Hồi ở Việt nam, làng tôi có đến chục nhà nấu rượu.
Họ
nấu
cơm, đổ cơm xuống đất gọi là
hạ thổ, rồi rắc men, chờ vài
ngày cho lên men,
sau đó cho vào nồi đun. Một
ống đồng sẽ chạy qua một cái
bể nước để hơi ngưng
tụ thành rượu; một vòi nhỏ
rượu vẫn đang bốc hơi chảy
ra những can bẩn bẩn.
Một
nhà
có thể nấu hàng chục lít
rượu mỗi ngày, và họ bán hòa
hoặc dưới giá, cái họ
ăn lãi, chính là “bỗng”
rượu, là bã của cơm sau khi
đã được nấu thành rượu, thứ
dùng để nuôi lợn. Lợn ăn
bỗng rượu mau lớn.
Thời
Việt
nam vẫn chịu đô hộ của
Pháp, rượu bị kiểm soát
rất chặt. Đọc những chuyện
thời Pháp, anh nông dân
muốn vu vạ cho ai, chỉ cần
ném vò rượu vào trong nhà
anh xấu số kia, và tri hô
lên câu rượu lậu, thế là
tha hồ phạt vạ, rượu lậu
thời đó là tội to.
Pháp
cấm
rượu tự nấu rất gắt, khiến
cụ Phan bội Châu phải phẫn
uất thốt lên trong
bài thơ Á tế Á ca: “ Rượu ta
nấu, nó kêu rượu lậu…”
Thời
nay
hoàn toàn khác, rượu được
nấu khắp nơi, mặc dù có nghị
định này nọ, nhưng
gần như không thể kiểm soát.
Người
dân,
dù nghèo đến đâu, cũng có
thể mua rượu uống vì giá
rất rẻ, có thể nói rẻ
hơn cả nước tinh khiết
đóng chai. Và rượu được
quảng cáo khắp nơi, từ
rượu đế,
quốc lủi, rượu ngô bắc Hà,
Bàu đá gò đen, được bán
với giá vài bảng cho một
can
10 lít.
Những
độc
chất trong rượu này không hề
được xét nghiệm hay công bố,
người bán thề
sống chết rượu nhà tự nấu
nặng và ngon, người mua thì
tham rẻ…
Làm
ăn
nhờ rượu
Rượu
ở Việt Nam được
bán với giá rẻ và quảng bá
khá rộng rãi
Ở
những vùng cao, phần lớn
người dân, nam hay nữ, già
hay trẻ, uống rượu gần như
hàng ngày.
"Rẻ
nghĩa
là ai cũng có thể mua và
uống, như vậy sẽ rất nguy
hiểm. Ai cũng biết nát
rượu thì bê bối thế nào."
Tôi
đã
có dịp làm việc với một chị
quan chức ở Điện biên, để mở
đầu cuộc thảo luận,
chị đề nghị uống với chúng
tôi mỗi người 1 chén. Chúng
tôi có mười một người,
chị uống đúng 11 chén, mặt
không biến sắc, lúc đó vào
khoảng 9h30 sáng.
Và
những
phiên chợ vùng cao, thì rất
dễ bắt gặp cảnh 1 vài anh
nằm bò lê trong
phiên chợ chiều, cạnh những
vỏ chai rỗng, và những cô vợ
kiên nhẫn ít lời ngồi
cạnh chờ chồng tỉnh rượu,
hay nằm vắt người trên lưng
ngựa, hay lảo đảo đi
trong chiều tà.
Ở
thành phố cũng không khá
hơn. Những quán bia rượu
ngồi tràn ra cả vỉa hè, dài
suốt cả dãy phố, ầm ĩ tiếng
1..2..3.. dzô.
Tôi
vào
những quán này nhiều lần,
ở nơi đi vệ sinh, họ luôn
có nơi dành riêng để
nôn, đề chữ “chậu nôn” to
tướng. Tôi có cảm tưởng,
những bợm nhậu uống chỉ để
say, với họ, rượu là thứ
ma túy hơn là đồ uống có
cồn.
Những
bà
vợ, nếu có chồng làm quan
chức kha khá, thì rất khó
gặp vào bữa cơm tối, họ
phải đi tiếp khách, để ký
được hợp đồng, hoặc làm ăn
thương thảo bất kỳ 1 cái
gì, đều được thảo luận trên
bàn nhậu.
