CHUYẾN ĐI KỲ BÍ
Lịch sử chiến tranh thế giới 2: Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Quân đội Đức Quốc xã đã tấn công Ba Lan. Hai ngày sau đó, ngày 3 tháng 9 năm 1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. “Cuộc chiến tranh kỳ quặc”-tuyên chiến nhưng hai bên không đánh nhau!
Hitler bị bất ngờ, nhưng giảo hoạt hứa với Pháp đình chiến, "Đức không đòi hỏi gì thêm từ Pháp". Ngày 10 tháng 10 năm 1939, Anh từ chối đề nghị của Hitler; ngày 12 tháng 10 Pháp cũng tuyên bố tương tự. Trong khi Đức đánh chiếm xong Ba Lan thì vì bạc nhược, chính phủ Pháp không ngăn được tâm lí chiến bại và tình trạng vô kỷ luật lan tràn. Đức bất ngờ tấn công Pháp ngày 10/5/1940 rồi đánh cả cả Hà Lan, Bỉ, Luxemburg.
Đến ngày 10 tháng 6 chính phủ Pháp đành bỏ chạy về Bordeaux, tuyên bố bỏ ngỏ Paris-đây là “trận chiến bẽ bàng” của lịch sử nước Pháp. Ngày 14 tháng 6, Quân đội Đức Quốc xã đã lấy được Paris. Ý tham chiến, sau đó chính phủ Anh cũng cố gắng giữ Pháp tiếp tục cuộc chiến bằng đề nghị hợp nhất hai quốc gia vào làm một! Tuy vậy 16 tháng 6 năm 1940 Thống chế Philippe Pétain lên kế nhiệm đã bác bỏ đề nghị của Anh...Pháp xin đàm phán, và tạm giữ được phía nam, với thủ phủ là thành phố Vichy. Phía bắc với thủ đô Paris là của Đức quản lý, nước Pháp đã bị chia đôi từ 25/6/1940, chả khác gì thuộc địa An Nam sau đó dăm năm....
Ở Paris, với cách quản lý chi li mang thương hiệu Đức, bọn phát xít nhanh chóng cai quản thành phố này rất chặt chẽ! Đầu tiên là đi lại: từ nơi khác (ví dụ phía nam đất nước đi Paris) tới phải có giấy thông hành (visa). Thỉnh thoảng (ví dụ những lần Hitler tới thăm) có giờ giới nghiêm, ngoài ra thì cũng tương đối thoải mái, tuy vậy lính Đức có thể bắt giữ bất cứ ai ngoài đường, nhất là những người nghèo hay vô công rồi nghề, lùa vào trại lính để làm không công đủ thứ việc tạp dịch, khi nào thích thả thì thả. Đời sống khó khăn hơn nhiều, chế độ tem phiếu lập tức được hoàn thiện (chả khác gì ở Liên Xô hay miền Bắc sau này) cho các nhu yếu phẩm: xăng, bánh mỳ, sữa, bơ, trứng, thuốc lá, thịt (xếp theo thứ tự quan trọng), và chế độ cụ thể cho từng đối tượng: sỹ quan Đức, lính Đức, người Pháp cấp cao, người Pháp lao động, người nước ngoài...Hồi đó sinh viên An Nam vẫn được lĩnh trợ cấp 1000 quan hàng tháng do Bộ Thuộc địa chi (trong cái rủi có cái may, nhiều người Việt trước kia gia đình có điều kiện tự trả tiền để học và sinh sống, nay cũng được cấp số tiền này, miễn là đi học! Nhưng có những người trước kia học giỏi được học bổng hội “Như Tây Du học”-hội này được tài trợ bởi một số ông quan và cựu quan lại triều đình Huế cộng với những doanh nghiệp nước Nam tài trợ, học bổng này lớn hơn số tiền kia-thì nay không được nhận nữa vì giữa Đông Dương và Pháp không còn liên lạc tài chính nữa! ). 1000 quan cũng tạm đủ sống, phiếu thuốc lá ai không hút có thể bán lại, tiền phòng khoảng 300 quan/phòng 20 m2, có bếp và vệ sinh chung, cả nước nóng! Giặt là có dịch vụ tận nơi, tốn tiền hơn một tý thôi, sữa tươi cũng bán tận phòng hàng sáng, có dịch vụ dọn phòng, để giày ra cửa có trẻ em đánh giày đều đặn...có vẻ chất lượng cuộc sống còn cao hơn lưu học sinh Đông Âu sau này! Việc học tập cũng không bị ảnh hưởng nhiều, miễn là cấm tuyệt đối tuyên truyền chống Đức!
Cứ tưởng phụ nữ Đức là xấu nhất châu Âu, tuy vậy hồi đó có phong trào trai Pháp (nổi tiếng đẹp trai hào hoa đấy?) mê đắm gái Đức trong quân đội, gọi họ là “Feldgrau”-là màu xanh ghi của đồng phục Đức. Họ mê bởi vẻ cao ráo, rắn rỏi của mấy ả này, mê nhất là những bộ quân phục-tất cả đều may đo! Còn gái Pháp ngược lại, tránh xa quân Đức, “SA” thì còn đỡ, chứ “SS” là thứ dữ khét tiếng...
Lạc đề một chút, chứ dân Pháp đa số vẫn ngấm ngầm căm ghét Đức, kháng chiến do Jean Moulin và Aubrac lãnh đạo rút về chiến khu vùng rừng núi (kiểu bưng biền nhà mình, vùng không có cây to, thường ở chân núi) để tiến hành chiến tranh du kích. Tướng De Gaulle rút sang Anh, kêu gọi thành lập quân đội từ Anh để chuẩn bị về nước giải phóng lãnh thổ. Ở Paris vẫn thường xuyên có “maquisarde”-những người từ chiến khu về hoạt động-bài hát nổi tiếng của họ bị Đức nghiêm cấm là “Le chant des partisans” (https://www.youtube.com/watch?v=RyI4OkYDnwg)
Họ hay ném lựu đạn vào sĩ quan Đức hay bắn ám sát quân Đức, kiểu “biệt động” đấy, quân Đức căm lắm và đưa ra cách xử lý sau: chúng lên danh sách mỗi quận 100 người, danh sách này treo khắp nơi, nếu cứ có vụ ám sát Đức nào xảy ra ở quận nào, thì Đức sẽ lôi một người trong danh sách ra xử bắn công khai ngay lập tức, khỏi phải tòa án gì hết! Danh sách này phần nhiều là người gốc Do Thái, nhưng cũng có lần một người gốc Việt bị lọt vào danh sách, và đã bị hành quyết!
