Monday, December 08, 2014

NGỦ

Vì sao chúng ta cần ngủ? Câu hỏi này vẫn làm đau đầu nhiều nhà khoa học nhưng giờ đây đã có một số giả thiết lý thú giải thích lý do tại sao chúng ta cần ngủ mỗi ngày.
Một số người cần ngủ tám tiếng. Một số người chỉ cần bốn tiếng là đủ. Nhưng suy cho cùng thì ai cũng cần phải ngủ. Ngủ quan trọng giống như thở và ăn vậy.
 
Vẫn chưa hiểu giấc ngủ
 
Ấy vậy mà, sau hàng chục năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn không biết tại sao chúng ta lại ngủ.
Tuy nhiên, đã xuất hiện một số đầu mối và giả thiết lý thú. Một đầu mối rất rõ ràng là tất cả chúng ta đều cảm thấy khỏe hơn sau một giấc ngủ ngon và cảm thấy mệt nếu không ngủ đầy đủ.
Ở con người thì nhu cầu ngủ sẽ rất mạnh sau nhiều ngày không ngủ đến mức không gì có thể đánh thức được bạn. Có trường hợp ngủ đứng ngay cả khi bị người khác đá hoặc chơi nhạc inh ỏi ngay bên tai.
Chỉ cần vài ngày không ngủ thì đầu óc con người sẽ lẫn lộn, hay quên và bị ảo giác. Kỷ lục thế giới về việc không ngủ là 11 ngày liên tiếp.
 
Nhưng nếu nói chúng ta cần ngủ vì chúng ta mỏi mệt chẳng khác gì nói rằng chúng ta cần ăn vì đói. 
 
Vấn đề là tại sao chúng ta lại ngủ, chứ không phải tại sao chúng ta cần ngủ.
 
Một giả thiết được đưa ra trong những năm gần đây là giấc ngủ giúp chúng ta xử lý và củng cố những điều mới thu nạp vào trí nhớ. Bộ nhớ của con người là một kỳ quan tâm lý học và một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ giúp duy trì trí nhớ mà chúng ta không thấy được.
 

Ngủ trưa có lợi
 
image
Nhiều khi quá mệt mỏi trong giờ làm việc, bạn nên ngủ một chút
 
Một trong số đó là ông Matthew Walker và các đồng nghiệp ở Đại học California đã có các bài kiểm tra năng lực như ghi nhớ với một loạt các hình được trưng ra trên máy tính. Một nửa những người tình nguyện tham gia bài kiểm tra này tiếp xúc các hình này vào buổi sáng và nửa còn lại vào buổi tối. Để kiểm tra trí nhớ những người này ông Walker đưa họ trở lại phòng thí nghiệm. Những người trong ca sáng từ sau đó đã không ngủ còn những người trong ca tối quay lại sau khi đã được ngủ một đêm.
 
Kết quả là những người được ngủ nhớ những gì họ đã học tốt hơn.
 
Có một tin tốt dành cho những người thích ngủ trưa hay có thói quen chợp mắt một chút. Những nghiên cứu so sánh tương tự cho thấy bạn sẽ có trí nhớ tốt hơn nhờ vào giấc ngủ ngày. Do đó, nếu bạn đã học hành hay làm việc căng thẳng trong buổi sáng thì cũng đừng có quá khe khắt với bản thân nếu bạn muốn chợp mắt một chút.
 
Một trường phái cho rằng giấc ngủ giúp cho trí nhớ bằng cách tái khởi động và tái tổ chức lại trí nhớ mà không bị những suy nghĩ mông lung chen vào. Bằng chứng của việc này đến từ một số nghiên cứu sử dụng các biện pháp ghi lại trực tiếp hoạt động của não bộ. Chẳng hạn khi dơi được huấn luyện tìm đường trong một mê cung thì não bộ của chúng trong khi ngủ cũng hoạt động theo đúng quy trình mà khi chúng đang bay trong mê cung. Điều này cho thấy não bộ đang ghi nhớ lại những gì đã xảy ra.
 
Một giấc ngủ cũng giúp làm vơi đi những trải nghiệm tiêu cực. Một công trình nghiên cứu được công bố hồi năm ngoái của nhóm của ông Walker cũng đưa ra một giả thiết thú vị rằng bộ não của chúng ta trong khi ngủ cũng xử lý những điều đau buồn mà chúng ta đã trải qua.
 
Giấc mơ từ trí nhớ
 
Từ đó chúng ta có được hiểu biết quan trọng về một hiện tượng lý thú là giấc mơ. Những chuyến phiêu lưu lạ kỳ trong đầu chúng khi chúng ta ngủ có thể là sản phẩm của việc trí nhớ chúng ta tái khởi động để giữ cho nó luôn tươi mới và của việc não bộ chúng ta đang tìm cách tìm liên kết tất cả những gì mà chúng ta đã trải qua.
 
Điều này cũng giải thích tại sao khi mất ngủ thì gây ra ảo giác. Nếu trí nhớ của chúng ta không được tái tổ chức lại do mất ngủ thì giấc mơ sẽ xuất hiện khi chúng ta đang tỉnh khiến chúng ta khó mà phân biệt được đâu là thực tế còn đâu là đời sống nội tâm.
Bên cạnh việc giấc ngủ giữ cho đầu óc của chúng ta khỏe mạnh, nó còn giúp cơ thể chúng ta thực hiện một số công việc ‘quản gia’ chẳng hạn như sửa chữa những tế bào bị hư hại.
Tuy nhiên một số khoa học gia cho rằng mục đích của giấc ngủ không phải là để phục hồi hư hại. Thật ra, họ cho rằng cách đặt vấn đề ‘tại sao chúng ta ngủ’ là sai lầm. Vấn đề đúng phải là ‘tại sao chúng ta thức’.
 
image
 
Nếu con người trong trạng thái an toàn, ấm áp và no đủ thì sẽ phí phạm năng lượng nếu họ tỉnh táo và vận động và có thể còn gặp rắc rối. Theo cách lập luận này thì các nhà khoa học cho rằng bạn chỉ nên thức khi bạn buộc phải thức và ngủ khi cần thiết.
 
Một điều chắc chắn là không chỉ chúng ta cần phải ngủ mà giấc ngủ còn giúp ích cho cơ thể và tinh thần. Mặc dầu mỗi người trong chúng ta cần thời lượng ngủ khác nhau, trung bình con người cần ngủ bảy tiếng mỗi ngày và những ai ngủ ít hơn mức này nhiều sẽ có rủi ro bị mắc nhiều chứng bệnh khác nhau như bệnh tim và bị giảm thọ.
 
Do đó, thay vì cảm thấy tội lỗi nếu bạn cảm thấy muốn ngủ thì hãy nghĩ rằng giấc ngủ sẽ đem lại lợi ích như thế nào cho bạn.
Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết dưỡng sinh thực sự rất hữu ích đối với mọi người:

 
1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê răng, chắc răng.
2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất xơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.
3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. Khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở.

9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều.

11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội.

12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.
 
13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít.

14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông.

15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do vui chơi;

16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo,dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như xát muối.

21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23, Gối đầu chọn không đúng càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.
25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

No comments: