HOA TRONG MÓN ĂN NGƯỜI VIỆT
Sưu tầm
1. Bông bí
2. Hoa chuối:
3. Bông điên điển:
4. Bông lục bình:
5. Bông lẻ bạn:
6. Bông hẹ:
7. Bông mướp:
8. Bông kim châm:
9. Bông súng:
10. Bông sen:
11. Bông sầu đâu:
12. Bông so đũa:
13. Hoa thiên lý:
14. Hoa Atiso:
Sưu tầm
Hoa làm quà tặng cho người yêu quý, hoa trong bình trang trí cho ngôi nhà thân thương và có những loài hoa còn có trong món ăn, trong bữa cơm suốt bốn mùa trong năm.
Nhiều dân tộc có các món ăn chế biến từ
các loài hoa như: người Nhật ăn hoa cúc đồng, người Pháp nấu thức ăn với
choux-fleur, artichaut , người Hy Lạp dùng bông bí để chiên, dân Nam Mỹ
có hoa của cây yucca dùng làm salad , xào. Ở Việt Nam, có nhiều món ăn
được chế biến từ các loại hoa như: bông bí, hoa chuối, bông điên điển,
bông lục bình, bông hẹ, hoa hiên, bông lẻ bạn, bông mướp, bông sầu đâu,
bông so đũa, bông sen, bông súng và hoa thiên lý.
1. Bông bí
Bông bí dùng để ăn là bông bí đực của
cây bí rợ, không thể đậu trái. Bông bí lớn, màu vàng tươi rất vui mắt.
Bông bí được cắt chừa cuống dài, bó thành bó nhỏ đem ra chợ bán, nhưng
không có nhiều, chỉ có theo mùa. Thông thường bông bí đem về được rửa
sạch, sau đó luộc chấm nước kho cá, kho thịt hay chấm nước tương dầm ớt.
Bông bí luộc có vị ngọt, hơi nhân nhẫn, phần tiếp giáp giữa cuống và
bông hơi dai dai, ăn rất ngon. Bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi,
xào thịt bò, xào nghêu…xào bông bí phải canh cho vừa chín mới còn dòn.
Món đặc sắc nhất của bông bí là “bông bí dồn thịt chiên“ hay còn gọi là
chả bông bí.
Bông bí vừa chớm nở phải hái xuống ngay,
tướt xơ ở cuống, bỏ tâm, rửa sạch, để ráo. Tôm, mực, thịt nạc vai heo
quết nhuyễn, trộn tiêu hành, mắm muối, bột năng. Bẻ gập các cánh hoa úp
đè lên nhau, nhẹ tay bỏ vào chiên với lửa nhỏ để bông bí còn màu vàng
tươi, không bị cháy xém. Chả bông bí beo béo, thơm thơm, chấm nước tương
dầm ớt. Món ăn này thường được làm trong những ngày giỗ, tết của gia
đình hay tụ họp, đãi đằng. Chả bông bí không những phổ biến ở miệt vườn
lục tỉnh nam bộ mà còn nổi tiếng ở Huế nữa.
2. Hoa chuối:
Người miền Bắc gọi là hoa chuối, người
miền Nam lại gọi là bắp chuối. Thường buồng chuối trổ đủ nải rồi, người
ta cắt bớt đi các bắp chuối. Bắp chuối có màu tím, ngon nhất là bắp
chuối hột. Bắp chuối được chế biến thành nhiều món ăn như: trộn gỏi, nấu
canh, ăn ghém và chiên làm đồ chay…
- Gỏi bắp chuối (nộm hoa chuối): Bắp
chuối lột bỏ phần bẹ già, còn phần non xắt mỏng, ngâm nước pha chanh hay
dấm cho khỏi đen và ra bớt nhựa, vớt ra, để ráo.Trộn chung với tôm thẻ,
thịt heo luộc, hến, gà luộc xé phay hay vịt luộc chặt miếng… rồi rau
răm, củ hành tây xắt mỏng, đậu phọng rang giã nhỏ, nước mắm pha đường,
chanh, tỏi, ớt.
- Canh chua bắp chuối: Bắp chuối phần non thái mỏng, nấu canh chua me dầm với tôm, cá, lươn…
- Bắp chuối bào trộn với các thứ rau sống khác, rau muống chẻ để ăn chung với các món nước như: bún riêu, bún bò, lẩu các loại…
- Phần trắng giữa bẹ bắp chuối được dùng thế mì căn làm món chay như gà xào xả ớt, tôm lăn bột chiên.
3. Bông điên điển:
Còn được gọi là “hoa mùa lũ” hay “hoa
cứu đói”. Do mỗi năm, khoảng một tháng sau khi nước lên theo mùa, ở vùng
châu thổ sông Cửu Long, bông điên điển trổ đầy cành những cánh hoa vàng
rực rỡ, trên những cánh đồng ngút ngàn. Trong những ngày không làm việc
được để kiếm tiền, người nông dân chống xuồng ba lá đi hái bông điên
điển tươi bán đổi gạo, làm dưa, hay nấu cháo với bông, luộc bông ăn cầm
cự đói.
Bông điên điển nhặt, rửa sạch, ngâm với
giá sống trong nước muối có độ mặn vừa phải, chừng 3 ngày thì chua,
thành dưa điên điển, dùng chấm nước kho cá, kho thịt, nấu canh với cá
rô. Mùa nước nổi là mùa tôm cá sinh sôi đầy đặc dưới nước. Người ta
giăng lưới, câu, xúc, kéo vó quanh nhà chừng nửa giờ là có cá rô con, rô
mề cỡ mấy ngón tay. Canh dưa điên điển cá rô chẳng cần nêm, nếm gì thêm
cũng đủ vị mặn, chua hấp dẫn.
Bông điên điển dùng làm rau sống nhúng
lẩu cá, lẩu mắm, xào tép, thay giá làm nhân đổ bánh xèo với thịt heo, ăn
với các loại rau, đọt trong vườn, chấm nước mắm pha tỏi ớt; bông điên
điển làm mắm chay hoặc nấu canh chua rất ngon. Mùa điên điển ra bông
cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ trôi giạt xuống vùng sông Tiền, sông Hậu.
Cá linh nấu với me sống vừa chua, làm lẩu, nhúng chỉ duy nhất bông điên
điển vào. Bông điên điển còn có thể được nấu canh chua với cá bông lau,
đậu bắp.
4. Bông lục bình:
Còn có tên là sen Nhật, bèo tây. Lục
bình là thân cây cỏ, sống nổi trên mặt nước, có cuống phồng lên thành
phao nổi. Lá có gân, hình cung. Hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa không
đều, có màu tím xanh, đài hoa và tràng hoa cùng màu, dính liền nhau ở
gốc. Cánh hoa trên có đốm vàng, 6 nhụy (3 dài, 3 ngắn). Người ta dùng
bông lục bình làm gỏi, chấm nước cá kho.
5. Bông lẻ bạn:
Cây lẻ bạn có nguồn gốc từ các nước
Trung Mỹ, được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Cây trồng trong chậu làm cây
cảnh, trồng ngoài vườn để làm thuốc. Cây có thân rất ngắn, lá mọc gần
như sát đất. Lá không cứng, có bẹ, đầu thuôn dài, mặt trên màu xanh lục,
mặt dưới màu đỏ tím.
Cụm hoa nhỏ, mọc ở nách lá, ngoài có hai
mo úp vào nhau, giống như vỏ con sò, nên còn được gọi là bông sò huyết
(oyster plant). Hoa màu trắng, dùng làm thuốc trị ho, hay nấu canh với
xương heo ăn cho mát, bồi bổ cơ thể suy nhược.
6. Bông hẹ:
Cây hẹ đây là hẹ trồng, chứ không phải
hẹ nước để ăn mắm kho. ông hẹ tiếng Tàu gọi là Cửu thái, tiếng Anh là
Chives. Bông hẹ màu trắng. Nấu canh với đậu hủ tươi ăn giải nhiệt . Xào
với lòng gà (tim, gan, mề), nghệ ăn để trị ho.
7. Bông mướp:
Cây mướp dễ trồng, thuộc họ dây leo,
chưa phủ kín giàn đã ra hoa. Người ta thường có câu: ”Nụ cà, hoa mướp“.
Hoa mướp màu vàng rực, nụ hoa tròn và đen. hông bằng bông bí, nhưng hoa
mướp cũng được dùng luộc, xào lòng gà, ngon nhất là hoa mướp hương, ăn
bùi và béo.
8. Bông kim châm:
Tiếng Tàu gọi là kim châm hay hoàng hoa.
Tiếng Việt gọi là hoa hiên. Cây thường mọc hoang. Cuống hoa dài từ 80-
100 cm, đầu cuống chẻ làm hai, có từ 6-12 hoa. Hoa màu vàng, phơi khô
thành màu nâu. Người ta thường dùng hoa kim châm khô với nấm mèo để nấu
canh, hầm thuốc bắc, tiềm vịt, gà… Hoa kim châm có vị ngọt, tính mát,
được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa chảy máu cam. Ngày nay cây
được trồng nhiều ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam.
9. Bông súng:
Cây súng có lá tròn giống lá sen, phía
trên màu xanh lục, phía dưới màu hồng nhạt, nổi trên mặt nước. Có hai
loại bông súng: Súng sen được trồng ở đầm chùa, ao làng có bông màu tím
đỏ, rất to. Súng dại có cuống lá nhỏ, bông màu trắng hay tím. Bông súng
có nhiều lá noãn gắn với nhau thành một bầu nhiều ô. Bông có 4 lá đài,
20-30 cánh hoa, 30-50 nhụy. Nhụy bông súng màu vàng. Thật ra, người ta
chỉ xài phần thân, cọng súng màu nâu, nhưng vẫn gọi đó là bông súng.
Bông súng muốn ăn phải tướt vỏ, xắt khúc, ngâm nước cho sạch.
Bông súng dùng trộn gỏi; ăn sống với mắm kho; nấu canh chua với cá đồng; bóp muối cho héo, ngâm giấm làm dưa.10. Bông sen:
Trong địa hạt Đông y , mỗi bộ phận của cây sen có tính trị liệu khác nhau:
- Gương sen (liên phòng) , lá sen (hà diệp), vỏ ngoài hột sen: tánh mát, trị tiêu chảy, cầm máu.
- Hột sen (liên nhục):vị thuốc bổ tì, bổ thận.
- Nhụy sen (liê tu): thông thận, cầm máu,giữ tinh(liên tu bất tận).
- Tim sen (liên tử tâm/lõi xanh trong hột sen): an thần, trị huyết áp cao.
- Ngó sen (liên ngẫu): thanh nhiệt, dùng sống giải rượu, nấu chín giải độc trong thức ăn đồ biển.
- Củ sen: chữa bệnh mất ngủ, hoạt tinh.
Trong phạm vi ẩm thực, các phần của cây sen được sử dụng như:
Gương sen phơi khô đem đun thay củi; Lá
sen gói cơm, xôi, quà bánh giữ được hương vị rất lâu; Lá sen non nấu
cháo trị chứng giữ nước, phù thủng…
Hạt sen tươi hay khô được xỏ xâu dùng
nấu chè , làm bánh, làm mứt, tiềm vịt, tiềm gà,… Ngó sen làm gỏi. Củ sen
làm mứt, luộc, chiên bột, hầm canh… cho đến trà ướp hương sen. Hoa sen
vị ngọt, hơi đắng, không độc, có tánh ấm, giúp an thần, trị xuất huyết.
