Sunday, December 28, 2014

SINH VẬT BÍ ẨN

Thông Tin sưu tầm các loài vật.
 
On Wednesday, 24 December 2014, 2:20, "Luận Do
 
 
 

NHỮNG SINH VẬT BÍ ẨN TRÊN THẾ GIỚI.

 
Sự xuất hiện của những sinh vật bí ẩn khiến nhiều người hoảng sợ bởi hình thù "không giống ai" của mình.
“Người khỉ” Ấn Độ
Năm 2001, ở thủ đô New Delhi Ấn Độ xuất hiện tin đồn về “người khỉ”. Các nhân chứng cho rằng sinh vật này nhìn bề ngoài trông giống một con khỉ, nhưng lại giống con người ở chỗ có mái tóc đen, đội một chiếc mũ bảo hiểm kim loại, bàn chân với móng vuốt kim loại dài.
alt

Cũng có người tuyên bố rằng sinh vật bí ẩn này có đôi mắt màu đỏ, thân dài 8 feet (2,4 mét).
Người tuyết Đông Phương
Con quái thú với cái tên “người tuyết Đông Phương” này được tìm thấy tại một rừng cổ lâu đời ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), sự xuất hiện của nó khiến các nhà khoa học phải bối rối.
alt

Theo nguồn tin từ phương tiện truyền thông Anh gần đây, các thợ săn địa phương đã bắt được con vật kỳ lạ này trong một khu rừng nguyên sinh tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, lúc đó họ nghĩ rằng nó là một con gấu.
 Thủy quái
Thủy quái có nguồn gốc từ thượng nguồn lưu vực sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, trong thời cổ đại nó được gọi là “Thủy Hổ”, hay còn có tên khác là “Hà Bá”. Trong quyển “U Minh Lục” có ghi lại sinh vật này được gọi là “Thủy Trùng”.
alt

Cái tên “Trùng Đồng” hay “Thủy Tinh”, dân gian thường gọi “Thủy Hầu Tử (khỉ nước)”, hình dáng như thân người ở trần, thân dài to nhỏ không đồng đều, mắt, tai, mũi, lưỡi, môi tương ứng đều có, đầu như đội một chiếc chậu, chịu được mực nước sâu khoảng 3 – 5 trượng, có nước thì rất dũng mãnh, nhưng khi không có nước thì yếu ớt, không có sức mạnh.
Thủy quái cũng là một sinh vật huyền thoại được lưu truyền rộng rãi trong truyền thuyết Nhật Bản. Địa điểm phát hiện ra xác ướp của Thủy quái chủ yếu tập trung ở Kyushu - Nhật Bản.
Đặc biệt là những xác ướp thủy quái nổi tiếng được đặt ở Imari quận Saga với cơ thể dài khoảng 40 cm. Mặt khác, ở Zuiryuji Osaka cũng có bức ảnh về mẫu vật xác ướp thủy quái.
 Rồng
Mẫu rồng quý hiếm này được sưu tầm đặt tại Osaka Zuiryuji. Tương truyền rằng, nó được vận chuyển từ Trung Quốc đến Nhật Bản vào thời đại Mạc Phủ – Minh Trị năm thứ 11.
Người nông dân Trung Quốc đã tìm thấy con rồng này cho biết, khi ông đi ngang qua bờ sông thì thấy một con rồng đang nằm  thở thoi thóp, liền lập tức dùng thanh gỗ đánh bất tỉnh, sau đó cho vào bao tải.
alt

Vào khoảng hơn 370 năm trước đây, một thương nhân Nhật Bản có được con rồng tại một cảng của Trung Quốc, sau đó chuyển bán cho một nhà chuyên sưu tầm Bandai Tsuru samurai. Nhà sưu tầm Bandai rất quý nó, đến nỗi không thể rời xa.
Bandai Tsuru samurai là một nhà sưu tầm nổi tiếng, trước khi qua đời vào tháng 9 năm Thiên Hòa thứ 2, ông đã đem tặng con rồng này cho Zuiryuji, Naniwa Ward, thành phố Osaka, Nhật Bản làm hòm Thăng Long. Trong đó, ông còn có nhiều bộ sưu tập khác bao gồm người cá, thủy quái… Đây đều là quà tặng của phú thương Bandai Tsuru samurai; và con trai ông là Showa sau 50 năm một lần nữa chế tạo lại cái hòm.
Cá lông dài
Ngày 25 tháng 10 năm 1924, tờ Daily Mail của London có đăng bài viết “con cá giống như gấu Bắc cực”, mô tả lại sự kiện được chứng kiến tận mắt.
Một con cá lông dài và hai con cá voi sát thủ đã chiến đấu với nhau trong suốt 3 giờ, nó sử dụng cái đuôi để tấn công lại con cá voi sát thủ, hơn nữa còn nhảy lên khỏi mặt nước khoảng 20 feet. Hugh Ballance, một trong những nhân chứng của vụ việc, đã mô tả rằng con vật này trông giống như một “con gấu Bắc cực khổng lồ” (“gấu Bắc cực khổng lồ” trong trận đấu cuối cùng).
alt

Được biết, sau đó xác chết của sinh vật này trôi dạt và mắc cạn tại bãi biển, nhưng không có nhà khoa học nào đến để lấy mẫu nghiên cứu, do đó không có cách nào để mô tả và đối chiếu tính chân thực trong các ấn phẩm sau này, cũng không có hình ảnh được công bố.
Những người dạo chơi trên bãi biển đã mô tả con cá lông dài có lông da màu trắng tuyết, đuôi có hình giống như tôm hùm, thân thể như khúc gỗ. Cơ thể con cá đã không còn có máu. Khách du lịch ước lượng nó có thân dài khoảng 47 feet (14 mét) và rộng 10 feet (3 mét) cao 5 feet (1,5 mét), đuôi dài 10 feet (3 mét), chiều dài đuôi là 8 (20 cm).
Theo Nhân Mã/Gia đình Việt Nam

No comments: