/ngày), gây ức chế hoạt động tuyến giáp, gây nhược giáp.
Thừa kẽm sẽ cản trở việc hấp thu, sử dụng đồng và sắt.
Thừa molypden sẽ tăng đào thải chất đồng.
Thuốc bổ chống loãng xương
Người cao tuổi xương bị xốp, dễ gãy, chỉ trượt ngã nhẹ cũng có thể gãy xương. Thuốc bổ nhóm này là thuốc bổ hỗn hợp giữa canxi và sinh tố D. Nếu sử dụng lạm dụng sẽ tăng canxi máu, gây vôi hóa mô mềm, xương hóa sụn và suy thận.
Thuốc bổ trợ giúp tiêu hóa
Loại thuốc này thường kết hợp các enzym giúp tiêu hóa thức ăn như amylase, lipase, protease hoặc kết hợp với enzym tuyến tuỵ, chiết xuất từ mật bò và các chất chống đầy hơi như dimethicone

ĐÀO - MAI NGÀ TẾT

Cáo Tật Thị Chúng

Xuân đi lưu lại cánh hoa rơi
Xuân tới trăm hoa nở nụ cười
Thế sự thoáng qua rồi mất biến
Đầu xanh đã điểm nét sương rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết 
Đêm qua sân trước một cành mai
 
Tâm Châu dịch

Xuân từ nơi ấy mới ban ra
Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà
Đón xuân chớ tưởng điều hư vọng
Xuân cũng vô thường như nụ hoa

Bảy Hiền


Bài chuyển
BH

---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Vinh Nguyen <
Ngày: 12:50 Ngày 31 tháng 01 năm 2015
Chủ đề: Đào - Mai ngày Tết




Đào - Mai ngày Tết

***

        Mùa Xuân lại trở về với nhân thế.  Mỗi lần Xuân về là chúng ta lại thấy hoa đào, hoa mai nở đẹp trên vạn nẻo đường. Miền Bắc Việt Nam đón Xuân với hoa đào hồng tươi.  Miền Nam Việt Nam đón Xuân với hoa mai rực rỡ.  Mỗi hoa có một vẻ đep riêng của nó nhưng thấy hoa đào, hoa mai nở là biết Xuân đã về rồi.


        Ngắm Xuân này chúng ta lại nhớ đến Xuân xưa xum họp với những người thân trong gia đình ngày cũ. Chúng ta lại nhớ đến những vần thơ tuyệt tác của người xưa với hình ảnh ông đồ “Bày mực tàu giấy đỏ. Bên phố đông người qua” (Vũ Đình Liên), làm cho những người cở tuổi “không còn trẻ nữa” luôn cảm thấy vấn vương với những hình ảnh đẹp của quê hương và mong muốn truyền đạt những tình cảm và hình ảnh đẹp này đến các thế hệ mai sau.






           Hoa mai cũng góp mặt qua bài thơ Cáo Tật Thị Chúng (cáo bệnh dạy đệ tử) của Mãn Giác Thiền sư.
           Ngài Mãn Giác Thiền Sư đắc đạo vào thời vua Lý Nhân Tôn thế kỷ thứ 11 đã thấy được những cảnh vật trong vũ trụ, tất cả đều là những huyễn tượng không có gì là thường tổn vĩnh cửu.  Giống như hoa của mùa Xuân, Xuân hết trăm hoa đều héo rụng, Xuân đến trăm hoa lại đua nở. Đời người cũng như vậy, từ lúc tuổi trẻ, thoan thoát đến tuổi g mà không hay. 
           Tuy nhiên, đừng tưởng Xuân qua rồi tất cả các hoa đều phải rụng hết mà giữa lúc trời Đông giá lạnh, giữa những cây cối trơ trọi đó, vẫn có một cành mai nở rộ.  Ngài Mãn Giác đã ngộ được lý Vô Thường, và Ngài đã thăng hoa trong  cuộc sinh hóa của vũ trụ:






Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền qúa
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

        Bài thơ có nhiều bản dịch Việt ngữ khác nhau, trong số đó bản dịch của cụ Ngô Tất Tố được biết đến nhiều nhất, được truyền đọc và trích đăng thường nhất.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cuời
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai

Và tạm dịch  bản tiếng Anh :

Spring comes: flowers blossom,
Spring goes: they fade and fall.
Before our eyes, life takes its course.
On our head, grey hair appears.
Yet, don’t say
That when spring ends,
There’s nothing left.
Last night, in the front yard,
a branch of plum gleamed
in the dark.

