Thăm chiến trường xưa Waterloo ở vương quốc Bỉ
Triệu Phong
Đồi Sư Tử (Butte du Lion) do vua Hòa Lan cho xây năm 1820 để
tưởng niệm trận Waterloo. (Hình: Colnav Nguyen)
Waterloo nằm cách thủ đô Brussels của Bỉ chỉ chừng 10 cây số về
hướng Nam, vậy mà tôi chưa lần nào có dịp đặt chân đến, mặc dù đă từng ghé
Brussels không dưới 5 lần. Mãi đến cuối Tháng Mười năm nay cơ hội mới đến với
tôi.
Đặt chân lên Waterloo, nếu không vào viện bảo tàng chắc không mấy ai hình dung ra được tại nơi này, cách đây xấp xỉ 100 năm đã từng diễn ra trận đánh vô cùng ác liệt, giữa quân Pháp do Hoàng Đế Napoleon Bonaparte chỉ huy với Đệ Thất Liên Minh gồm quân Anh, Phổ, Áo và Nga. Trong trận này hai bên có hơn 45.000 người hoặc chết hoặc trở thành tàn phế vĩnh viễn và 12.000 con ngựa bị bỏ thây. Quan trọng hơn nữa, trận này kết thúc sự nghiệp lẫy lừng của Napoleon, người được mệnh danh là một thiên tài quân sự.
***Đặt chân lên Waterloo, nếu không vào viện bảo tàng chắc không mấy ai hình dung ra được tại nơi này, cách đây xấp xỉ 100 năm đã từng diễn ra trận đánh vô cùng ác liệt, giữa quân Pháp do Hoàng Đế Napoleon Bonaparte chỉ huy với Đệ Thất Liên Minh gồm quân Anh, Phổ, Áo và Nga. Trong trận này hai bên có hơn 45.000 người hoặc chết hoặc trở thành tàn phế vĩnh viễn và 12.000 con ngựa bị bỏ thây. Quan trọng hơn nữa, trận này kết thúc sự nghiệp lẫy lừng của Napoleon, người được mệnh danh là một thiên tài quân sự.
Năm 1813, sau khi thất bại ở trận Leibzig, nơi thuộc nước Đức ngày nay, Napoleon bị buộc phải thoái vị theo Hiệp Ước Fountainebleau và bị đày ra đảo Elba, nằm ở ngoài khơi vùng Tuscany nước Ý. Hai năm sau, nghe đồn sắp bị đày ra một đảo khác giữa Đại Tây Dương, ông cùng gần 1.000 người thân tín trốn về Pháp và được dân chúng tôn vinh trở lại ngôi hoàng đế. Vua Louis XVIII phải trốn khỏi Paris. Năm ngày sau, các cường quốc nhóm họp ở Áo tuyên bố Napoleon bất hợp pháp. Bốn nước Anh, Nga, Áo và Phổ kết hợp kéo 150.000 quân đi trừng phạt Napoleon. Trở về Paris, Napoleon trị vì trong thời kỳ sau này gọi tên là Thời Kỳ Một Trăm Ngày. Tập hợp được 200.000 quân, ông quyết định kéo đi chận đầu trước khi hai đạo quân của Anh và Phổ tiếp xúc được với nhau. Quân Anh do Công Tước Wellington lãnh đạo đang đóng chung quanh Brussels, trong khi quân Phổ của Thống Chế Blucher từ sông Rhine đang tiến đến bắt tay quân Anh.
Hoàng Đế Pháp Napoleon Bonaparte.
Công Tước Wellington, chỉ huy đạo quân Anh.
Thống Chế Blucher, thống lĩnh đạo quân
Phổ.
Chiến thuật của Napoleon là phải kịp thời chận đứng, không để
cho hai đạo quân này gặp nhau. Đêm 15 Tháng Sáu 1815, 125.000 quân Pháp và
25.000 con ngựa tiến lên phía Bắc. Hôm sau họ vượt qua Charleroi (thuộc Bỉ ngày
nay) rồi tới một vùng cao, nơi con đường chia thành hai nhánh, phía trái đi về
hướng Brussels và phía phải đi Fleurus. Napoleon dừng quân tại đây. Ngày 16
Tháng Sáu, Thống Chế Blucher đặt bản doanh tại một nhà cối xay ở Brye, trong khi
cách đó vài cây số về phía Nam, Napoleon đặt bộ chỉ huy tại một nhà cối xay khác
ở Fleurus, nơi ông có thể dùng viễn kính để quan sát sự chuyển quân của đối
phương. Lực lượng quân Phổ gồm 84.000 lính và 216 đại bác đóng tại Ligny, hy
vọng sẽ bắt tay với đạo quân của Công Tước Wellington vào buổi chiều. Napoleon
dàn trận với 67.500 quân và 164 đại bác. Lúc 3 giờ trưa, ông ra lệnh tấn công.