Đài Đức thì suốt ngày phát bài “Die Faehne hoch!” (Giương cao những ngọn cờ!): https://www.youtube.com/watch?v=PpKVvPrDzpg, và lính Đức thường xuyên vừa đi vừa hát. Đài Anh thì phát bài “Radio Paris ment” (đài Paris nói dối-đài Paris là của Đức đấy...) chế diễu: https://www.youtube.com/watch?v=tHQzZClpL9o . Nhà nào nghe đài Anh mà bị Đức phát hiện thì bị bắt ngay-nên người Việt cũng như người Pháp, phải nghe lén lút để biết tình hình kháng chiến và chiến sự của phe đồng minh với Đức trên các mặt trận. Thường xuyên có báo động, máy bay Anh bay hàng đàn từ London sang oanh tạc Paris (tuy vậy chủ yếu ném bom những cơ sở công nghiệp ở ngoại thành thôi, chứ nội thành không bị ảnh hưởng nhiều), mỗi lần như vậy dân cư đều chạy xuống tầng hầm các tòa nhà để nấp, khi nào nghe còi báo an thì lại lên, cuộc sống giống Hà Nội 1972. Còn Đức thì nã pháo thẳng sang London từ bãi biển Normandy, qua eo biển Măng-sơ. Nhưng có lần quân Đức thị uy, bắn thẳng từ vườn Luxemburg sang London bằng đại pháo, giữa đêm tiếng nổ kinh hồn...
Sau khi thấy Đức thất bại nặng nề trên mặt trận với Liên Xô, đang bị đẩy lùi toàn diện, vào ngày...quân đồng minh mở chiến dịch đổ bộ lên bãi biển Normandy, đánh quân Đức trên đất Pháp, Mỹ và Anh luôn đi trước, quân của De Gaull do Leclerc dẫn đầu thì đi sau (vì không có không quân trợ lực). Lúc này Đức có dấu hiệu “loạng choạng” rồi, Quân kháng chiến tại Pháp thì bao vây cản đường quân Đức rút, nhất là xung quanh Paris, để chờ đồng minh đến tiêu diệt (nhiều sinh viên, lính thợ Việt đã tham gia dựng chướng ngại vật để cản đường lui của Đức!).
Tâm lý chung của mọi người Việt lúc đó là tuy sống trong ách cai trị của Đức, nhưng đều mong ngóng quân đồng minh chiến thắng, để tiêu diệt phát xít, còn Việt Nam lúc đó số phận vẫn chưa rõ nét, chỉ biết ngóng chờ những thay đổi cơ bản từ châu Âu sẽ ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của các thuộc địa châu Á, châu Phi...”Hội Ái hữu” vẫn sinh hoạt thường xuyên, thường là vào chủ nhật hay những ngày nghỉ, gặp nhau hàn huyên, nói chuyện quê hương, chính trị...Võ Quý Huân hồi đó mượn được một máy quay cinema, nên hay đến quay cảnh đồng hương sinh hoạt. Anh thuê được một nhà bé tí, chỉ bằng một phòng của sinh viên, nhưng rất gần thư viện nơi vợ ông làm việc, và ở vị trí sang trọng nhất- Panthéon, gần trường Sư phạm...Thế rồi một sáng chủ nhật, Irene vợ ông bế đứa con còn bé tí đến Hội, khóc lóc kể rằng chiều qua ông để lại mẩu giấy, viết rằng có việc phải lên trụ sở Gestapo, cứ nấu cơm chờ ông về, không có vấn đề gì đặc biệt đâu...Anh em trong hội lúc đầu rất lo rằng anh Huân bị SS bắt vì lý do gì đấy, thậm chí đã nghĩ đến việc phải giúp sơ tán vợ con anh, vì nếu anh bị bắt thì khả năng bắt cả vợ là cao. Thế nhưng chẳng bao lâu qua trao đổi thông tin ở hội (thời đó có điện thoại cố định, nhưng thường cả ký túc xá mới có một cái, cũng như một cái tivi đen trắng!) mới dần dần thấy rằng, từ chiều tối hôm qua đã biến đi đâu mất hơn chục anh em trí thức người Việt! Hầu như không ai nói lại gì với Hội, hay với anh em bạn bè, nhiều người thậm chí bỏ lại hết đồ đạc, chỉ mang được bộ quần áo...Khỏi phải nói tin đó đã gây xôn xao trong cộng đồng người Việt như thế nào. Tin tức lan nhanh, một số người mới lờ mờ nhớ rằng, có những người trong số “ra đi” đã loáng thoáng ám chỉ đến việc họ sẽ đi sang Đức, tuy vậy bạn bè ở lại cũng không đoán chắc đúng là họ đi Đức hay không-vì thời đó Pháp đã đặt một chân vào Paris, tai mắt khắp nơi, chuyện đi Đức mà lộ ra là “phiền” với mật thám Pháp ngay, “ăn cây nào rào cây ấy” chứ không lơ mơ với chúng được đâu! Và đi cả lượt hơn chục người như vậy rõ ràng là phải có ai tổ chức chứ không hề đơn giản-đúng ngày hôm đó các phương tiện giao thông đã được giành về tay Pháp rồi, có đi thì phải dùng phương tiện của Đức chứ chẳng thể nào khác...
Phải nói là “chuyến đi kỳ bí” của hơn chục đồng hương này là đề tài đàm tiếu của anh em người Việt ở Paris suốt mấy tháng trời. Đã đành rằng ai cũng có quyền tự quyết về hành vi của mình, nhưng việc ra đi âm thầm, không hề nói lại với bạn bè, nhất là những người cùng sinh hoạt Hội Ái hữu, thực sự quá khó hiểu đối với những người ở lại. Nhất là tin họ đã đi Đức, nhất là khi vợ anh Võ Quý Huân được tin chồng đã sang đến Đức, nhưng đi làm một mình tại một xưởng đúc của Đức, càng làm anh em hoang mang hơn, thế còn những người khác đi đâu? Hay đi Đức thật, hay bị bắt rồi, hay lọt vào tay “kháng chiến” Pháp? Thậm chí có người nghĩ, hay anh Huân chỉ điểm để bắt hết các anh em kia, nhưng như thế bắt vì tội gì (hồi đó Đức bắt tội gì chả được!)-nhưng như thế sao anh Huân cũng đi mất? Nếu sang Đức, dù với mục đích gì, thì cũng là “phản bội lại mục tiêu của Đồng minh”, vì tất cả đang cầu mong cho Liên Xô và Đồng minh sớm đè bẹp quân phát xít. Nhất là tại sao ra đi khi Pháp đã được Đồng minh hỗ trợ, tiếng dần về Paris và gần như rõ ràng Đức không còn trụ lâu được nữa, có thể đếm từng ngày?
Đồng minh dựng chính quyền Pháp của Bidault lên, tiếp quản Paris vừa thoát bàn tay thép của chính quyền Đức (co về Berlin tử thủ)-Paris hoàn toàn giải phóng ngày 26/8/1944 với hàng trăm ngàn dân Paris hân hoan đổ ra đón đoàn quân chiến thắng, đến mức Bidault phải rải truyền đơn khắp nơi rằng: “Hỡi các phụ nữ Pháp! Duyệt binh lịch sử, trong lúc hân hoan đón chào Đồng minh chiến thắng tiến vào Paris, xin các bà, các cô đừng quên nghĩa vụ làm mẹ, làm vợ của mình...!”. Vì lúc đó quá ấn tượng bởi những chàng trai đồng minh vinh quang, hào hoa, lúc nào cũng sẵn chocolate và thuốc thơm...đâm ra các quý ông Pháp “ra rìa hết”! Những “cô đầm” Pháp đã trót ăn ngủ với lính Đức bị cạo trọc đầu diễu trên các phố Paris! Chính phủ Vichy cũng tự động hết vai trò, Đồng minh biết đóng góp rất lớn của phong trào kháng chiến trong nước, nhưng vẫn ủng hộ vai trò De Gaulle hoàn toàn, chỉ bởi vì lự lượng kháng chiến hoàn toàn dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Cuối cùng người cộng sản Maurice Thorez được phong Phó thủ tướng, và thêm một vài bộ trưởng cộng sản nữa (thực tế quyền lực của các Tổng liên đoàn lao động Pháp lúc này rất lớn, mà chúng thường dưới sự chỉ đạo của Cộng sản). Laval-thủ tướng của chính phủ Vichy-bị xử tử hình vì tội theo Đức, phản bội Tổ quốc...
Sau khi Đức rút đi, đời sống nhanh chóng ổn định trở lại, nông thôn Pháp được quyền mang sản phẩm vào thành phố bán tự do, chế độ tem phiếu cũng hết thời, gọng kìm của quân Nga và Đồng minh ngày càng siết chặt, chiến sự đang diễn ra trên đất Đức và cả Ý. 30/4/1945 Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên Reichstag của Berlin-hồi cáo chung của phát xít Đức đã điểm! Thế rồi sau đó một thời gian, những người “ra đi” lục tục kéo về Paris hết, và tuy anh em đồng hương không “lục vấn” họ về việc mấy thang vừa rồi ở đâu, làm gì, nhưng mỗi người kể về chuyến đi của mình, dần dần mọi người cũng hiểu hay hình dung sơ qua về cuộc ra đi đó!
Ai tổ chức, ai rủ ai...thì chả thấy ai kể cụ thể. Chỉ biết đi đến biên giới rồi mỗi người đi tiếp một phương. Võ Quý Huân đi sang Koeln, thủ đô sắt thép của Đức sau đó xin được vào làm ở một xưởng đúc. “Cụ Lý”-anh em thân mật hay gọi trêu anh Phạm Ngọc Lễ (sau đổi tên Trần Đại Nghĩa) như vậy bởi vì tính thâm trầm ít nói của “cụ”-từ năm 1942 đã kể về quan tâm sâu sắc của mình đối với loại máy bay Messerschmitt-cực kỳ năng động và nguy hiểm đối với máy bay Nga và Đồng minh-có hệ thống cánh lái nhỏ nhưng cho phép máy bay có các tính năng nhào lộn nổi trội. Anh cũng như một số anh em khác chịu khó vào thư viện tìm đọc sách báo, tạp chí quân sự để tìm hiểu. Thời đó tạp chí Anh về quân giới viết về mọi loại vũ khí trên thế giới-“JANE”-nói chung có bất cứ loại vũ khí nào ra đời trên thế giới thì sau khoảng một năm đã có bài tường tận về nó ở “Jane” với đủ mọi sơ đồ, bản vẽ, số liệu, tính năng, đánh giá...Anh mơ có được một ngày làm việc trong xưởng sản xuất của Messerschmitt-và thế là sau khi ra đi, anh sang đến Đức và xin vào làm ở một trong những công xưởng sản xuất loại máy bay này, với tấm bằng Đại học Cầu đường Paris và những hiểu biết đã tích cóp được anh đã được nhận vào làm. (Cũng xin cảnh tỉnh một số người viết về ông, ông rất uyên thâm nhưng nhiều bài viết cứ ca tụng ông lên mức “tổng công trình sư”, “chuyên gia vũ khí hàng đầu của quân đội Đức”, "chế tạo ra súng Bazôka"...hoàn toàn sai sự thật và tài năng của ông, dù chỉ là một kỹ sư, không cần đến sự tung hô ảo như vậy chút nào!). Tất nhiên đến khi phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện thì ông “thất nghiệp” và phải khó khăn lắm mới quay về được Paris.