Có một món ăn nấu từ hoa sen của nhà văn Tản Đà, đã trở thành giai
thoại: Vịt hấp hoa sen. Ông cho rằng tinh túy của sen đọng lại ở hoa,
nên dùng cánh hoa sen phủ kín vịt để hấp cách thủy. Vịt ở đây là vịt tơ
vừa, được làm sạch bằng rượu, khử mùi bằng gừng, ướp gia vị cho thấm
trước. Khi vịt chín, bao nhiêu hương hoa ngấm hết vào thịt. Ăn cả thịt
vịt mềm, không bị béo ngậy cùng hoa thơm, ngọt. Đến hết vẫn còn “vương
vấn“ hương vị, cứ như là: "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng“ (Nguyễn Du)
Còn theo ý thơ của Mạnh Giao:
"Thiếp tâm ngẫu trung tị , tuy đoạn do khiên liên"
(Lòng thiếp tơ trong ngó sen, dù đứt còn vương hoa).11. Bông sầu đâu:
Tên gọi sầu đâu dễ bị lầm lẫn với tên
gọi là thầu đâu, là sầu đông của cây xoan ta. Cây sầu đâu có nhiều ở
vùng Thất sơn, An Giang, Châu Đốc, những tỉnh giáp giới Campuchia. Cây
sầu đâu thân gỗ, cao to,vỏ sần sùi ,chứ không trơn láng như thân cây
xoan ta. Lá xoan ta độc, không ăn được, còn lá non và bông sầu đâu thì
ăn được. Lá sầu đâu dùng làm thuốc sốt rét.
Bông sầu đâu ra hoa vào mùa xuân, màu
trắng, mọc thành từng chùm như hoa nhãn, dùng làm gỏi. Gỏi sầu đâu tương
đối dễ làm: Rửa sạch bông và lá non, có thể trụng sơ qua nước sôi.
Nướng khô cá sặc rằn, khô cá lóc, xé nhỏ, bỏ vào. (Nếu không có khô thì
có thể thế bằng cá lóc nướng trui xé nhỏ). Trộn thêm rau thơm, hành tây
xắt mỏng, xoài băm sợi… Ăn với nước mắm me, đường, ớt. Gỏi sầu đâu có vị
đắng nhưng hậu ngọt dai.
12. Bông so đũa:
Cây so đũa hoặc mọc hoang, hoặc được
trồng nhiều ở các vùng bờ quanh ruộng của đồng bằng sông Cửu Long. Cây
so đũa thon cao, thẳng, vỏ nham nhám, xù xì, nứt nẻ. Trái so đũa nhỏ dài
, hình dáng như chiếc đũa. Thân cây so đũa dùng làm cột nhà, cấy nấm
mèo. Lá là món hảo của dê. Bông so đũa mọc ở trên cao, kết thành từng
chùm , có 2 màu: trắng và tím. Bông so đũa có vị nhân nhẫn đắng, nhưng
ngọt hậu. Đầu tháng 10 âm lịch trở đi , cây so đũa đồng loạt ra hoa,
cùng lúc với mùa cá linh để có món ăn nức tiếng là cá linh nấu canh chua
bông so đũa. (Cá linh thường được dùng làm mắm để dành. Chế biến nhiều
món như kho mặn, kho mẳn lót mía, kho mắm với cà tím, kẹp vỉ nướng,
chiên giòn, nấu canh chua với bạc hà… ).
Bông so đũa nhặt cuống, rửa sạch. Nấu
nước sôi,dầm me, thả cá linh, nêm vừa miệng, hớt bọt, cho bông so đũa
vào là nhấc xuống liền , để bông còn giòn mới ngon. Trên mặt bỏ ngò gai,
rau om xắt nhỏ, thêm một chút tỏi phi, vài lát ớt tươi. Không có cá
linh, người ta nấu canh chua so đũa với tôm, tép. Bông so đũa còn dùng
luộc, xào, đặc biệt là món cá lóc bọc bằng bông so đũa hấp, chấm nước
mắm đồng dầm ớt.
13. Hoa thiên lý:
Cây thiên lý là một loại dây leo, dài
hàng mét, thân non có lông, lá mọc đối. Hoa mọc thành chùm màu vàng
chanh hay trắng ngà. Ban đêm hoa tỏa hương thơm ngát, nên còn được gọi
là Dạ lai hương.
Lá và hoa thiên lý được thu hái vào mùa
hè, dùng tươi. Rễ thu hái vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Lá có tác dụng
chửa bịnh trĩ, trị giun kim. Rễ chửa tiểu buốt hay ra máu. Hoa thiên lý
giống như cái chuông gió nhỏ, lấp ló trong những tán lá xanh mướt. Ngoài
chức năng làm đẹp.
Cộng mùi hương thoang thoảng, hoa thiên
lý còn có vị ngon ngọt, tánh mát, được người nông dân miền Bắc coi như
một loại rau có sẵn trong nhà.
Canh thiên lý mang hương vị đặc trưng
của mùa hè. Nấu canh thiên lý không phức tạp. Chọn những chùm hoa mới
nở, ngâm nước cho hết kiến, chùm hoa to thì tách làm 2, 3 nhánh nhỏ.
Ở thành phố thì nấu hoa thiên lý với
thịt heo bằm, giò sống. Nhưng kết hợp độc đáo của hoa thiên lý là cua
đồng giã nhỏ là canh có hương vị đậm đà ngay. Hoa thiên lý xào với thịt
bò, có ướp chút gừng và nước tương cho thấm. Ngày nay, người ta dùng hoa
thiên lý như một loại rau sống, nhúng với lẩu các loại.
14. Hoa Atiso:
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích
thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh.
Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó
ăn.
Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau
ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần
gốc mềm mầu trắng bao chung quanh).
Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15
g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho
người bị tiểu đường) và 82 g nước.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như
mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75
calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích
thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống
độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể...
Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc
thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò
hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ
lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các
kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.
Chủ Nhật, ngày 23 tháng 2 năm 2014
ĐỒ ĂN HẾT HẠN SỬ DỤNG
Đồ ăn hết hạn sử dụng không phải “thứ bỏ đi”.