Ligny ngập trong biển lửa từ những đại bác được ngắm kỹ của quân Pháp. Quân Phổ
chờ viện binh từ quân Anh trong vô vọng. Đến 10 giờ đêm, quân Pháp chiến thắng
mặc dù thua hẳn về quân số lẫn trang thiết bị. Quân Phổ tuy thua trận đánh nhưng
chưa thua cuộc chiến, họ lui binh, để lại 20.000 lính chết và bị thương khác
trên chiến trường. Hôm sau Napoleon mất thời cơ có được ngày trước ở trận Ligny.
Quân Wellington rời khỏi Brussels từ đêm trước nay đang dàn trận trên một ngọn
đồi, ngày nay có tên gọi là Mont St-Jean, nằm giữa đường nối liền Brussels và
Charleroi. Kế hoạch cùa họ là né tránh quân Pháp cho tới khi quân của Blucher
đến nơi. Công Tước Wellington đặt bộ chỉ huy tại một nhà bưu điện cũ của làng
Waterloo. Chiều ngày 17, trời chợt đổ mưa giông lớn khiến mặt đất trở nên thật
lầy lội. Sau 6 giờ chiều, Napoleon đến quán Belle Alliance, nằm trên đường dẫn
lên Brussels, cách Waterloo 9 cây số về hướng Nam. Ông nhìn quân của Wellington
đóng trại ở bên kia thung lũng, khoảng cách chỉ 1 cây số rưỡi. Ông vào trú trong
một trại bò sữa có tên gọi là La Caillou. Mưa có vẻ như không bao giờ dứt. Lính
kỵ binh ngồi trên yên ngựa tìm cách ngủ một ít, còn lính bộ binh thì tìm chỗ
tương đối khô ráo trong cánh đồng bắp để nghỉ ngơi. Gỗ được châm vào các lửa
trại liên tục, tạo nên một màn khói cay xè nhưng không làm cho ấm thêm chút nào.
Chưa nản lòng vì thua trận ở Ligny trong đó Tướng Blucher cũng bị thương, quân
Phổ nhổ trại lúc bình minh ngày 18 Tháng Sáu để tiếp tục tiến về hướng Tây.
Blucher cảm thấy phấn khởi, tin tưởng rằng, một khi bắt tay được với quân Anh,
binh sĩ ông sẽ thắng được Napoleon không mấy khó khăn. Napoleon và lính ông cũng
dậy sớm vào sáng Chủ Nhật. Định mệnh như đã an bày, mưa tầm tả làm che mất tầm
nhìn và cuộc tấn công dự trù bắt đầu lúc 9 giờ sáng phải hoãn lại. Đại bác trở
nên rất khó chuyển dịch trên đất bùn, mặc dù mỗi khẩu đội gồm 15 lính và 12 con
ngựa. Dù điều kiện không được hứa hẹn, Napoleon vẫn tin chắc chiến thắng sau
cùng sẽ thuộc về ông. Napoleon hiệu triệu ba quân: “Hỡi các ông, nếu các ông
tuân hành đúng theo lệnh của tôi, đêm nay chúng ta sẽ ngủ ở Brussels.” Napoleon
từ quán trọ Belle Alliance ra lệnh tấn công lúc 11 giờ rưỡi sáng. Quân Anh chìm
ngập trong biển lửa từ 120 khẩu đại bác của Pháp. Ở phía bên kia, Công Tước
Wellington ẩn mình dưới một gốc cây đu để chỉ huy ba quân. Tại thung lũng nằm
giữa Mont St Jean với Belle Alliance là dinh cơ cỗ xưa Hougoumont nằm ở phía Tây
và trang trại La Haie Sainte bên hướng Đông, trên con đường dẫn lên Brussels, cả
hai đều đóng đầy quân Anh. Quân Pháp nếu muốn đánh chiếm Mont St-Jean thì phải
lấy cho được hai cứ điểm này trước. Cuộc tấn công vào Hougoumont bắt đầu lúc sau
11 giờ sáng, một trận đánh kéo dài và cam go. Đến 5 giờ chiều, quân Pháp bỏ cuộc
và lui binh. 3.000 xác lính Pháp chất đống bên ngoài vòng thành của dinh cơ. Lúc
1 giờ trưa, Napoleon làm một quyết định liều lĩnh khi ra lệnh tấn công vào ngay
giữa thung lũng, sau khi được tin quân Phổ đang kéo gần đến. Quân Pháp ào xuống
theo đội hình từng khối 4.800 người, xếp thành 24 hàng, mỗi hàng 200 lính. Lực
lượng quân Anh chờ sẵn sau các lỗ châu mai ở La Haie Sainte hay sau các ngọn
đồi. Một trận mưa đại bác bất chợt đổ xuống, hằng ngàn quân Anh túa ra, nhả đạn
liên tục. Quân Pháp tuy đông hơn đối phương, chiến đấu như cuồng say. Việc tiêu
diệt địch quân ngày càng khó hơn một khi khối người ngựa chết ngày càng chồng
chất làm cản đường tiến. 6 giờ rưỡi chiều hôm đó, cờ tam tài của Pháp kéo lên
trên La Haie Sainte. Mặt trận của Công Tước Wellington tại trung tâm của Mont St
Jean bắt đầu lung lay. Ông không còn quân dự bị nào, chỉ còn hy vọng vào sự kéo
đến của đoàn quân Phổ của Blucher. Napoleon cũng không hơn gì, ông chỉ còn một
tiểu đoàn dự bị, vào lúc các lữ đoàn đầu tiên của quân Phổ vừa đến nơi lúc 7 giờ
30 tối. Hoàng đế tung toán hậu vệ của ông đánh xuống đồi Belle Alliance. Xạ thủ
Anh bắn gục họ lần lượt ở tầm nhắm gần. Đến 8 giờ 30, Thống Chế Blucher và đạo
quân Phổ còn lại đến nơi. Đến lúc này, biết sắp bại trận đến nơi, quân Pháp mạnh
ai nấy thoát thân, trong khi quân Anh và quân Phổ từ các ngọn đồi túa xuống,
truy kích quân Pháp. Lúc 9 giờ rưỡi tối, Wellington và Blucher ôm chầm lấy nhau
mừng chiến thắng. Tin quân Pháp đại bại đến Brussels lúc 10 giờ đêm. Bốn ngày
sau, Napoleon lần thứ hai đọc bản tuyên bố thoái vị tại Paris. Từ đây ông bị đày
ra đảo St Helena nằm giữa Đại Tây Dương. Waterloo làm hao tổn 15.000 quân của
Tướng Wellington và 7.000 của Thống Chế Blucher. Napoleon mất 25.000 quân với
8.000 bị bắt làm tù binh.