Lê Văn Thiêm có lẽ là người cởi mở và kể rõ nhất về chuyến đi bão táp của mình. Sang đến Đức, mò mãi mới đến được thành phố Göttingen-thành phố toán lý nổi tiếng-nơi có Đại học Georgia Augusta, ông xin bảo vệ luận án tiến sỹ toán ở đấy. Ông tiếng là đi theo học bổng Đức của Humbold, nhưng thực tế không có học bổng hay trợ cấp nào, chỉ được ở nhờ nhà một gia đình Đức và họ cho ông ăn cơm cùng với họ-lúc này thực phẩm đã khan hiếm lắm rồi, ngay cả trên đất Đức. Ông bảo vệ loại giỏi ngày 04/4/1945, đáng lẽ chỉ 2 ngày sau thì ông nhận bằng, thì ngay ngày hôm sau quân Đồng minh đã tiến vào, tất nhiên thế là “vỡ kế hoạch” hoàn toàn! Ngay cả dân Đức cũng mất luôn nguồn thực phẩm cuối cùng, mạnh ai nấy kiếm được thức ăn thì sống, không thì chỉ có chết đói. Lúc đó thì cả nhà người Đức kia, nhất là hai đứa bé gái, chỉ mong đợi ông đi kiếm đồ ăn về, vì “Thiemchen”-chú Thiêm bé nhỏ-rất nhanh nhẹn và còn giỏi kiếm đồ ăn hơn cả bố mẹ chúng nó. Ông Thiêm kể đã lang thang khắp phố, thấy những con vật, chủ yếu là ngựa, la...nào vừa chết thì xông vào tranh nhau xẻo thịt, để mang về nấu ăn. Có hôm thậm chí con ngựa của một người còn đang sống nguyên, nhưng đám đông đói quá cũng lao vào đâm chém để lóc thịt ngay trên phố! Thấy ông dân châu Á, quân Đồng minh mới hỏi sao lại ở đây, ông khai rằng bị Đức bắt làm tù binh, thế là nó cho đi nhờ một đoạn đường về hướng Paris. Thấy “phương án” ấy hay quá, có thể cứu mình, thế là ông cứ dùng đúng cách ấy và về được tới Paris thật! Sau khi về Paris Thiêm có đưa ra sơ đồ kỹ thuật của bom bay V-1, V-2 bằng tiếng Đức, ông cùng một người bạn đã kỳ cục dịch ra tiếng Pháp, rồi nhờ một người Pháp là đảng viên đảng cộng sản Pháp gửi cho Bộ Quốc phòng, để xử dụng. Tuy vậy có vẻ phía Pháp đã có hết những thông tin này, nên không thấy họ phản hồi gì! ( Thành phố của Anh bị V-1, V-2 oanh tạc nhiều nhất là Coventry, bị tàn phá gần hết, khi đó có danh từ “Coventry Action” với nghĩa của cụm từ là “hủy diệt một thành phố”!).
Sau đó diễn ra câu chuyện Hội nghị Fontainebleau, rồi một loạt trí thức theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh đã về nước phục vụ kháng chiến, trong đó có 4 người đã từng ra đi trong “chuyến đi kỳ bí” nói trên: Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Lê Văn Thiêm, Võ Quý Huân, Trần Văn Du (Thiêm còn quay lại Đức 1946 để lấy bằng và mấy năm sau mới về nước). Vậy là cụ Hồ cũng như đoàn Chính phủ VNDCCH không hề đặt nặng vấn đề tại sao họ lại đi Đức trong thời điểm “nhạy cảm”-không thể có chuyện họ lại không biết về chuyến đi đó của cả chục người Việt như vậy! Và sau này 4 trí thức này về vẫn được trọng dụng, nhất là ông Trần Đại Nghĩa làm trong lĩnh vực quân giới và một số vị trí lãnh đạo khác, chứng tỏ các lãnh tụ miền Bắc phải tin tưởng hoàn toàn vào ông! Thế thì có thể suy diễn rằng “Việt Minh” biết, thậm chí có vai trò tổ chức trong chuyến đi kia chăng? Lúc sắp thua, có thể Đức co cụm về nước phòng thủ, sẵn sàng lôi kéo một số kỹ sư, chuyên gia theo mình, còn “Việt Minh” tương kế tựu kế cử người của mình đi theo kế hoạch đó của phát xít, để chuẩn bị cho kháng chiến sau này? Có vẻ logic đây nhưng như thế thì khả năng của “Việt Minh” ghê gớm quá, lúc đó Việt Minh còn đang ở trên rừng, chưa thành lập quân đội với 34 chiến sỹ đầu tiên, làm sao chỉ đạo cả sang đến Paris? Thực sự người viết bài này không suy luận ra, và cũng chả biết câu trả lời sẽ có thể nhận được từ đâu?
Chỉ biết là sau này, với những thế hệ lãnh đạo mới, trẻ hơn trong chính phủ, thì “trung ương” có có đôi lần thẩm tra lại sự việc này, và chỉ biết là các trí thức nêu trên đều có câu trả lời chắc là thỏa đáng, còn cụ thể thế nào thì phải nhờ đến sự trợ giúp của ACE có thêm thông tin về “chuyến đi kỳ bí” này!
Ảnh:
-nước Pháp bị chia đôi
-chiến trận vẫn xảy ra ở đường phố Paris.
-cuộc đổ bộ lịch sử ở bãi biển Normandy.
-ngày Paris giải phóng.