Khó
nói
chính xác được nhưng những
anh làm quan thì tửu lượng
phải đạt hàng khủng.
Nếu không biết nhậu, bạn sẽ
không được trọng dụng và lên
chức, vì không uống đỡ
được cho sếp.
Thậm
chí
có những anh thủ trưởng hay
giám đốc phải thuê người
uống đỡ cho mình, vì
những cuộc nhậu liên miên
không gan nào chịu nổi, mà
không nhậu, thì khó ký
được thương vụ làm ăn.
Thoải
mái
uống
Rượu
mạnh,
thực sự, đang trở nên rất
nguy hiểm.
"Nhà
nước
đã mạnh tay với ma túy vì
những tác hại do nó gây
ra, nhưng nhân dân được
tự do rượu chè be bét cũng
là mối
hại lâu dài cho cả bản
thân người uống, gia
đình họ, xã hội và nòi
giống."
Đọc
báo
đăng các tin về giết người
hay hiếp dâm, tôi dám cược
trong 10 vụ trên báo,
thì chắc chắn có 8 vụ liên
quan đến rượu tự nấu gọi là
quốc lủi hay rượu đế…vv
Phần
lớn
họ đều phạm tội sau một chầu
nhậu rượu bét be, hoặc họ
mua rượu uống để có
thêm dũng khí trước khi xô
xát.
Nước
Nga
cũng đã một thời khốn đốn vì
rượu, chính ông Goóc Ba
Chốp, tổng bí thư Đảng
Cộng sản Liên xô thời đó, đã
ban hành lệnh cấm rượu vì
thấy quá nhiều dân Nga
lạm dụng rượu.
Một
anh
bạn tôi thời đó học về sửa
máy bay kể lại, lệnh cấm
ngặt đến nỗi cả tây lẫn
ta phải uống trộm cồn làm
mát của máy bay Mic đời cũ.
Phương
Tây
cấm tiệt bán cho người
dưới 18 tuổi, và họ không
quảng cáo, không bán rượu
rẻ. Ở Anh, chai vodka rẻ
nhất cũng phải xấp xỉ 10
bảng tương đương hơn 300
nghìn.
Rẻ
nghĩa
là ai cũng có thể mua và
uống, như vậy sẽ rất nguy
hiểm. Ai cũng biết nát
rượu thì bê bối thế nào.
Ở
Việt Nam,
giá rượu quá rẻ khiến ai ai
cũng có thể tiếp cận, những
người nghèo thường uống
khỏe, họ thường gầy đồ nhậu
với can rượu và chỉ với vài
quả ổi xoài xanh, thế
là tha hồ say sưa.
Và
rượu
rẻ được nấu và bán khắp nơi,
từ mẹt hàng rong ở bến xe
đến quán nước đầu
làng. Từ một hàng phở bất kỳ
đến một quán bia cỏ, ở bất
kỳ đâu, từ thành thị
đến nông thôn, bạn đều có
thể say sưa với chai cuốc
lủi giá 1 đô 1 lít 40 độ
cồn.
Những
nhà
máy bia rượu nước ngoài
đua nhau mọc lên ở Việt
nam, và sản lượng tiêu thụ
thì kinh hoàng. Họ hài
lòng mở nhà máy ở Việt Nam
vì không đâu trên thế giới
chính phủ cho phép công
dân mình rượu chè thoái
mái như Việt nam.
Nhà
nước
đã mạnh tay với ma túy vì
những tác hại do nó gây ra,
nhưng theo tôi, nhân
dân được tự do rượu chè be
bét cũng là mối hại lâu dài
cho cả bản thân người
uống, gia đình họ, xã hội và
nòi giống.
Còn
ai
làm ăn được gì, nếu cứ say
sưa tối ngày từ anh quan tới
anh dân?
Nguyễn
Quảng
Rượu và men - cái chết từ từ...
QUẢNG NAM - Cho đến nay, có thể
nói rằng người Việt Nam, là
đàn ông, chắc chắn rằng từ
độ tuổi 18 trở đi, khó có ai
mà không biết uống rượu.
Ngoại trừ cấm kỵ ở một số
tín đồ tôn giáo tuyệt đối
không dùng rượu bia, số còn
lại có thể nhậu từ 2 đến 5
lần/tuần, thậm chí 7
lần/tuần.
Xẻ cơm từ gạo đã ủ men để nấu
rượu, một kiểu nấu mới khi
sử dụng men Trung Quốc thay
vì trước đây nấu cơm, trộn
men vào và ủ.