(Võ Đình và CHTN Nha Trang)

        Bốn câu đầu chỉ ra tính chất vô thường vốn dĩ là quy luật chung của thế gian - đời người:

"Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mặt việc đi mãi.
Trên đầu già đến rồi"

        Hai câu cuối:  Giác ngộ - cái kết quả viên mãn, siêu tuyệt vượt lên từ quy luật vô thường: 

***

MÓN ĂN TẾT MIỀN NAM

Món Tết miền Nam đều trông cậy vào củ kiệu tôm khô

27/01/2015 0:00

Sẽ là “khủng hoảng” khó tưởng tượng nếu ăn Tết ở Sài Gòn mà lại không dưa món, củ kiệu tôm khô.


 Món Tết miền Nam đều trông cậy vào củ kiệu tôm khô 1
Theo cách của nhiều gia đình Sài Gòn, dĩa củ kiệu tôm khô là một món riêng - Ảnh: Giang Vũ
Trước cả hội tảo mộ, lặt lá mai, hái dưa hấu… hình ảnh Tết đến sớm nhất đối với mọi gia đình người Việt Nam là những bó củ kiệu, củ hành, củ cải được các bà, các chị mang từ chợ về để chế biến thành những món được gọi chung là dưa món. Một trong những món được ưa thích nhất của các gia đình người miền Nam phải nói là củ kiệu.
Vùng cung cấp củ kiệu lớn nhất ở Việt Nam có lẽ là Bình Định, Khánh Hoà, Đồng Tháp… Cứ bắt đầu vào tháng chạp là ở các chợ đầu mối Sài Gòn ùn ùn đưa củ kiệu về các chợ nhỏ.
Nhìn những bành củ kiệu bự tổ chảng như mảng cỏ lớn được đưa ra bán, ít ai hình dung được là chỉ sau ít ngày, đám cỏ lấm lem bùn đất đó sẽ hoá thân thành món củ kiệu trắng tươi trong hũ thuỷ tinh của mỗi gia đình.
Việc chế biến món củ kiệu cũng chẳng có gì công phu nhưng công đoạn ngâm nước tro, cắt, lột, phơi nắng củ kiệu cũng không thể nói là dễ dàng.
Một người đàn ông nói: “Ra tiệm mua củ kiệu làm sẵn thì ăn không vừa miệng, còn ăn của vợ làm thì lại sợ tiếng bả rên kể công đau lưng mỏi vai.” Đúng là ai có ngồi tách từng lớp vỏ của kiệu mỏng dính để có từng củ kiệu trắng tươi mới biết là “ăn chua” thế nào.
Theo sách thì củ kiệu vị đắng, tính ấm, làm ấm bụng, tán khí kết, khỏi đầy hơi, bổ thận khí, mạnh dương, còn có tác dụng lợi tiểu, chữa chứng bệnh đái rắt, nếu ăn đều thì chịu được rét lạnh, bổ khí, điều hòa nội tạng cho béo khỏe.
Hỏi ra chẳng mấy ai quan tâm đến chuyện ăn nên thuốc của củ kiệu, chỉ thấy nhà nhà, người người khoái khẩu là ăn tới, nhất là dân nhậu lại càng ăn để đưa cay cho tới luôn.
Người ta nói các món dưa món ở Việt Nam là một “phát minh” của người nghèo để nuốt trôi bữa cơm thiếu thốn đồ ăn, có người phủ nhận, họ cho rằng mấy tay nhà giàu bữa ăn thịt cá ê hề rất cần dưa món kích thích thêm khẩu vị mà tận hưởng món ngon thế gian.
Món Tết miền Nam đều trông cậy vào củ kiệu tôm khô 2
Thật khó mà tả hết vị ngon chảy nước miếng của món củ kiệu 
tôm khô - Ảnh: Giang Vũ 
Nhưng có lẽ chỉ riêng món củ kiệu - dưa hành trong ba ngày Tết là đạt được sự đồng thuận cao nhờ hiệu quả trong việc giúp cả dân giàu, người nghèo “hoá độ” được thịt mỡ, bánh chưng và cả “núi” những món ngon khác trong ba bữa tết.
Nói về mâm cơm ngày Tết Việt Nam, ai cũng nói đến những món được tôn vinh là quốc hồn quốc tuý nhưng dám chắc là không ai không đưa đũa gắp món củ kiệu tôm khô.
Khác với người miền Bắc ăn dưa món kèm bánh chưng, người miền Nam không ăn củ kiệu với bánh tét bao giờ. Theo cách của nhiều gia đình Sài Gòn, dĩa củ kiệu tôm khô là một món riêng. Một dĩa củ kiệu tôm khô có rắc thêm một lớp đường cát trắng, có khi thêm vài lát hột vịt bắc thảo.
Món này phụ nữ, trẻ con có thể ăn chơi nhưng với cánh đàn ông ưa bia rượu lại là món đưa cay ngày tết thượng hạng vì khoái khẩu và dễ nuốt, đến nỗi, nhiều tay bợm nhậu đi chúc tết, nốc rược bia suốt cả ngày mà trong bụng chỉ có củ kiệu, tôm khô. Tay bợm này nói rằng: Quý vị có thấy các món ta nào lại hạp rơ với bia tây bằng tôm khô củ kiệu chưa?
Thật khó mà tả hết vị ngon chảy nước miếng của món củ kiệu tôm khô. Thật kỳ lạ, món củ kiệu vốn là một món đồ chua nhưng khi ăn vào lại có vị ngọt nồng nàn, ăn kèm với vài con tôm khô, nhất là tôm bạc đất sẽ được thêm vị ngọt bùi từ thịt tôm, nếu để ngấm lâu một chút vào vị giấm có trộn đường thì lại thêm vị ngọt khó tả, rồi chấm một chút tương có ớt xắt lại thêm vị ngọt mặn, ngọt cay. Kể ngần đó vị ngọt vẫn chưa đủ, nếu không cảm nhận được tổng hoà mùi thơm khó tả có một không hai của món củ kiệu tôm khô.
Dù ngày nay, cánh bác sĩ thông qua báo chí vẫn cố khuyên người ta tránh ăn các món lên men để phòng ngừa bệnh ung thư, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cây kiệu có từ thời các vua Hùng và do một nàng Mỵ Nương có tên là Kiệu tìm ra, nên từ đó loại cỏ thơm này có tên là kiệu.
Không ai biết cứ liệu trên có đúng hay không, dù người ta có quyền hồ nghi, nhưng sẽ là “khủng hoảng” khó tưởng tượng nếu ăn Tết ở Sài Gòn mà lại không dưa món, củ kiệu tôm khô.
Trần Tiến Dũng