Lịch sử chiến tranh thế giới 2: Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Quân đội Đức Quốc xã đã tấn công Ba Lan. Hai ngày sau đó, ngày 3 tháng 9 năm 1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. “Cuộc chiến tranh kỳ quặc”-tuyên chiến nhưng hai bên không đánh nhau!
Hitler bị bất ngờ, nhưng giảo hoạt hứa với Pháp đình chiến, "Đức không đòi hỏi gì thêm từ Pháp". Ngày 10 tháng 10 năm 1939, Anh từ chối đề nghị của Hitler; ngày 12 tháng 10 Pháp cũng tuyên bố tương tự. Trong khi Đức đánh chiếm xong Ba Lan thì vì bạc nhược, chính phủ Pháp không ngăn được tâm lí chiến bại và tình trạng vô kỷ luật lan tràn. Đức bất ngờ tấn công Pháp ngày 10/5/1940 rồi đánh cả cả Hà Lan, Bỉ, Luxemburg.
Đến ngày 10 tháng 6 chính phủ Pháp đành bỏ chạy về Bordeaux, tuyên bố bỏ ngỏ Paris-đây là “trận chiến bẽ bàng” của lịch sử nước Pháp. Ngày 14 tháng 6, Quân đội Đức Quốc xã đã lấy được Paris. Ý tham chiến, sau đó chính phủ Anh cũng cố gắng giữ Pháp tiếp tục cuộc chiến bằng đề nghị hợp nhất hai quốc gia vào làm một! Tuy vậy 16 tháng 6 năm 1940 Thống chế Philippe Pétain lên kế nhiệm đã bác bỏ đề nghị của Anh...Pháp xin đàm phán, và tạm giữ được phía nam, với thủ phủ là thành phố Vichy. Phía bắc với thủ đô Paris là của Đức quản lý, nước Pháp đã bị chia đôi từ 25/6/1940, chả khác gì thuộc địa An Nam sau đó dăm năm....
Ở Paris, với cách quản lý chi li mang thương hiệu Đức, bọn phát xít nhanh chóng cai quản thành phố này rất chặt chẽ! Đầu tiên là đi lại: từ nơi khác (ví dụ phía nam đất nước đi Paris) tới phải có giấy thông hành (visa). Thỉnh thoảng (ví dụ những lần Hitler tới thăm) có giờ giới nghiêm, ngoài ra thì cũng tương đối thoải mái, tuy vậy lính Đức có thể bắt giữ bất cứ ai ngoài đường, nhất là những người nghèo hay vô công rồi nghề, lùa vào trại lính để làm không công đủ thứ việc tạp dịch, khi nào thích thả thì thả. Đời sống khó khăn hơn nhiều, chế độ tem phiếu lập tức được hoàn thiện (chả khác gì ở Liên Xô hay miền Bắc sau này) cho các nhu yếu phẩm: xăng, bánh mỳ, sữa, bơ, trứng, thuốc lá, thịt (xếp theo thứ tự quan trọng), và chế độ cụ thể cho từng đối tượng: sỹ quan Đức, lính Đức, người Pháp cấp cao, người Pháp lao động, người nước ngoài...Hồi đó sinh viên An Nam vẫn được lĩnh trợ cấp 1000 quan hàng tháng do Bộ Thuộc địa chi (trong cái rủi có cái may, nhiều người Việt trước kia gia đình có điều kiện tự trả tiền để học và sinh sống, nay cũng được cấp số tiền này, miễn là đi học! Nhưng có những người trước kia học giỏi được học bổng hội “Như Tây Du học”-hội này được tài trợ bởi một số ông quan và cựu quan lại triều đình Huế cộng với những doanh nghiệp nước Nam tài trợ, học bổng này lớn hơn số tiền kia-thì nay không được nhận nữa vì giữa Đông Dương và Pháp không còn liên lạc tài chính nữa! ). 1000 quan cũng tạm đủ sống, phiếu thuốc lá ai không hút có thể bán lại, tiền phòng khoảng 300 quan/phòng 20 m2, có bếp và vệ sinh chung, cả nước nóng! Giặt là có dịch vụ tận nơi, tốn tiền hơn một tý thôi, sữa tươi cũng bán tận phòng hàng sáng, có dịch vụ dọn phòng, để giày ra cửa có trẻ em đánh giày đều đặn...có vẻ chất lượng cuộc sống còn cao hơn lưu học sinh Đông Âu sau này! Việc học tập cũng không bị ảnh hưởng nhiều, miễn là cấm tuyệt đối tuyên truyền chống Đức!
Cứ tưởng phụ nữ Đức là xấu nhất châu Âu, tuy vậy hồi đó có phong trào trai Pháp (nổi tiếng đẹp trai hào hoa đấy?) mê đắm gái Đức trong quân đội, gọi họ là “Feldgrau”-là màu xanh ghi của đồng phục Đức. Họ mê bởi vẻ cao ráo, rắn rỏi của mấy ả này, mê nhất là những bộ quân phục-tất cả đều may đo! Còn gái Pháp ngược lại, tránh xa quân Đức, “SA” thì còn đỡ, chứ “SS” là thứ dữ khét tiếng...
Lạc đề một chút, chứ dân Pháp đa số vẫn ngấm ngầm căm ghét Đức, kháng chiến do Jean Moulin và Aubrac lãnh đạo rút về chiến khu vùng rừng núi (kiểu bưng biền nhà mình, vùng không có cây to, thường ở chân núi) để tiến hành chiến tranh du kích. Tướng De Gaulle rút sang Anh, kêu gọi thành lập quân đội từ Anh để chuẩn bị về nước giải phóng lãnh thổ. Ở Paris vẫn thường xuyên có “maquisarde”-những người từ chiến khu về hoạt động-bài hát nổi tiếng của họ bị Đức nghiêm cấm là “Le chant des partisans” (https://www.youtube.com/watch?v=RyI4OkYDnwg)
Họ hay ném lựu đạn vào sĩ quan Đức hay bắn ám sát quân Đức, kiểu “biệt động” đấy, quân Đức căm lắm và đưa ra cách xử lý sau: chúng lên danh sách mỗi quận 100 người, danh sách này treo khắp nơi, nếu cứ có vụ ám sát Đức nào xảy ra ở quận nào, thì Đức sẽ lôi một người trong danh sách ra xử bắn công khai ngay lập tức, khỏi phải tòa án gì hết! Danh sách này phần nhiều là người gốc Do Thái, nhưng cũng có lần một người gốc Việt bị lọt vào danh sách, và đã bị hành quyết!