Sau khi đã hiểu câu chuyện, chúng ta hãy cùng xem phim
“Waterloo” do Nga và Ý hợp tác thực hiện:https://www.youtube.com/watch?v=oKmqRqY0RLg
***
Nhiều địa thế của chiến trường này nay đã thay đổi, khác với hồi
1815. Năm 1820, vua Hòa Lan William Đệ Nhất ra lệnh lập một chỗ tưởng niệm tại
nơi ông tin là Thái Tử xứ Orange, con trai ông, đã bị thương. Chỗ này nay có tên
gọi là Đồi Sư Tử (Butte du Lion). Đây là một mô đất khổng lồ hình nón, cao 43 m,
chu vi 520 m, được đắp với 300.000 mét khối đất, lấy từ trung tâm của phòng
tuyến quân Anh. Đồi Sư Tử hoàn tất năm 1826, còn được biểu hiệu như chiến thắng
của liên minh. Trên đỉnh đồi có tượng một sư tử làm bằng đồng, truyền thuyết cho
rằng được đức từ đồng nấu lại từ các khẩu đại bác của Pháp thu được trên chiến
trường. Tượng mô phỏng theo biểu tượng của vương quyền Hòa Lan, tượng trưng cho
sự can đảm và chân phải đặt trên quả cầu, biểu hiệu cho sự chiến thắng trên toàn
cầu. Tượng đặt trên một bệ đá cao. Tượng nặng 31 tấn, cao 4,45 m và dài 4,5 m.
Từ chân đồi lên đến chân tượng, du khách ngày nay phải leo khoảng 277 bậc
thang.
Một phần cảnh trận đánh vẽ trên tường. (Hình:
Colnav Nguyen)
Bãi chiến trường Waterloo từ Đồi Sư Tử nhìn về
hướng Tây Nam. (Hình: Colnav Nguyen)Văn hào Victor Hugo trong cuốn Les Miserables có đoạn nhắc lại cảm tưởng của Công Tước Wellington khi ông trở lại chiến trường xưa hai năm sau, Trước cảnh cũ, ông thốt lên: “Họ thay đổi bãi chiến trường của tôi hết mất rồi!”
***
Ở chân Đồi Sư Tử ngày nay có một khu lưu niệm gồm nhà bảo tàng, phòng chiếu phim thuyết minh và một phòng panorama đặc biệt, bên trong vẽ miêu tả toàn cảnh của trận Waterloo. Phòng panorama là một nhà vòm, leo cầu thang bước lên trung tâm nhà, khách có thể nhìn thấy toàn cảnh trận Waterloo vẽ bằng sơn màu trên tường, vòng khắp 360 độ. Nếu đã đọc kỹ qua trận đánh có lẽ phải đứng cả ngày mới hả dạ vì càng quan sát càng thấy quen thuộc với từng chi tiết. Dưới đây là một vài hình chụp lại từ hình vẽ trên tường.
***
Viếng thăm Đồi Sư Tử xong, để đầy đủ hơn nên thẳng lên Brussels, vào xem viện bảo tàng quân sự, nơi trưng bày từ máy bay đến chiến xa, vũ khí, quân trang, quân cụ qua các triều đại, trong đó có khu vực dành riêng cho trận Waterloo.
Khu vực trưng bày quân trang quân cụ sử dụng trong trận Waterloo. (Hình: Colnav Nguyen)
Tượng bán thân Công Tước Wellington. (Hình: Colnav Nguyen)
Vũ khí cá nhân của sĩ quan kỵ binh Pháp (trên) và Phổ (dưới).
Gươm, lưỡi lê đào được ở cánh đồng nơi trước đây là chiến trường. (Hình : Colnav Nguyen)
Một đường phố thị trấn Waterloo ngày nay. (Hình :
Colnav Nguyen)
No comments:
Post a Comment