Có một số loại thực phẩm hết hạn vẫn có thể dùng được đấy nhé.
Bạn thường xử trí thế nào với thực phẩm đã quá hạn sử dụng dù trông
chúng vẫn còn khá ngon lành? Trong trường hợp này, đem vứt sọt rác là sự
lựa chọn tối ưu của nhiều người vì chúng ta luôn quan niệm rằng đồ ăn
tốt nhất phải dùng trước khi hết hạn sử dụng.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà khoa học, điều đó là quan niệm sai lầm và ước
tính làm phung phí hàng năm có hơn 8 triệu tấn thức ăn chỉ tính riêng ở
nước Anh.
Hàng năm hơn 8 triệu tấn thức ăn chỉ tính riêng ở nước Anh
Thực ra, hạn sử dụng được quy định có 2 loại khác nhau: Hạn Use-by date
(UB) dùng cho những sản phẩm tươi sống dễ hư hỏng như sữa, cá hay thịt
và người dùng nên sử dụng chúng trước ngày này vì sau đó sản phẩm có
nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bán những sản phẩm quá hạn UB thuộc
nhóm hành vi phạm pháp.
Hạn Best-before date (BB) thì được yêu cầu với các mặt hàng đóng hộp hay
đồ khô và mức này để chỉ ngày cuối cùng mà sản phẩm vẫn đảm bảo đạt
chất lượng tốt nhất. Còn sau đó, giá trị của sản phẩm sẽ giảm dần. Nếu
bán đồ quá hạn sử dụng này thì vẫn không bị tính là phạm luật.
Quá hạn không có nghĩa là hỏng nhé
Mỗi nhà sản xuất có trách nhiệm phải đưa ra mức hạn UB và BB riêng dựa
trên các nghiên cứu khoa học về thời gian vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nảy
nở rồi so sánh với các dữ liệu đã được công bố trên các sản phẩm tương
tự. Mức an toàn của vi khuẩn trước khi chúng gây ra ngộ độc được thiết
lập bởi Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu. Các công ty có thể bị phạt
tới 5.000 bảng (~ 169 triệu VNĐ) cho hành vi vi phạm.
Một số loại thực phẩm còn được ghi chú thêm hạn bán (Sell-by date) cũng
như trưng bày (Display-by date), được dùng để khuyến cáo các nhà bán lẻ
chứ không phải là thông tin dành cho khách hàng.
Theo Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (FSA): “Người tiêu dùng hoàn toàn có thể ăn các thực phẩm đã quá hạn BB, chỉ là nó không còn giữ được hương vị thơm ngon nhất mà thôi.” Còn
lại, chúng ta nên lưu tâm đến hạn UB hơn vì khi đó nó có thể gây ra ngộ
độc thực phẩm, đặc biệt đối với trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
Vậy nếu hạn sử dụng mà lâu nay chúng ta vẫn tin tưởng không hoàn toàn
chính xác thì căn cứ gì giúp xác định xem thực phẩm có an toàn hay
không?
Sau đây là lời khuyên từ tiến sĩ Lisa Ackerley thuộc trường Đại học
Salford về hạn sử dụng thực tế với một nhóm các thực phẩm cơ bản khác
nhau được mua vào ngày 4/5. Qua đó, bạn sẽ thấy rõ được sự khác biệt và
chênh lệch giữa hạn sử dụng ghi trên bao bì với chất lượng của sản phẩm
trên thực tế. Một kinh nghiệm bổ ích và lý thú giúp bạn trong việc bảo
quản sản phẩm và tiết kiệm ngân sách một cách hiệu quả nhất.
Cá cắt lát (Hạn UB 8/5 – Hạn thay thế: không có)
Cá tồn tại một vài loại vi khuẩn sống khá “dai” dù bạn có nấu chín đi
nữa nên tốt nhất chúng ta nên tuân thủ theo những khuyến cáo về hạn UB
trên sản phẩm. Một khi cá ngả màu tái, mềm oặt và có mùi tanh quá mức
thì có nghĩa là cá đã không còn an toàn nữa rồi. Đây cũng là điều nên
lưu ý với các loại hải sản khác.
Chuối (Hạn BB 6/5 – Hạn thay thế 20/5)
Đối với các loại hoa quả và rau củ thì không cần quan tâm lắm đến hạn
BB. Chúng ta vẫn có thể ăn dù đã hết hạn khá lâu và các loại rau dù nhìn
héo nhưng vẫn có thể sử dụng được. Chỉ
riêng đối với khoai tây, một khi đã xuất hiện những vết màu xanh hay
mọc mầm thì nên vứt đi ngay vì nguy cơ nhiễm độc là rất cao và đừng tiếc
khi cố gọt bỏ những phần bị hỏng để sử dụng.
Mứt (Hạn BB là 2/2013 – Hạn thay thế là năm 2113)
Những thứ như mứt hay tương ớt có thể để lâu hơn rất nhiều lần hạn ghi
trên bao bì. Với 1 hộp mứt để nguyên chưa mở thì có thể để đến hàng trăm
năm. Hương vị có thể thay đổi sau 20 năm nhưng vẫn an toàn khi sử dụng.
Còn khi đã mở, nếu thấy xuất hiện lớp mốc thì bạn thậm chí có thể bỏ
lớp mốc đi thì phần dưới cũng vẫn ngon lành. Tuy nhiên, nếu nó đổi màu
hay vỏ hộp bị thủng thì nên vứt ngay lập tức.
Tốt nhất là bạn không nên dùng dao trực tiếp để lấy mứt vì nó sẽ tạo
điều kiện để nấm mốc phát triển nhanh hơn, thay vào đó nên dùng 1 chiếc
thìa sạch. Cất giữ trong tủ lạnh cũng giúp bảo quản nó lâu hơn.