Đài Đức thì suốt ngày phát bài “Die Faehne hoch!” (Giương cao những ngọn cờ!): https://www.youtube.com/watch?v=PpKVvPrDzpg, và lính Đức thường xuyên vừa đi vừa hát. Đài Anh thì phát bài “Radio Paris ment” (đài Paris nói dối-đài Paris là của Đức đấy...) chế diễu: https://www.youtube.com/watch?v=tHQzZClpL9o . Nhà nào nghe đài Anh mà bị Đức phát hiện thì bị bắt ngay-nên người Việt cũng như người Pháp, phải nghe lén lút để biết tình hình kháng chiến và chiến sự của phe đồng minh với Đức trên các mặt trận. Thường xuyên có báo động, máy bay Anh bay hàng đàn từ London sang oanh tạc Paris (tuy vậy chủ yếu ném bom những cơ sở công nghiệp ở ngoại thành thôi, chứ nội thành không bị ảnh hưởng nhiều), mỗi lần như vậy dân cư đều chạy xuống tầng hầm các tòa nhà để nấp, khi nào nghe còi báo an thì lại lên, cuộc sống giống Hà Nội 1972. Còn Đức thì nã pháo thẳng sang London từ bãi biển Normandy, qua eo biển Măng-sơ. Nhưng có lần quân Đức thị uy, bắn thẳng từ vườn Luxemburg sang London bằng đại pháo, giữa đêm tiếng nổ kinh hồn...
Sau khi thấy Đức thất bại nặng nề trên mặt trận với Liên Xô, đang bị đẩy lùi toàn diện, vào ngày...quân đồng minh mở chiến dịch đổ bộ lên bãi biển Normandy, đánh quân Đức trên đất Pháp, Mỹ và Anh luôn đi trước, quân của De Gaull do Leclerc dẫn đầu thì đi sau (vì không có không quân trợ lực). Lúc này Đức có dấu hiệu “loạng choạng” rồi, Quân kháng chiến tại Pháp thì bao vây cản đường quân Đức rút, nhất là xung quanh Paris, để chờ đồng minh đến tiêu diệt (nhiều sinh viên, lính thợ Việt đã tham gia dựng chướng ngại vật để cản đường lui của Đức!).
Tâm lý chung của mọi người Việt lúc đó là tuy sống trong ách cai trị của Đức, nhưng đều mong ngóng quân đồng minh chiến thắng, để tiêu diệt phát xít, còn Việt Nam lúc đó số phận vẫn chưa rõ nét, chỉ biết ngóng chờ những thay đổi cơ bản từ châu Âu sẽ ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của các thuộc địa châu Á, châu Phi...”Hội Ái hữu” vẫn sinh hoạt thường xuyên, thường là vào chủ nhật hay những ngày nghỉ, gặp nhau hàn huyên, nói chuyện quê hương, chính trị...Võ Quý Huân hồi đó mượn được một máy quay cinema, nên hay đến quay cảnh đồng hương sinh hoạt. Anh thuê được một nhà bé tí, chỉ bằng một phòng của sinh viên, nhưng rất gần thư viện nơi vợ ông làm việc, và ở vị trí sang trọng nhất- Panthéon, gần trường Sư phạm...Thế rồi một sáng chủ nhật, Irene vợ ông bế đứa con còn bé tí đến Hội, khóc lóc kể rằng chiều qua ông để lại mẩu giấy, viết rằng có việc phải lên trụ sở Gestapo, cứ nấu cơm chờ ông về, không có vấn đề gì đặc biệt đâu...Anh em trong hội lúc đầu rất lo rằng anh Huân bị SS bắt vì lý do gì đấy, thậm chí đã nghĩ đến việc phải giúp sơ tán vợ con anh, vì nếu anh bị bắt thì khả năng bắt cả vợ là cao. Thế nhưng chẳng bao lâu qua trao đổi thông tin ở hội (thời đó có điện thoại cố định, nhưng thường cả ký túc xá mới có một cái, cũng như một cái tivi đen trắng!) mới dần dần thấy rằng, từ chiều tối hôm qua đã biến đi đâu mất hơn chục anh em trí thức người Việt! Hầu như không ai nói lại gì với Hội, hay với anh em bạn bè, nhiều người thậm chí bỏ lại hết đồ đạc, chỉ mang được bộ quần áo...Khỏi phải nói tin đó đã gây xôn xao trong cộng đồng người Việt như thế nào. Tin tức lan nhanh, một số người mới lờ mờ nhớ rằng, có những người trong số “ra đi” đã loáng thoáng ám chỉ đến việc họ sẽ đi sang Đức, tuy vậy bạn bè ở lại cũng không đoán chắc đúng là họ đi Đức hay không-vì thời đó Pháp đã đặt một chân vào Paris, tai mắt khắp nơi, chuyện đi Đức mà lộ ra là “phiền” với mật thám Pháp ngay, “ăn cây nào rào cây ấy” chứ không lơ mơ với chúng được đâu! Và đi cả lượt hơn chục người như vậy rõ ràng là phải có ai tổ chức chứ không hề đơn giản-đúng ngày hôm đó các phương tiện giao thông đã được giành về tay Pháp rồi, có đi thì phải dùng phương tiện của Đức chứ chẳng thể nào khác...