Ở Việt Nam, nguy cơ chết vì
rượu cũng rất cao, nhất là
bộ phận dân nghèo, bởi rượu
họ đang uống nấu từ men
Trung Quốc, một loại men
sống chiết xuất rượu trực
tiếp từ gạo, không qua nấu
cơm, rất mất vệ sinh và nguy
hiểm cho sức khỏe.
Một người tên Thông, nấu rượu,
nuôi heo ở Ðiện Thọ, Ðiện
Bàn, Quảng Nam, cho biết:
“Nấu rượu dùng men Trung Quốc
có lãi gấp hai lần men gia
truyền Việt Nam. Trước đây,
một ang gạo (tương đương
8kg) nấu cơm, ủ men, sau đó
thành hèm, chờ mất ít nhất
là 5-7 ngày nhưng lấy được
có gần 8 lít rượu. Bây giờ
thì khác, gấp đôi, bỏ mối
mỗi lít 15 ngàn đồng, người
ta bán lại từ 18 đến 20 ngàn
đồng, đó là chưa nói quán
pha thêm cồn công nghiệp cho
nhiều rượu, lãi cao...”
Ông
Thông kể tiếp, “Nấu bằng
men Trung Quốc, mình không
cần phải độn, phải pha gì
hết, chỉ cần đổ nước vào
gạo cho ướt, không cần vo,
vì vo sạch sẽ mất nhiều
rượu, trộn men vào, một
lạng men chưa tới mười
ngàn đồng. Ủ xong đậy để
đó, 3 ngày là gạo nở ra
thành một khối cơm, tha hồ
mà nở! Lúc này bỏ vào nồi,
quậy nước vào, chưng cất.
Có được lượng rượu nhiều
vô kể”.
Rượu
dầm nhau thai những con
vật được cho là bổ nhất
của giới uống rượu.
Vẫn theo lời ông Thông, “Trước
đây nấu rượu lãi rất ít,
phần lớn là lấy hèm nuôi
heo, bây giờ thì khác, vừa
nuôi heo, vừa kiếm lãi, mỗi
ngày kiếm được cũng cả vài
trăm ngàn đồng.
Trong thôn này có sáu lò rượu,
cả xã có hai chục lò rượu.
Nhưng khi nào các quán cũng
thiếu! Bây giờ rượu rẻ,
người ta uống thoải mái!”
Một người khác tên Khâu, sống ở
Thăng Bình, Quảng Nam, cho
biết: “Tui mỗi tuần nấu được
năm trăm lít rượu, nhưng
chưa bao giờ có đủ rượu để
bỏ các quán ở đây. Toàn
huyện này có chừng bảy chục
lò rượu lớn, nhỏ, có chừng
mười lò cỡ như tôi. Nhưng
chưa bao giờ thừa rượu...”
“Thời buổi bây giờ, ngoài đi
làm kiếm cơm ra, chẳng có gì
để vui ngoài chuyện chiều
chiều chui vào quán rượu,
tiền ít thì uống rượu gạo,
tiền nhiều thì uống bia.
Nhưng hơn 80% khách nhậu
bình dân uống rượu gạo là
chính, giá rẻ, uống mau
say...”
Những cái chết ngấm ngầm...
Cô
Lợi, giáo viên nghỉ hưu,
nấu rượu, nuôi heo, hiện
đang sống tại Quế Phú, Quế
Sơn, Quảng Nam, cho biết:
“Mình vẫn biết là nấu rượu
bằng men Trung Quốc rất
nguy hiểm, vì nó quá mất
vệ sinh, nhưng mình mà
không theo kịp thì xã hội
nó đạp mình xuống!”
Men
của Trung Quốc giá rẻ, dễ
nấu nhưng cũng rất độc.
“Gần đây, người ta bị ngộ độc
sau khi nhậu rất nhiều, cô
nghĩ là do rượu.
Rồi thêm chuyện dân ‘rượu đứng’
(dân nghiện rượu nặng, chừng
2 giờ đồng hồ phát thèm một
lần, vào quán, mua 2 ngàn
đồng, nốc ực rồi đi, nếu
không có rượu, mắt mờ, tay
chân run, nặng hơn một chút
là phều nước bọt...) Chuyện
đánh nhau chết người do rượu
cũng nhiều không kể xiết...”