Gà (Hạn UB 10/5 - Hạn thay thế là 12/5)
Với gà tươi sống thì nếu thịt vẫn còn chắc và chưa có mùi thì có thể dùng sau khi hết hạn UB 2 ngày. Nhưng nếu nó bắt đầu chảy nước nhớt và có mùi khó chịu thì đó là gà đã hết đát rồi đó. Với
gà đã qua sơ chế hay chế biến thì tuyệt đối không ăn khi hết hạn vì
chất bảo quản sẽ giúp che giấu dấu hiệu hư hỏng 1 cách khéo léo.
Sữa chua (Hạn UB 17/5 - Hạn thay thế là khoảng 17 hoặc 25/6)
Sữa chua thường được dùng để bảo quản thịt tươi sống tại các quốc gia
Trung Đông vì nó có tính axit nên có tác dụng ngăn ngừa rất tốt sự sinh
sôi của vi khuẩn độc hại. Tuy nhiên, nó sẽ bị hỏng nếu bạn dùng dao hay
ngón tay thọc vào. Nếu thấy sữa chua bị vữa sau một tuần hoặc hơn thì
vẫn có thể ăn được còn nếu đã có vết mốc thì nên vứt đi là tốt nhất.
Bánh mì (Hạn BB 7/5 - Hạn thay thế là 14/5)
Bánh mì mới làm rất tươi nên dù các nhà sản xuất khuyến cáo hạn sử dụng
là sau 3 ngày nhưng thật sự nó vẫn có thể ăn được sau đó 1 tuần dù là
cứng và khô hơn. Nhưng nếu có mốc thì bạn nên vứt bỏ chúng ngay.
Những mặt hàng bánh khác như bánh ngọt hay bánh quy cũng có thời hạn sử
dụng lâu hơn rất nhiều. Chúng đều có chứa chất bảo quản và đường, giúp
ngăn sự phát triển của vi khuẩn một cách hữu hiệu.
Cà chua (Hạn BB là 6/5 - Hạn thay thế 6/7)
Nếu quả cà chua vẫn còn chắc thì thật vô lý khi vứt nó đi chỉ sau 2
ngày. Thậm chí ngay cả khi nó bắt đầu nhũn thì vẫn có thể dùng để nấu và
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi bảo quản trong tủ lạnh, nó còn có
thể được ít nhất là hơn hai tháng sau.
Sữa (Hạn UB 15/5 - Hạn thay thế 17/5)
Nếu bạn để sữa trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 5˚C và không thấy có các
dấu hiệu như đổi màu, có mùi khó chịu mà nếm thử thấy vẫn ngon thì có
nghĩa là nó vẫn an toàn dù đã quá hạn sử dụng UB mấy ngày. Còn khi sữa bắt đầu bị vón cục và có mùi chua thì đừng chần chừ gì nữa mà hãy vứt ngay nó đi.
Phômai (Hạn UB 14/6 - Hạn thay thế 14/9 nếu chưa mở)
Bao bì của những sản phẩm loại này rất tốt nên thực sự rất an toàn. Với
những loại phômai cứng như parmesan thì do nó rất chua và mặn nên hầu
như vi khuẩn không có điều kiện để phát triển.
Với phômai cheddar thì ngay cả khi hết hạn cũng có thể để thêm chừng vài
tuần còn nếu được bọc cẩn thận và để trong tủ lạnh thì dù để hơn tháng
cũng vẫn ngon lành. Nếu thấy xuất hiện vết mốc mặc dù vẫn còn nhiều thì bạn có thể vớt vát bằng cách cắt bỏ đi ít nhất là khoảng 3 cm phần bị hỏng.
Các loại phômai mềm như brie thì nên tuân thủ theo hướng dẫn trên hạn sử
dụng và luôn bảo quản trong tủ lạnh. Nếu bạn để nó ở bên ngoài quá 4
tiếng thì khi đó bạn đã đi tong một món ngon lành rồi đó.
Mỳ spaghetti (Hạn BB tháng 1/2013 - Hạn thay thế năm 2023)
Tất cả các loại đồ khô như đường, muối, bột mỳ, gạo hay mỳ ống có thể để
hơn một năm dù đã quá hạn BB miễn là nó được bảo quản trong một chiếc
hộp kín. Còn nếu bị ẩm thì chúng sẽ bắt đầu hư hỏng dần. Mỳ ống có thể
chuyển sang màu trắng đục sau vài năm nhưng thực ra vẫn không ảnh hưởng
gì.
Trứng (Hạn BB 12/5 - Hạn thay thế: Không có)
Nếu đập một quả trứng ra mà thấy có mùi chua và hôi thì có nghĩa là đó là trứng thối. Một mẹo nhận biết khác là bạn
đặt nguyên quả trứng vào cốc nước và quan sát nếu thấy nó nổi thì không
sao còn nếu chìm ngỉm thì đích thị là trứng đã bị hỏng. Hạn BB trên trứng cần phải được tuân thủ như hạn UB do nguy cơ nhiễm độc là rất cao.
Thịt bò (Hạn UB 7/5 – Hạn thay thế là 9/5)
Một khi đã bị cắt nhỏ ra để đóng gói đem bán, miếng thịt đã có thể bị
nhiễm những vi khuẩn độc hại và hạn UB bắt đầu được tính từ lúc này. Nếu
chưa mở và để trong tủ lạnh thì bạn vẫn có thể sử dụng dù đã quá hạn UB
2 ngày còn nếu miếng thịt đã ngả sang màu nâu thì có nghĩa là nó đang bắt đầu rữa ra và bị thối, tốt nhất là bạn nên vứt ngay đi.
Thứ Bảy, ngày 09 tháng 11 năm 2013
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN DÙNG KHI UỐNG THUỐC
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN DÙNG KHI UỐNG THUỐC
Trọng Nghĩa sưu tầm
Có những loại thực phẩm có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí nguy hiểm cho
tính mạng. Thực phẩm và thuốc uống có vẻ như chẳng có mối liên hệ nào với nhau
nhưng hóa ra không phải vậy. Cho nên khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần cân nhắc các loại
thực phẩm sau đây:
1. Bưởi
Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể
gây nguy hiểm.