ÔNG ĐỒ ĐI THI , 70% RỚT

Ông đồ đi thi, 70% rớt

Sáng 31/1, gần 50 ông đồ từ các tỉnh thành phía Bắc tụ hội về Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để tham gia kỳ sát hạch nhằm tuyển chọn người vào viết chữ trong Hồ Văn dịp Tết Ất Mùi.
Ông Trần Quốc Chí, thành viên Ban tổ chức Hội chữ xuân 2015 cho biết, cuộc sát hạch này nhằm nâng tầm hoạt động viết thư pháp từ tự phát sang tự giác, đảm bảo chất lượng con chữ và tổ chức phố ông đồ quy củ hơn. 
 
Các ông đồ phải trình bày một tác phẩm thư pháp gồm 4-5 chữ Hán - Nôm hoặc Quốc ngữ trong 15 phút. Tiêu chí đặt ra là viết đúng chữ theo từ điển, đúng quy cách thư pháp (bố cục, đường nét, trình tự con chữ…), nội dung phù hợp với chủ đề của Hội chữ xuân 2015 là khuyến học hoặc về mùa xuân. 
 
"Chúng tôi yêu cầu các ông đồ phải biết lượng chữ nhất định để đảm bảo khi người dân xin, mình có thể viết đúng chữ nghĩa, có thẩm mỹ. Nếu chữ viết xấu, vốn từ, số chữ nắm được kém thì các ông đồ không được vào Hồ Văn", TS Phạm Văn Ánh, chuyên gia nghiên cứu Văn học cổ trung đại và Hán - Nôm (Viện Văn học), thành viên ban tuyển chọn nói.
 
Việc thi tuyển ông đồ lần đầu tiên diễn ra đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận của giới thư pháp. Ông Nguyễn Trọng Diễn, Nguyễn Văn Chiến (Hội Hán Nôm, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) cho rằng, cuộc sát hạch này giúp ông đồ nhận biết được trình độ thực tế của mình để phát huy cái đã làm tốt, chỉnh sửa, tu luyện thêm những phần chưa được. Theo hai ông, kỳ sát hạch viết thư pháp nên tổ chức hàng năm, để chất lượng người viết, người thưởng thức nghệ thuật ngày càng nâng cao.
 
Nhiều ông đồ cho biết rất hào hứng, cảm giác như được sống trong không khí lều chõng đi thi của các cụ ngày xưa. Vì thế, ai cũng chuẩn bị bút mực cẩn thận. 
 
Cuộc tuyển chọn sáng nay có rất đông ông đồ cao tuổi, chủ yếu ở mảng thư pháp Hán - Nôm. 
 
Bên cạnh đó, có những "anh đồ" trẻ ham mê viết chữ cũng đến thi tài, mong muốn được vào Hồ Văn khẳng định tên tuổi của mình. 
 
Yêu cầu của ban tổ chức là các ông đồ có thể sáng tác thư pháp nhưng buộc phải viết đúng và người xem luận được con chữ. Bố cục tác phẩm, vị trí đóng triện... cũng là một trong những tiêu chí. 
 
