Cảm nhận về thời gian
Một giờ, một ngày, một năm trôi qua thật nhanh. Khi còn trẻ,
chúng ta thấy thời gian đi chậm, nhưng khi lớn lên thời gian trôi đi thật nhanh.
Càng lớn tuổi, cảm nhận về tốc độ của thời gian càng tăng nhanh
hơn.
Khi đã qua 25 tuổi, phần còn lại của cuộc đời sẽ trôi đi nhanh
hơn. Một nghiên cứu ở đại học Cincinnati , dùng 1 phương thức tính toán phức tạp
dựa theo cảm nhận chủ quan về tốc độ gia tăng của thời gian, cho biết nếu bạn 20
tuổi thì coi như bạn đã trải qua 1 nửa của cuộc đời, và nếu bạn 40 tuổi thì coi
như bạn đã trải qua 71 % cuộc đời….Thật tế thì thời gian trôi qua đồng đều đối với tất cả mọi lứa tuổi, thế nhưng tại sao càng lớn tuổi nhiều người có cảm nhận là thời gian qua mau ?
Có rất nhiều cách giải thích tại sao nhưng có lẽ 5 lý do như sau tương đối hợp lý nhất ?
1.Do tâm lý tuổi tác : Theo nhà tâm lý học nổi tiếng người Pháp Pierre Janet của thế kỷ 19 (1859-1947) thì độ dài của thời gian mà con người cảm nhận tỷ lệ nghịch với tuổi tác của mình. Nếu 10 tuổi : 1 phần 10, 30 tuổi : 1 phần 30. 60 tuổi : 1 phần 60. Có nghĩa là lúc 30 tuổi cảm thấy tốc độ của thời gian gấp 3 lần so với lúc có 10 tuổi và lúc 60 tuổi thì gấp 2 lần so với lúc 30 tuổi. Tuy không thể chứng minh bằng khoa học được nhưng cũng cho chúng ta những con số cảm nhận được ?. Nếu suy ngẫm chúng ta thấy 1 năm đối với trẻ em 10 tuổi là tăng 10% số tuổi , thế nhưng 1 năm đối với người 50 tuổi là chỉ tăng có 2%. Cũng có cách giải thích khác rất thú vị như : Một năm khi còn bé tạm coi là 1/80 cuộc đời, nhưng khi 60 tuổi trở đi thì 1 năm là 1/20 tuổi còn lại. Điều này chỉ có ý nghĩa tương đối nhưng lại rất đúng về mặt tâm lý.
2.Do áp lực công việc : Khi lớn lên, do trách nhiệm và bổn phận người lớn tuổi thường bận rộn cộng với áp lực giải quyết công việc tăng nên cảm giác thời gian trôi nhanh.
3.Do thói quen hàng ngày: Khi lớn lên, cuộc sống mỗi ngày thường đơn điệu, lập đi lập lại những công việc ở công ty và ở nhà, do đó cảm thấy thời gian qua nhanh. Cùng 1 công việc được lập đi lập lại nhiều lần thì não sẽ quen với những dự kiện đó nên tốc độ xử lý nhanh ra cho nên cảm thấy mỗi ngày trôi qua nhanh. Người có nhiều sở thích trong cuộc sống sẽ cảm nhận thời gian qua chậm hơn.
4.Do Nhịp đập của tim chậm : Lúc còn trẻ nhịp đập của tim nhanh nên nhạy cảm với thời gian , thấy thời gian qua chậm. Khi già nhịp tim chậm lại nên kém nhạy cảm (độn) nên cảm thấy thời gian qua nhanh. Trẻ em có nhịp tim nhanh hơn người lớn. Ở trẻ em là từ 110 đến 130 nhịp/phút, ở người lớn là 60-80 nhịp/phút
5.Do trí nhớ giảm: Khi lớn tuổi, đầu vào (input) ở não ít mà đầu ra(output) thì nhiều. Ở người trẻ, dung lượng tiếp nhận thông tin của não còn chỗ trống nên ghi nhận hầu như tất cả thông tin mà nó quan sát được. Còn ở người lớn tuổi thì khả năng lưu trữ thông tin kém hơn vì còn ít khoảng trống. 25 tuổi trở lên, mỗi ngày có tới 300 tế bào não bị hủy diệt và không có tế bào não mới nào được sinh sản thêm. Do đó cảm thấy thời gian qua nhanh. bằng chứng, chúng ta thấy người trẻ tuổi học ngoại ngữ nhanh hơn người lớn tuổi?
Chắc có bạn không hoàn toàn đồng ý với tôi về 5 lý do nêu trên?.
Một người bạn nói với tôi rằng : Thời gian không thay đổi đối với tuổi tác,
nhanh hay chậm là tùy theo hoàn cảnh và do cảm nhận của người đó. Ví dụ như 45
phút ngồi xem đá bóng cup thế giới thấy thời gian trôi mau , trong khi 45 phút
xếp hàng đợi lên máy bay sao thấy thời gian qua chậm”. Đúng không
bạn?
Tuy nhiên, dù nhanh hay chậm, có 1 điều mà chúng ta có thể khẳng
định là thời gian qua đi không thể quay trở lại được. Có người ước mong nó trở
lại đề có thể làm lại từ đầu (sửa sai) và cũng có người muốn được hưởng lại
những giây phút đã đi qua. Nó giống như tuyết mùa đông trên bãi cỏ mùa hè, thời
gian trôi đi là thời gian đã mất. Thời gian cho một đời người có giới hạn vì vậy
hãy tận hưởng quỹ thời gian quí báo còn lại của cuộc đời . Mỗi ngày là một niềm
vui. Một giờ ngày hôm nay phải đáng giá hơn 1 giờ ngày hôm qua ?
Montréal, ngày 4/12/2014
Ngô Khôn Trí
Ngô Khôn Trí
No comments:
Post a Comment