Không nên ăn bưởi khi
uống một số loại thuốc sau:
- Một số thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung thuốc này với bưởi thì có thể gây tử
vong cho những người bị bệnh tim.
- Các thuốc an thần,
thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
- Thuốc làm giảm
cholesterol: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng
nên ăn bưởi vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể,
không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, có thể
dẫn đến suy thận.
Dù ăn hoặc uống nước ép
bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm,.Vì vậy,
tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
2. Nước cam
Nước cam có chứa nhiều
axit nên không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Theo các bác sĩ
thì nước cam cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh
vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit.
3. Chuối
Chuối có chứa hàm lượng
kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu
dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng
về tim mạch và huyết áp.
4. Sữa
Sữa không phải là loại
chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp
thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính
hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên
đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi.
Trong thời gian uống
thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và
các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…) bởi vì canxi trong sữa phản
ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.
Hệ quả: thuốc chỉ được
hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy
giảm đáng kể hoặc thậm chí không có.
5. Cà phê
Cà phê cũng không được
dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có
chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp
thụ sắt.
Thuốc cảm và cà phê
không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường
độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein –
gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.
Đây được coi là tác dụng
phụ của thuốc cảm. Vì vậy, khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản
ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffein tăng thêm kích thích cho niêm
mạc dạ dày.
6. Trà xanh
Mặc dù trà xanh là thứ
đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung
thư nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như
không còn nữa.
Không nên uống trà khi
đang uống viên sắt. Hợp chất tananh sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thu
sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém
hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu
1,5 giờ sau khi uống thuốc.
7. Tôm
Không nên ăn tôm trước
và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì, chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa
vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
8. Nhâm sâm
Những bệnh nhân bị tăng
huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm để
tránh gây tăng huyết áp.
9. Tỏi
Tỏi là loại gia vị làm
dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường
huyết trong máu đột ngột.
10. Thực phẩm quá giàu chất
xơ
Nếu tiêu thụ thực phẩm
giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của
dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho
kết quả ngược lại.
Thứ Hai, ngày 21 tháng 10 năm 2013
VITAMIN C VÀ TÔM CÓ VỎ
CẨN THẬN KHI ĂN TÔM VÀ UỐNG VITAMIN C
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Tại Đài Loan, một phụ nữ chết thình lình với dấu hiệu chảy máu,
mũi, mồm, tai và mắt. Khám phá đầu tiên được chẩn đoán là chết vì ngộ độc thạch
tín. Nhưng thạch tín ở đâu ra? Cảnh Sát mở một cuộc nghiên cứu sâu rộng. Một
giáo sư y khoa được mời đến giải quyết trường hợp này. Bác sĩ quan sát tỉ mỉ
các thành phần trong dạ dày người chết chưa tới nửa giờ. Bí mật đã được giải
quyết.. Bác sĩ nói "Người chết không tự tử, không bị giết. Bà chết tức tưởi.
Mọi người điên đầu! Tại sao chết tức tưởi ? - Bác sĩ nói chất thạch tín được tạo
ra trong dạ dày người chết. Người uống Vitamin C mỗi ngày. Vitamin C tự nó
không thành vấn đề. Vấn đề là bà ta ăn nhiều tôm vào bữa tối. Ăn tôm cũng không
thành vấn đề vì nhiều người trong gia đình bà ta cũng ăn tôm tối hôm đó. Tuy
nhiên, cùng lúc bà ta lại uống Vitamin C. ĐÓ CHÍNH LÀ VẤN ĐỀ! Các nhà nghiên cứu
thuộc đại học Chicago ở Mỹ qua một thí nghiệm đã tìm ra vỏ mềm của tôm chứa nhiều
postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Những thực phẩm tươi
này cũng không độc đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, ngay lúc đó uống
Vitamin C vào, phản ứng hoá học xảy ra, Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB
arsenic anhydride (As203) là chất thường dùng để vẽ viền vàng trên chén đĩa. Chất
Arsenic độc này làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu
mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng. Vậy khi uống Vitamin C, không nên ăn
tôm có vỏ.
Hãy
chuyển tin này đến gia đình và bạn bè để phòng ngừa phải cẩn thận khi ăn Tôm và
uống Vitamin C.
Thứ Sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2013
NHỮNG CÔNG DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA MUỐI
NHỮNG CÔNG DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA MUỐI
Muối là gia vị thông dụng nhất trong nấu nướng. Nhưng nó cũng có
rất nhiều tác dụng sức khỏe mà ít người biết đến.
Cải
thiện tiêu hóa, tăng sự thèm ăn
Buổi sáng, uống một ít nước muối loãng không chỉ giúp làm
giảm
sức nóng của dạ dày, loại bỏ hiện tượng hôi miệng, nhạt miệng mà còn cải
thiện tiêu hóa rõ rệt, tăng sự thèm ăn.
Phòng
chống rụng tóc, bảo vệ tóc
Muối có tác dụng phòng chống rụng tóc. Gội đầu nhẹ nhàng với nước
muối loãng, để khoảng 5 phút sau đó gội sạch với nước. Thực hiện ngày 2 lần
vào buổi sáng và tối, liên tục trong 15-20 ngày có thể ngăn ngừa rụng
tóc.
Ngoài ra, còn có cách bảo vệ tóc khác. Lấy một nhúm muối và một
nhúm phèn chua đem pha loãng trong nước ấm, sau đó thấm đều lên da đầu và
massage vài phút. Dùng khăn sạch để ủ tóc trong khoảng 10 phút, sau đó xả lại bằng
nước ấm. Da đầu sẽ hết bị ngứa, giảm gàu. Có thể thực hiện một tháng hai lần
cho tóc thường, thực hiện thường xuyên nếu tóc bị rụng hoặc da đầu bị gàu
để trị hẳn hai căn bệnh đó.