Chúng
tôi hỏi cô Lợi vì sao thấy
rượu nguy hiểm vậy mà cô
vẫn dùng men Trung Quốc để
nấu, hoặc không kiếm việc
khác làm để ít ray rứt
hơn... Cô cười héo hắt:
Hình
minh họa
“Ồ, cô chỉ làm được có hai việc,
một là đi dạy học, hai là
nấu rượu nuôi heo. Cô chẳng
làm việc gì được nữa! Nghiệt
nỗi cô làm hai việc đều có
tính đầu độc, nghỉ đầu độc
con nít lại chuyển sang đầu
độc người lớn!”
Một bác sĩ, yêu cầu giấu tên,
đang làm việc tại bệnh viện
Vĩnh Ðức, Ðiện Bàn, Quảng
Nam, cho biết:
“Phần lớn những năm gần đây,
các bệnh nhân gan ở độ tuổi
trung niên đều là đàn ông,
hoặc là xơ gan, ung thư
gan... Nói chung là gan! Từ
mười năm trở lại đây bệnh
này xuất hiện rất cao”.
“Mà men Trung Quốc cũng xuất
hiện từ đó đến giờ, tôi nghĩ
phần lớn chết do uống rượu,
cái chết của rượu là cái
chết chậm, nó không chết
liền như những thứ khác, nó
từ từ biến cơ thể thành một
ổ bệnh. Và khi đã bệnh, con
người trở nên chán chường,
cáu gắt, làm phương hại đến
người thân không ít”.
“Thậm
chí, một người bệnh gan vì
rượu, trước khi chết, anh
ta có thể làm cho gia đình
anh ta chết vài ba lần
trước khi anh ta nhắm mắt
tắt thở.Không
có gì nguy hại bằng rượu,
chính sách ngu dân của
người Pháp dành cho người
Việt trước đây cũng lấy
rượu làm quốc sách. Bây
giờ, không hiểu sao người
Trung Quốc lại dễ dàng áp
dụng chính sách ngu dân ở
Việt Nam đến vậy!”
Tràn lan mùi hèm Trung Quốc
Một người khác tên Huyên,
chuyên buôn men rượu từ
Trung Quốc về Việt Nam, khu
vực hoạt động của ông ta kéo
dài từ Quảng Bình đến Quảng
Ngãi, cho biết:
“Mỗi tháng, tôi bỏ mối chừng 10
tấn men các loại, từ men
rượu nếp cho đến men rượu
gạo,
rượu
sắn, rượu mía... Trong đó,
men rượu gạo chiếm chừng
85%”.
Hình
minh họa
“Cứ
một tấn men cho ra chừng
trăm tấn hèm rượu và cho ra
chừng ba chục tấn rượu sử
dụng. Như vậy, riêng khu vực
miền Trung từ Quảng Bình vào
Quảng Ngãi, có ba trăm tấn
rượu, tương đương ba trăm
ngàn lít. Có chín người bỏ
mối như tôi. Có chừng hai
triệu bảy trăm ngàn lít rượu
được tiêu thụ trên miền
Trung mỗi tháng. Hơn cả số
lượng bia”.
“Ðiều
này cũng dễ hiểu thôi, vì
dân mình nghèo, thất
nghiệp cũng nhiều, nên
chuyện tiêu thụ rượu nhiều
là chuyện đương nhiên. Có
khi vậy mà hay, uống càng
nhiều, càng mau ngu,mau
chết. Thì khổ quá, ngu
khỏi phải đau đầu vì suy
nghĩ, chết thì hết chuyện,
thế thôi!”
Hình minh họa
Ông còn cho biết thêm, tỉ lệ
men Trung Quốc tuồn vào miền
Nam, cụ thể là Sài Gòn, số
lượng men của họ tiêu thụ có
thể gấp ba lần miền Trung.
Sài Gòn là một cái quán nhậu
vĩ đại của Việt Nam mà lại!
Hà Nội thì khác, số lượng
bia và rượu ngon cao cấp
tiêu thụ nhiều, chứ số rượu
dỏm thì chỉ có khu ổ chuột
dùng thôi, nên men Trung
Quốc không có đất dụng võ ở
Hà Nội”.
Câu chuyện về rượu và men Trung
Quốc còn khá dài, chung qui,
hàng hóa của họ đã đi vào
đến tận huyết mạch, não bộ
của người Việt Nam. Và nó
phát tác như thế nào, nhìn
vào những người nghiện rượu
sẽ biết.
Phương Minh
No comments:
Post a Comment