Cuộc thi tuyển ông đồ tham gia viết chữ ở Hồ Văn thu hút được sự chú ý của không chỉ giới thư pháp mà cả du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ông Villa Paolo (người Italy), lần đầu tiên tới Việt Nam đã rất hứng thú khi chứng kiến các ông đồ Việt Nam viết chữ. Theo ông, những cuộc thi viết chữ như thế này giúp gìn giữ và tôn vinh nét đẹp cho chữ đầu năm của người Việt Nam. 
 
Ngay sau cuộc thi, các ông đồ được nghe ban giám khảo công bố kết quả. Chỉ 12/48 tác phẩm đạt yêu cầu, số còn lại bị đánh giá là viết yếu, bố cục sai, không thẩm mỹ, đặc biệt nhiều bài mắc lỗi sơ đẳng như sai chữ... "Nếu không thẩm định mà cứ để họ cho chữ tràn lan đầu xuân, viết sai, viết xấu thì rất không hay", giám khảo Phạm Văn Ánh nói. Nhiều người tuy buồn vì bị loại, nhưng nuôi quyết tâm sẽ về nhà rèn chữ, đi học thêm thư pháp để năm sau lại thi tuyển.
 
Quỳnh Tran

10 đặc sản nguy hiểm


10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm

Những món ăn ngon, giàu giá trị dinh dưỡng này vẫn có thể gây hại đến sức khỏe nếu không biết chế biến đúng cách.
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Cá nóc Nhật Bản. Cá nóc hay Fugu là loài cá chứa trong mình chất cực độc Tetrodotoxin. Chất độc này có thể giết chết con người chỉ với liều lượng 2-3 mg. Khi ăn sống, chất độc này làm cho hệ thống thần kinh trung ương dần dần tắt. Do đó, muốn ăn món này phải được chuẩn bị đúng cách.
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Ếch bullfrog khổng lồ, Namibia. Đặc sản của một số vùng đất châu Phi như Namibia này lại chứa các chất có thể gây chết người. Nếu ăn chúng vào những thời điểm không phù hợp trong năm, hoặc trước khi chúng đến mùa giao phối, thì chất độc từ cơ thể của ếch có thể khiến người ta suy thận, dẫn đến tử vong.
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Bạch tuộc sống Sannakji, Hàn Quốc. Thực khách dùng món này khi các xúc tu con vật vẫn còn cử động trên đĩa. Tuy nhiên, món ăn này cũng khiến một lượng người Hàn Quốc tử vong mỗi năm. Nguyên nhân là các xúc tu dính vào miệng và cổ họng có thể khiến họ bị ngạt thở đến chết.
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Sò huyết Thượng Hải. Không ai có thể phủ nhận sò huyết là một món ăn tuyệt hảo, thế nhưng trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Nó mang trong mình vi khuẩn viêm gan A, kiết lỵ và thương hàn. Do đó, không ăn sò huyết sống. 
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Hạt điều thô chưa qua xử lý có chứa chất urushiol nguy hiểm. Do đó nếu ăn nhiều hạt điều thô, bạn có thể tử vong. Những hạt điều ở siêu thị đã được hấp để loại bỏ chất urushiol. 
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Quả Ackee ở Jamaica. Không nên tự tay hái quả hay thử mùi vị của loại quả này khi chưa có sự kiểm tra của những người hiểu biết loại quả này bởi nếu bạn ăn phải quả ackee chưa chín, mùi vị của chúng sẽ khiến bạn khó chịu, buồn nôn. Những quả ackee xanh có thể khiến bạn lên cơn động kinh, rơi vào tình trạng hôn mê, thậm chí tử vong.
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Sứa. Sứa biển được sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như gỏi, nộm, lẩu, canh, bún. Tuy nhiên ăn sứa vào mùa chúng sinh sản (xuân - hè) rất nguy hiểm bởi chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Ba ba là một trong số món cao lương mỹ vị tại các nhà hàng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu ăn ba ba chết có thể gây ngộ độc rất lớn do cơ thể chúng sản sinh ra độc tố Histamine, có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhiều và không cấp cứu kịp thời.
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Yuca ở Caribe. Loại khoai mỳ (sắn) phổ biến ở Caribe này có thể chế biến nhiều món ăn rất ngon. Tuy nhiên, bạn không nên ăn sắn khi không biết rõ cách chế biến vì những món ăn hấp dẫn từ sắn có thể khiến bạn tử vong do ngộ độc xyanua.
10 đặc sản cực kỳ nguy hiểmPhóng to
Cóc được khá nhiều người ở Việt Nam ưa chuộng nhưng nếu không chế biến kỹ các độc tố trong gan, trứng, da cóc có thể sót lại và gây nguy hiểm cho người ăn, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
 10 đặc sản cực kỳ nguy hiểm
Theo Hoàng Minh/Báo Kiến Thức