.
Chăm
sóc cổ họng
Mùa đông, khí hậu khô, dễ bị viêm họng cấp tính và mãn tính,
viêm amiđan… Sử dụng nước muối có thể giúp điều trị các chứng bệnh kể trên vào
giai đoạn đầu.
Phương pháp như sau: Khi cảm thấy cổ họng khó chịu hay đau nhẹ, hãy chịu khó
súc miệng với nước muối vào buổi sáng. Nếu thấy đau họng nhiều hơn thì súc miệng
nước muối khoảng 5-6 lần một ngày sẽ có tác dụng chống viêm hiệu quả.
Cầm
máu tự nhiên
Khi bị chảy máu cam, nhúng ít bông gòn vào nước muối loãng, sau
đó nhét vào lỗ mũi, kết hợp với việc uống một cốc nhỏ nước muối loãng có thể
giúp bạn chấm dứt tình trạng chảy máu. Nếu chảy máu xảy ra bên trong miệng, chẳng
hạn như chảy máu nướu, xương cá đâm làm tổn thương cổ họng…bạn cũng có thể ngậm
hay súc miệng
bằng nước muối để làm tan các cục máu đông.
Khử
độc
Khi
tay bị dính chất độc hại (như lưu huỳnh, thủy ngân) hãy cọ
xát tay với muối, bạn có thể làm sạch và khử trùng. Nếu bị rết hay bọ
cạp đốt, lập tức pha một thìa muối rồi bọc khu vực bị cắn bằng một
chiếc khăn đã
nhúng qua nước muối nóng, có thể có được tác dụng khử trùng. Khi bạn ăn nhiều
trái cây, bạn cũng có thể sử dụng nước muối loãng để ngâm trước khi ăn để giảm
bớt các chất độc ẩn trong các lớp vỏ trái cây.
Ngăn
ngừa sâu răng
Muối có chứa flo có thể chống viêm, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Vì vậy, mỗi khi đánh răng, hãy súc miệng bằng nước muối loãng, vừa có tác dụng
kháng viêm, giảm nhiệt lại có hiệu quả phòng ngừa sâu răng.
Vệ
sinh mắt
Hòa chút muối vào tô nước sạch để được dung dịch muối loãng, mở
to mắt, chớp liên tục trong tô nước. Nước muối không chỉ giúp sát khuẩn, làm sạch
mắt, mà còn giúp mắt sáng đẹp hơn. Đối với những người thường xuyên phải đeo
kính, nước muối sẽ giúp chống mỏi mệt cho mắt. Nếu bị viêm mũi, đỏ mắt, bụi rơi
vào mắt thì nên dùng muối sinh lý để nhỏ nhằm điều trị và ngăn ngừa bệnh tái
phát.
Tác dụng chữa bệnh
không ngờ của muối
Bạn không biết rằng,
muối có thể chữa rất nhiều bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
1. Chữa mệt mỏi: Làm việc nặng ra nhiều mồ hôi pha nước chanh đường,
thêm muối, uống sẽ hết mệt.
2. Chữa chân đau nhức sưng tấy: Đun nước nóng già bỏ muối vào, ngâm
chân tay hàng ngày 15-20 phút sẽ mau khỏi.
3. Viêm ngứa: Lấy nước nóng pha muối đặc ngâm hoặc lấy bông
4. Chảy nước mắt, dử mắt: Pha nước muối đun sôi để nguội, lọc trong,
rửa mắt hàng ngày.
5. Chữa răng lung lay, lở lợi: Pha nước muối loãng để ngậm.
6. Chữa ho, cảm: Cho muối vào múi chanh ngậm cho tan dần.
7. Chữa đau bụng: Lấy muối rang cho nóng, bọc vào miếng vải chườm vào
rốn và lưng.
8. Cổ họng sưng đỏ, đau: Dùng muối cả hạt để ngậm, tan hết lại
9. Muối còn là gia vị tuyệt vời: Nhưng cần ăn nhạt vì ăn mặn rất hại
sức khỏe.
Theo ANTĐ
13
mẹo làm đẹp thông minh với muối
Muối giúp trị mụn, tẩy
tế bào chết, làm sạch da, khử mùi, trắng răng, sáng mắt.
Muối là một trong
những liệu pháp được ưa chuộng nhất để mang đến vẻ tươi sáng, khỏe khoắn cho
toàn bộ làn da cơ thể bạn. Một số bí quyết làm đẹp với muối dưới dây có thể giúp loại bỏ những vấn
đề về da khiến bạn buồn rầu bấy lâu nay.
1. Trị mụn đầu đen
Muối tinh hay muối biển chứa nhiều khoáng chất sẽ làm
Cách làm rất đơn giản, bạn dùng tinh thể muối hòa trong nước thoa lên mặt đã
được rửa sạch. Sau khi đợi khoảng 5 - 10 phút tùy vào tình trạng mụn của bạn,
massage nhẹ nhàng để các tinh thể muối rớt dần xuống. Cuối cùng, rửa mặt lại
bằng nước lạnh. Những tinh thể muối rớt xuống đó sẽ lấy đi chất bẩn và những
cồi mụn. Da mặt bạn sẽ sạch mụn sau vài lần sử dụng. Đây là một cách làm đẹp da
mặt không hề tốn kém.
2. Hỗn hợp rửa mặt đa năng
Muối biển có tác dụng làm sạch da, chống lại vi khuẩn và giúp da ngậm nước. Vì
thế, hãy hòa một nhúm muối với 2 - 3 muỗng nước ấm để tạo một hỗn hợp sền sệt.
Massage nhẹ nhàng hỗn hợp này trên mặt và để yên cho mặt nạ này khô trong 10 phút
rồi rửa lại bằng nước lạnh. Để da mịn màng hơn, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm để
làm dịu da sau khi làm đẹp với muối.