Phải nói là “chuyến đi kỳ bí” của hơn chục đồng hương này là đề tài đàm tiếu của anh em người Việt ở Paris suốt mấy tháng trời. Đã đành rằng ai cũng có quyền tự quyết về hành vi của mình, nhưng việc ra đi âm thầm, không hề nói lại với bạn bè, nhất là những người cùng sinh hoạt Hội Ái hữu, thực sự quá khó hiểu đối với những người ở lại. Nhất là tin họ đã đi Đức, nhất là khi vợ anh Võ Quý Huân được tin chồng đã sang đến Đức, nhưng đi làm một mình tại một xưởng đúc của Đức, càng làm anh em hoang mang hơn, thế còn những người khác đi đâu? Hay đi Đức thật, hay bị bắt rồi, hay lọt vào tay “kháng chiến” Pháp? Thậm chí có người nghĩ, hay anh Huân chỉ điểm để bắt hết các anh em kia, nhưng như thế bắt vì tội gì (hồi đó Đức bắt tội gì chả được!)-nhưng như thế sao anh Huân cũng đi mất? Nếu sang Đức, dù với mục đích gì, thì cũng là “phản bội lại mục tiêu của Đồng minh”, vì tất cả đang cầu mong cho Liên Xô và Đồng minh sớm đè bẹp quân phát xít. Nhất là tại sao ra đi khi Pháp đã được Đồng minh hỗ trợ, tiếng dần về Paris và gần như rõ ràng Đức không còn trụ lâu được nữa, có thể đếm từng ngày?
Đồng minh dựng chính quyền Pháp của Bidault lên, tiếp quản Paris vừa thoát bàn tay thép của chính quyền Đức (co về Berlin tử thủ)-Paris hoàn toàn giải phóng ngày 26/8/1944 với hàng trăm ngàn dân Paris hân hoan đổ ra đón đoàn quân chiến thắng, đến mức Bidault phải rải truyền đơn khắp nơi rằng: “Hỡi các phụ nữ Pháp! Duyệt binh lịch sử, trong lúc hân hoan đón chào Đồng minh chiến thắng tiến vào Paris, xin các bà, các cô đừng quên nghĩa vụ làm mẹ, làm vợ của mình...!”. Vì lúc đó quá ấn tượng bởi những chàng trai đồng minh vinh quang, hào hoa, lúc nào cũng sẵn chocolate và thuốc thơm...đâm ra các quý ông Pháp “ra rìa hết”! Những “cô đầm” Pháp đã trót ăn ngủ với lính Đức bị cạo trọc đầu diễu trên các phố Paris! Chính phủ Vichy cũng tự động hết vai trò, Đồng minh biết đóng góp rất lớn của phong trào kháng chiến trong nước, nhưng vẫn ủng hộ vai trò De Gaulle hoàn toàn, chỉ bởi vì lự lượng kháng chiến hoàn toàn dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Cuối cùng người cộng sản Maurice Thorez được phong Phó thủ tướng, và thêm một vài bộ trưởng cộng sản nữa (thực tế quyền lực của các Tổng liên đoàn lao động Pháp lúc này rất lớn, mà chúng thường dưới sự chỉ đạo của Cộng sản). Laval-thủ tướng của chính phủ Vichy-bị xử tử hình vì tội theo Đức, phản bội Tổ quốc...
Sau khi Đức rút đi, đời sống nhanh chóng ổn định trở lại, nông thôn Pháp được quyền mang sản phẩm vào thành phố bán tự do, chế độ tem phiếu cũng hết thời, gọng kìm của quân Nga và Đồng minh ngày càng siết chặt, chiến sự đang diễn ra trên đất Đức và cả Ý. 30/4/1945 Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên Reichstag của Berlin-hồi cáo chung của phát xít Đức đã điểm! Thế rồi sau đó một thời gian, những người “ra đi” lục tục kéo về Paris hết, và tuy anh em đồng hương không “lục vấn” họ về việc mấy thang vừa rồi ở đâu, làm gì, nhưng mỗi người kể về chuyến đi của mình, dần dần mọi người cũng hiểu hay hình dung sơ qua về cuộc ra đi đó!
Ai tổ chức, ai rủ ai...thì chả thấy ai kể cụ thể. Chỉ biết đi đến biên giới rồi mỗi người đi tiếp một phương. Võ Quý Huân đi sang Koeln, thủ đô sắt thép của Đức sau đó xin được vào làm ở một xưởng đúc. “Cụ Lý”-anh em thân mật hay gọi trêu anh Phạm Ngọc Lễ (sau đổi tên Trần Đại Nghĩa) như vậy bởi vì tính thâm trầm ít nói của “cụ”-từ năm 1942 đã kể về quan tâm sâu sắc của mình đối với loại máy bay Messerschmitt-cực kỳ năng động và nguy hiểm đối với máy bay Nga và Đồng minh-có hệ thống cánh lái nhỏ nhưng cho phép máy bay có các tính năng nhào lộn nổi trội. Anh cũng như một số anh em khác chịu khó vào thư viện tìm đọc sách báo, tạp chí quân sự để tìm hiểu. Thời đó tạp chí Anh về quân giới viết về mọi loại vũ khí trên thế giới-“JANE”-nói chung có bất cứ loại vũ khí nào ra đời trên thế giới thì sau khoảng một năm đã có bài tường tận về nó ở “Jane” với đủ mọi sơ đồ, bản vẽ, số liệu, tính năng, đánh giá...Anh mơ có được một ngày làm việc trong xưởng sản xuất của Messerschmitt-và thế là sau khi ra đi, anh sang đến Đức và xin vào làm ở một trong những công xưởng sản xuất loại máy bay này, với tấm bằng Đại học Cầu đường Paris và những hiểu biết đã tích cóp được anh đã được nhận vào làm. (Cũng xin cảnh tỉnh một số người viết về ông, ông rất uyên thâm nhưng nhiều bài viết cứ ca tụng ông lên mức “tổng công trình sư”, “chuyên gia vũ khí hàng đầu của quân đội Đức”, "chế tạo ra súng Bazôka"...hoàn toàn sai sự thật và tài năng của ông, dù chỉ là một kỹ sư, không cần đến sự tung hô ảo như vậy chút nào!). Tất nhiên đến khi phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện thì ông “thất nghiệp” và phải khó khăn lắm mới quay về được Paris.
