Sửa Văn Ngô Tất Tố?
Cô Tư Sài Gòn
Ai dám sửa văn của cụ Ngô Tất Tố?
Sau chuyện ồn ào về một ông kỹ sư sửa thơ trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, bây giờ tới phiên cụ Ngô Tất Tố bị tùng xẻo.
Ai dám làm như thế chớ? Họ nghĩ họ là “siêu nhà văn” và có toàn quyền xóa đi, sửa lại những ký ức văn học?
Thứ nhất là “chôm,” thứ nhì là “sửa văn” đối với các bản văn đã trở thành một mảng kinh điên của văn học sử.
Sau chuyện ồn ào về một ông kỹ sư sửa thơ trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, bây giờ tới phiên cụ Ngô Tất Tố bị tùng xẻo.
Ai dám làm như thế chớ? Họ nghĩ họ là “siêu nhà văn” và có toàn quyền xóa đi, sửa lại những ký ức văn học?
Thứ nhất là “chôm,” thứ nhì là “sửa văn” đối với các bản văn đã trở thành một mảng kinh điên của văn học sử.
Bản tin VnExpress hôm Thứ Tư có bản tin tựa đề “Gia đình nhà văn Ngô Tất Tố bức xúc về quyền nhân thân” trong đó ghi nhận:
“Vợ chồng con gái nhà văn Ngô Tất Tố cho rằng sách “Lều chõng” và “Việc làng”, do NXB Hội nhà văn và Nhã Nam ấn hành, vi phạm quyền nhân thân. Trong khi đơn vị thực hiện phủ nhận cáo buộc này.
Nhà văn Ngô Tất Tố sinh năm 1894, mất năm 1954. Đến nay ông mất đã 60 năm, nên quyền tài sản của ông đối với các tác phẩm không còn (Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định 50 năm). Tuy nhiên, quyền nhân thân được bảo hộ vĩnh viễn. Quyền nhân thân cho phép tác giả: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác phẩm”.
Tác phẩm Lều chõng xuất hiện lần đầu trên báo “Thời vụ” năm 1939, được Nhà xuất bản Mai Lĩnh in thành sách năm 1941. Còn Việc làng đăng lần đầu trên báo “Hà Nội tân văn”, được NXB Mai Lĩnh in thành sách năm 1940. Hai tác phẩm này được nhiều nhà xuất bản in lại nhiều lần. Gần đây, con gái nhà văn - bà Ngô Thị Thanh Lịch cùng chồng - ông Cao Đắc Điểm - lên tiếng về những bản in mà theo họ là bị cắt xén nhiều đoạn. Cụ thể, đó là hai bản Lều chõng và Việc làng do NXB Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phát hành năm 2014. Cả hai cuốn đều nằm trong bộ “Việt Nam danh tác” do Nhã Nam thực hiện.
Trong buổi gặp với phóng viên VnExpress chiều 15/12, ông Cao Đắc Điểm cung cấp nhiều tư liệu liên quan đến các bản in Lều chõng và Việc làng. Theo ông, bản in Lều chõng 2014 của Nhã Nam đã cắt bỏ gần 1.000 chữ và dẫn sai nội dung ở gần 20 chỗ so với bản đăng trên “Thời vụ” năm 1939. Ví dụ, bản 2014 của Nhã Nam cắt bỏ các đoạn: “Cô Nghè Thúy ngồi võng trong lễ vinh quy” - 79 chữ; đoạn “Bói Kiều” - 90 chữ; đoạn “xử phạt tội trai gái của một nho sĩ” - 196 chữ; đoạn “làm bài thuê ngay tại trường thi" - 282 chữ... Còn bản in Việc làng của Nhã Nam đã cắt bỏ hai đoạn văn, một ở “Phần VI - Góc chiếu giữa đình” và đoạn khác ở “Phần XII - Một tiệc ăn vạ”. Số chữ bị cắt là 789 chữ...”(ngưng trích)
Như thế, các sinh viên ngành vn chương, khi thực hiện các luận án Tiến Sĩ, luận án thạc sĩ... cần phải tham khảo bản gốc đã tuyệt bản, hay bản đang lưu hành đã bị sửa vô tội vạ bởi “các siêu nhà văn” kiểu mới?
Bên phía NXB Hội nhà văn và Nhã Nam cũng biện hộ rằng họ đã “in lại sách theo bản mà họ cho là bản in đầu tiên. Cụ thể, cuốn Lều chõng in theo bản của NXB Mai Lĩnh năm 1941, và Việc làng in theo bản của NXB Mai Lĩnh năm 1940.”
Tới đây, sẽ là vấn đề mới: bản văn nào là bản văn gốc?
Xin hỏi các nhà văn, rằng một cuốn tiểu thuyết, thí dụ, khi nhà văn cho tái bản có sửa chữa từ chính tác giả... và một thế kỷ sau, khi đời sau in lại, họ nên in theo ấn bản in lần đầu, hay nên in theo ấn bản có sửa chữa từ chính tác giả?
Và câu hỏi cho các Giáo sư văn học: bản nào sẽ dùng trong đại học? Hay nên dùng cả bản in lần đầu chưa sửa chữa, và bản tái bản có sửa chữa?
Còn gia đình người ta đó, có nên tham khảo người thân đang giữ gìn tài sản văn học đó hay không?
No comments:
Post a Comment