Ngoài ra, muối có tác dụng giải độc, đánh bóng cơ thể, lấy đi lớp tế bào dày
sừng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
3. Muối giúp da săn
chắc
Giã nhuyễn muối hột sau đó cho vào một túi vải hơ lên lửa cho ấm rồi chườm lên
vùng mắt hoặc vùng bụng. Mỗi bên mắt chườm khoảng 5 phút, riêng bụng nên để
khoảng 20 phút. Rất tốt cho những tình trạng mắt phù nề và vùng bụng không săn
chắc của phụ nữ sau khi sinh.
4. Làm sạch làn da
Sau khi tẩy trang và rửa mặt sạch, lấy một thìa cà phê muối tinh đặt vào lòng
bàn tay, nhỏ thêm 3-4 giọt nước, xoa đều lên mặt và cổ, massage nhẹ. Sau vài
phút, chờ nước muối khô, rửa lại mặt và cổ bằng nước ấm rồi thoa một lớp kem,
sữa giữ ẩm hoặc làm tiếp các bước dưỡng da bình thường khác. Thực hiện liên tục
ngày 1 lần vào các buổi tối.
Rửa mặt bằng muối có hiệu quả rất tốt trong việc loại bỏ
chất bẩn trên mặt, mụn
trứng cá, chất dầu mỡ tích tụ trong lỗ chân lông, thậm chí cả mụn đầu đen. Tuy
nhiên, khi massage, bạn cần phải tránh vùng da quanh mắt vì vùng đó rất nhạy
cảm, nhất thiết không được để muối bắn vào mắt làm tổn thương kết mạc.
5. Sạch nhờn
Làn da nhờn là một
trong những nguyên nhân gây mụn và những triệu chứng xấu cho da. Để giảm nhờn,
muối là một trợ thủ đắc lực cho phái đẹp. Muối có chức năng hút nhờn
và giữ độ ẩm rất tốt cho da. Bạn có thể mua bình xịt khoáng chứa tinh chất
muối và sử dụng mỗi ngày trước khi ra đường để giữ cho da không bị bóng
nhờn. Bên cạnh đó, bạn có thể tự làm một bình xịt khoáng kiềm nhờn cho
riêng mình bằng cách hoà một lượng muối biển vào nước.
6. Tẩy tế bào chết
Hiệu quả đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận từ việc làm đẹp với muối, đó là tẩy
tế bào chết. Sau khi tắm xong, hãy lấy một muối hột hay muối biển chà xát
nhẹ nhàng lên mặt hay vùng da cơ thể để loại bỏ những lớp da chết và bụi bẩn
một cách triệt để. Bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng, muối sẽ kích thích các
mạch máu lưu thông giúp da bạn trắng hồng, mịn màng hơn. Sau khi mát xa khoảng
20 phút, bạn rửa
7. Khử mùi vùng da dưới cánh tay
Vùng da dưới cánh tay là nơi nhạy cảm và tiết mồ hôi khá nhiều, chúng rất dễ để
lại mùi cơ thể cho phái đẹp. Nếu như bạn cảm thấy những mỹ phẩm khử mùi chưa
thực sự làm bạn hài lòng, hãy chuyển qua dùng một biện pháp tự nhiên mà hiệu
quả hơn, đó là muối. Muối có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm, khử mùi rất
cao, vì thế bạn có thể dùng muối biển chà xát những vùng da có mùi như dưới
cánh tay và lòng bàn chân.
8. Kiểm soát lượng dầu thừa
Vùng chữ T là nơi bài tiết chất dầu nhiều trên khuôn mặt.
9. Bảo vệ tấm lưng ong
Đối với trứng cá sau lưng, muối cũng có tác dụng loại bỏ rất tốt. Ngay sau khi
tắm xong, trong lúc lỗ chân lông vẫn còn nở rộng, dùng bàn chải tắm xát muối
lên lưng khoảng 1 phút, không nên xát mạnh quá, chỉ cần đủ để muối có thể
bằng nước sạch.
10. Muối kết hợp với tảo biển
Đây là một trong những công thức thường được áp dụng nhiều nhất trong các spa.
Thường thì muối được pha với tinh dầu có vị ấm và mùi thơm tự nhiên như:
húng quế,
một làn da sáng mịn và một cơ thể khỏe mạnh.
11. Muối ngâm bồn thư giãn
Bạn có thể lựa những loại muối spa có những mùi mình yêu thích và ngâm muối vào
bồn nước ấm có thêm ít cánh hoa hồng tạo cảm giác thư giãn. Thả mình vào nước
ấm khoảng 45 phút sẽ thấy đầu óc trở nên minh mẫn và sảng khoái. Phương pháp
này đẩy lùi stress rất hiệu quả.
12. Làm sáng mắt
Sau khi làm sạch mặt bình thường, lấy một chậu nước
thần hơn.
13. Chăm sóc tóc
Dùng một ít muối, một ít phèn chua, pha loãng trong nước
đầu bị gàu.
14. Làm trắng răng
Muối hột hay muối biển còn có tác dụng tẩy trắng. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã sử
dụng muối như một loại kem đánh răng giúp diệt khuẩn tránh hôi miệng và giúp
răng sáng bóng. Sử dụng những loại kem đánh răng có chứa tinh chất muối hay súc
miếng bằng nước muối loãng hằng ngày sẽ giúp răng bạn trắng sáng hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng muối với da mặt:
Cuối cùng, nên hòa muối với nước ấm thay vì nước lạnh.
Tuy muối biển rất tốt trong việc dưỡng da, nhưng nó cũng dễ gây kích ứng nếu da
bạn quá mỏng hay nhạy cảm. Vì thế hãy chắc chắn về độ kích ứng của da để tránh
bị phồng, rộp da.
Bạn chỉ nên sử dụng muối từ 1 đến 2 lần trong 1 tuần và tránh đi dưới ánh nắng
mặt trời trong thời kì dưỡng da với muối, vì tiếp xúc với ánh mặt trời quá lâu
sẽ làm da bạn bị nám.