Hoàng
Giác sinh năm 1924, gốc làng Chèm, xã Thụy Phương, Từ Liêm,
Hà Nội. Hoàng Giác được theo học ở Trường Bưởi, một ngôi
trường rất nổi tiếng thời đó. Bạn học cùng lớp với ông nhiều
người sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng như Dzoãn
Mẫn, Ngọc Bích và Đoàn Chuẩn. Họ đều thuộc dòng nhạc tình
lãng mạn, sáng tác không nhiều, nhưng lại được nhiều người
biết đến. Đó là những nghệ nhân tài hoa thực sự trong làng
âm nhạc VN nửa đầu thế kỷ 20 và đã có công rất lớn tạo nên
nền tân nhạc nước nhà. Họ đều để lại những ca khúc bất hủ,
vượt thời gian mà bất cứ ai yêu nhạc cũng đều biết
đến.
Đầu
năm 1945, khi mới 21 tuổi, Hoàng Giác viết bài hát đầu tiên,
bài Mơ hoa. Đây là bài hát được nhiều người biết đến
và yêu thích nhất trong những sáng tác của ông. Nhưng bài mà
ông tâm đắc nhất là bài Ngày về. Cũng năm 1945 đó, Cách mạng
tháng Tám chống Pháp bùng nổ, cũng như những người yêu nước
chống ngoại xâm lúc ấy, Hoàng Giác hăng hái tham gia. Đến
khi toàn quốc kháng chiến, ông tham gia Đoàn Tuyên truyền
xung phong và tuyệt phẩm Ngày Về được ra đời sau đó,
vào những ngày cuối năm 1946. Hoàng Giác đã làm bài này trên
đường trở về thăm gia đình sau những chuyến đi công tác xa
nhà.
Lời
1:
Tung cánh chim tìm về tổ
ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm
thắm
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân
đi
luyến tiếc bao ngày
xanh.
Tha thiết mong tìm về bạn
cũ
nhưng cánh chim mịt mùng bạt
gió
vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung
mây
mờ khuất xa xôi nghìn
phương
Trên đường tha hương, vui gió
sương
riêng lòng ta mang mối nhớ
thương
âm thầm thương tiếc cho ngày
về
tìm lại đường tơ nay đã
dứt
Nghe tiếng chim chiều về gọi
gió
như tiếng tơ lòng người bạc
phước
nhắp chén men say còn vương bóng quê
hương
dừng bước tha hương lòng
đau.
Lời
2:
Trong bốn phương mờ hàng lệ
thắm
mơ đến em một ngày đầm
ấm
nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau
thương
tìm đến em nay còn
đâu.
Năm tháng phai mờ lời hẹn
ước
trong gió sương hình người tình
mến
oán trách ai quên lời thề lúc ra
đi
thôi ước mơ chi ngày
mai
Phong trần tha hương bao nhớ
thương
tim buồn ta mơ đôi bóng
uyên
lưng trời âu yếm bay tìm
đàn
lòng nguyện giờ đây quên quên
hết
Ta sống không một lời trìu
mến
như bóng con đò lạc
bến
lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi
pha
duyên kiếp sau ta chờ
mong.
Mượn
hình ảnh con chim lạc đàn, tác giả bộc lộ nỗi nhớ nhung gia
đình, quê hương, bạn bè và người thương: “Tung cánh chim tìm
về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đằm thắm, nhớ phút chia ly,
ngại ngùng bước chân đi, luyến tiếc bao ngày xanh”. Nội dung
bài hát xoáy vào nỗi đau của người tình bị thất hẹn và kết
thúc bằng lời than thở, ví số phận cô đơn của mình “như bóng
con đò lạc bến, lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi
pha”.
Tác
phẩm của Hoàng Giác không chỉ có Mơ hoa và Ngày về
mà còn có Lỡ cung đàn, Quê hương, Hương
lúa đồng quê, Bóng ngày qua,... và ba ca khúc hợp
soạn với nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ là Tiếng hát biên
thùy, Qua bến năm xưa và Trên đường
về.
Cũng
như một số nhạc sĩ cùng thời như Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong,
Doãn Mẫn,... gia tài âm nhạc của Hoàng Giác không vĩ đại
nhưng ông đã chứng minh một điều là trong nghệ thuật, số
lượng tác phẩm không hẳn là yếu tố quyết định. Hoàng Giác có
khoảng 20 bài hát, mỗi bài hát gắn liền với những kỷ niệm,
là những cảm xúc chân thật của con người ông về cuộc đời,
điều mà ông cho là quan trọng nhất khi sáng tác. Mơ
hoa là một cuộc tình nhỏ, trong sáng của người thanh
niên vừa bước vào đời; Quê hương là cảm xúc khi đi
qua những vùng quê trong kháng chiến chống Pháp; Ngày về
là nỗi lòng của kẻ đi xa nhớ về tổ ấm gia đình. Tất cả
đều là những nỗi niềm tâm sự của ông với cuộc đời. Mỗi bài
hát có một số phận và nhạc sĩ Hoàng Giác vẫn luôn thấy say
mê, hạnh phúc bởi những mảnh đời đó. Ông như một cánh chim
bạt gió, luôn khao khát được trở về với trời
xanh.
Định
mệnh đã đưa đến cho nhạc sĩ Hoàng Giác một người vợ tuyệt
vời để đồng cam cộng khổ, để làm điểm tựa tinh thần cho ông
trong giai đoạn lao đao nhất của đời
ông.
|
No comments:
Post a Comment