Lê Văn Thiêm có lẽ là người cởi mở và kể rõ nhất về chuyến đi bão táp của mình. Sang đến Đức, mò mãi mới đến được thành phố Göttingen-thành phố toán lý nổi tiếng-nơi có Đại học Georgia Augusta, ông xin bảo vệ luận án tiến sỹ toán ở đấy. Ông tiếng là đi theo học bổng Đức của Humbold, nhưng thực tế không có học bổng hay trợ cấp nào, chỉ được ở nhờ nhà một gia đình Đức và họ cho ông ăn cơm cùng với họ-lúc này thực phẩm đã khan hiếm lắm rồi, ngay cả trên đất Đức. Ông bảo vệ loại giỏi ngày 04/4/1945, đáng lẽ chỉ 2 ngày sau thì ông nhận bằng, thì ngay ngày hôm sau quân Đồng minh đã tiến vào, tất nhiên thế là “vỡ kế hoạch” hoàn toàn! Ngay cả dân Đức cũng mất luôn nguồn thực phẩm cuối cùng, mạnh ai nấy kiếm được thức ăn thì sống, không thì chỉ có chết đói. Lúc đó thì cả nhà người Đức kia, nhất là hai đứa bé gái, chỉ mong đợi ông đi kiếm đồ ăn về, vì “Thiemchen”-chú Thiêm bé nhỏ-rất nhanh nhẹn và còn giỏi kiếm đồ ăn hơn cả bố mẹ chúng nó. Ông Thiêm kể đã lang thang khắp phố, thấy những con vật, chủ yếu là ngựa, la...nào vừa chết thì xông vào tranh nhau xẻo thịt, để mang về nấu ăn. Có hôm thậm chí con ngựa của một người còn đang sống nguyên, nhưng đám đông đói quá cũng lao vào đâm chém để lóc thịt ngay trên phố! Thấy ông dân châu Á, quân Đồng minh mới hỏi sao lại ở đây, ông khai rằng bị Đức bắt làm tù binh, thế là nó cho đi nhờ một đoạn đường về hướng Paris. Thấy “phương án” ấy hay quá, có thể cứu mình, thế là ông cứ dùng đúng cách ấy và về được tới Paris thật! Sau khi về Paris Thiêm có đưa ra sơ đồ kỹ thuật của bom bay V-1, V-2 bằng tiếng Đức, ông cùng một người bạn đã kỳ cục dịch ra tiếng Pháp, rồi nhờ một người Pháp là đảng viên đảng cộng sản Pháp gửi cho Bộ Quốc phòng, để xử dụng. Tuy vậy có vẻ phía Pháp đã có hết những thông tin này, nên không thấy họ phản hồi gì! ( Thành phố của Anh bị V-1, V-2 oanh tạc nhiều nhất là Coventry, bị tàn phá gần hết, khi đó có danh từ “Coventry Action” với nghĩa của cụm từ là “hủy diệt một thành phố”!).
Sau đó diễn ra câu chuyện Hội nghị Fontainebleau, rồi một loạt trí thức theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh đã về nước phục vụ kháng chiến, trong đó có 4 người đã từng ra đi trong “chuyến đi kỳ bí” nói trên: Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Lê Văn Thiêm, Võ Quý Huân, Trần Văn Du (Thiêm còn quay lại Đức 1946 để lấy bằng và mấy năm sau mới về nước). Vậy là cụ Hồ cũng như đoàn Chính phủ VNDCCH không hề đặt nặng vấn đề tại sao họ lại đi Đức trong thời điểm “nhạy cảm”-không thể có chuyện họ lại không biết về chuyến đi đó của cả chục người Việt như vậy! Và sau này 4 trí thức này về vẫn được trọng dụng, nhất là ông Trần Đại Nghĩa làm trong lĩnh vực quân giới và một số vị trí lãnh đạo khác, chứng tỏ các lãnh tụ miền Bắc phải tin tưởng hoàn toàn vào ông! Thế thì có thể suy diễn rằng “Việt Minh” biết, thậm chí có vai trò tổ chức trong chuyến đi kia chăng? Lúc sắp thua, có thể Đức co cụm về nước phòng thủ, sẵn sàng lôi kéo một số kỹ sư, chuyên gia theo mình, còn “Việt Minh” tương kế tựu kế cử người của mình đi theo kế hoạch đó của phát xít, để chuẩn bị cho kháng chiến sau này? Có vẻ logic đây nhưng như thế thì khả năng của “Việt Minh” ghê gớm quá, lúc đó Việt Minh còn đang ở trên rừng, chưa thành lập quân đội với 34 chiến sỹ đầu tiên, làm sao chỉ đạo cả sang đến Paris? Thực sự người viết bài này không suy luận ra, và cũng chả biết câu trả lời sẽ có thể nhận được từ đâu?
Chỉ biết là sau này, với những thế hệ lãnh đạo mới, trẻ hơn trong chính phủ, thì “trung ương” có có đôi lần thẩm tra lại sự việc này, và chỉ biết là các trí thức nêu trên đều có câu trả lời chắc là thỏa đáng, còn cụ thể thế nào thì phải nhờ đến sự trợ giúp của ACE có thêm thông tin về “chuyến đi kỳ bí” này!
Ảnh:
-nước Pháp bị chia đôi
-chiến trận vẫn xảy ra ở đường phố Paris.
-cuộc đổ bộ lịch sử ở bãi biển Normandy.
-ngày Paris giải phóng.
No comments:
Post a Comment