Sự Sống Trên Sao Hỏa?
Lý Thái
Khí Methane Bí Ẩn Trên Sao Hỏa 1
Chiếc xe
thám hiểm Curiosity hiện đang di chuyển trên Sao Hỏa vừa đo đạc những thông số
cần thiết, gần đây đã thấy lượng khí methane (CH4) đã tăng gấp 10
lần một cách đáng ngạc nhiên so với số lượng đo được chỉ vài tháng trước. Trên
trái đất của chúng ta, sự sống là nguồn sản xuất chính của khí methane, và như
vậy sự suy đoán mạnh dạn có thể nói là có một loại sự sống nào đó - có thể là vi
khuẩn - đang tạo ra khí methane dưới bề mặt của Hỏa tinh. Tuy nhiên cũng có thể
tồn tại các khả năng khác, với một mô hình dẫn đầu là sự thải khi methane đột
ngột là do các hóa chất nào đó trong lớp đất pha trộn với mạch nước ngầm.
Dự đoán nguồn gốc của khí methane - minh
họa của Hội thảo Methane, Frascati Italy, Villanueva et al. 2009, ESA Medialab,
NASA
Bức hình minh họa trên đây mô tả nguồn gốc của khí methane trên Sao
Hỏa theo dự đoán của các nhà khoa học. Nguồn gốc phát xuất của khí methane trên
sao Hỏa là một lãnh vực nghiên cứu rất tích cực. Đã có những sứ mạng giao phó
cho các chiếc xe thám hiểm như Curiosity và Mars Orbiter Mission của Ấn Độ tìm
kiếm manh mối bằng cách đo những sự biến chuyển lượng khí methane và các sản
phẩm phụ có thể có trong các quá trình khác nhau của diễn biến phát sinh khí
methane.
Bằng chứng cụ thể về sự sống trên Hỏa tinh 2
Tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa bắt đầu thú vị hơn vào cuối tháng
bảy (2014) khi báo Huffington Post đưa tin về một khám phá đáng kinh ngạc của
các nhà khoa học của Đại học Carnegie Institution of Science và Đại học New
Mexico. Sau khi phân tích hai thiên thạch trên sao Hỏa, các nhà nghiên cứu đã
ước tính vào lượng nước trong lớp vỏ của sao Hỏa, cho là khoảng giữa 70 đến 300
phần triệu (ppm). So sánh với trái đất của chúng ta có chứa từ 50 đến 300 ppm.
Sao Hỏa thực sự có thể có nhiều nước hơn Trái Đất, và đã có thể thực sự nuôi
dưỡng sự sống trong môi trường phong phú H2O của nó.
Và mới tuần trước đây, tờ The Inquisitr lại báo cáo về phát hiện
ly kỳ của xe thám hiểm Curiosity - sự tăng đột biến của khí methane trong khí
quyển của sao Hỏa kéo dài tới hai tháng. Điều này chỉ có thể có hai điều: -
một, là sự tương tác của nước và nhiệt trên sao Hỏa đang gây ra sự kiện phát
sinh khí methane theo địa chất học được gọi là serpentization, - hai, những
biên độ tăng đột biến methane có thể thực sự là chất thải của các vi khuẩn trên
sao Hỏa.
Tuy nhiên, có một khả năng là các biên độ cao của methane này
thực sự được gây ra bởi các sinh vật chưa được phát hiện trên sao Hỏa. Bất kể
nguyên nhân thực sự là gì, phát hiện mà xe Curiosity đã làm cho nhân loại bước
một bước gần hơn đến cuộc sống khám phá bên ngoài hành tinh chúng ta.
Thông tin này thật là thú vị cho một số người, nhưng làm cho
những người khác lo sợ. Được một lần, chúng ta đang tiến gần hơn tới việc lật
tẩy một trong những niềm tin phổ biến nhất trên thế giới rằng chúng ta đang ở
một mình trong vũ trụ bao la.
Lý Thái
Tham khảo:
No comments:
Post a Comment