Sunday, February 08, 2015

SÀI GÒN XƯA

VIỆT NAM NĂM 1948
(TRONG LOẠT ẢNH CỦA TẠP CHÍ LIFE)
Thiếu nữ Pháp mặc áo tắm, những người đàn ông Việt Nam "đậu" như chim trên hàng rào, xe điện chạy trên đường phố Sài Gòn v.v... là những hình ảnh độc đáo do phóng viên tạp chí Life chụp ở Đông Dương năm 1948.


Xe bò kéo chạy qua tòa nhà sau này trở thành thương xá Tax ở Sài Gòn.

Nơi để xe đạp trên vỉa hè đại lộ Charner, nay là đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn.

Băng-rôn quảng cáo phim treo đầy trên một đường phố ở trung tâm Sài Gòn.

Hai thầy dòng người Pháp đi dạo trên phố Catinat, nay là đường Đồng Khởi.

Cảnh buôn bán trên đường phố Sài Gòn.

Những người đàn ông "đậu" như chim trên hàng rào để xem đua ngựa ngày chủ nhật ở trường đua ngựa Sài Gòn.

Người lính Việt Nam phục vụ chính quyền Pháp tên Trần Đăng Mẫn thực hiện một nghi thức nhà binh.

Tàu vận tải Pháp đậu gần những con thuyền lụp xụp của người Việt trên sông Sài Gòn.

Chân dung Bảy Viễn, một tướng cướp lừng danh trước năm 1945, về sau tham gia tổ chức lực lượng vũ trang chống Pháp, sau ly khai trở về hợp tác với chính quyền Bảo Đại. Bảy Viễn cũng là thủ lĩnh của lực lượng Bình Xuyên chống đối và bị Ngô Đình Diệm dẹp tan vào năm 1955.

Một nhóm lính Pháp tại căn cứ hải quân ở Sài Gòn.

Cảnh bếp núc trong một trại lính người Việt của chính quyền thuộc địa.

Binh lính trên một tháp canh tại một trục đường giao thông quan trọng.

Cảnh họp chợ tại một vùng quê.

Đài tưởng niệm quân Pháp chết trận tại Đông Dương trong Chiến tranh thế giới II ở Hải Phòng.

Nghĩa trang chôn 600 quân Pháp bị lính Nhật giết hại trong xung đột ở Đông Dương thời gian Chiến tranh thế giới II.

Lính Pháp tán gẫu trong một quán cà phê vỉa hè.

Người Pháp thư giãn tại hồ bơi ở Sài Gòn.

Các nhân viên thuộc địa chơi tennis tại CLB thể thao cạnh công viên Tao Đàn.

Cạu bé bán báo ngủ gục bên quầy bán báo tiếng Pháp ở Sài Gòn.

Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn.

Xe điện chạy trên đường phố Sài Gòn.

Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân của chính quyền thân Pháp ở miền Nam Việt Nam được treo trên cổng chợ Bến Thành.

Cầu quay Khánh Hội, Sài Gòn.

Ba người phụ nữ tạo dáng chụp ảnh trong công viên ở Sài Gòn.

Các sĩ quan Pháp xem đua ngựa tại trường đua Phú Thọ, Sài Gòn.


Công nhân người Việt xây dựng các ụ súng bên bờ sông Sài Gòn.

Sửa đường ven bờ hồ Hoàn Kiếm, gần nhà Thủy Tạ, Hà Nội.

Người dân khấn vái tại một miếu thờ nhỏ ở Hà Nội.

Người phụ nữ thắp hương tại một am thờ, Hà Nội.

Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam.

Những ngôi nhà bị phá hủy do giao tranh vũ trang.

Đoàn xe quân sự của Pháp dừng lại nghỉ trên hành trình của mình.

Binh lính người Việt canh gác tại một đồn điền cao su của Pháp.

Một người phụ nữ tát nước trên thửa ruộng của mình.

Nông dân người Hoa quay trở về Trung Quốc trên một con đường ở Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Trung tâm thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Nữ dân quân của giáo phái Hòa Hảo tập trận trong một cánh rừng ở miền Nam Việt Nam.

Nữ dân quân Hòa Hảo trong hàng ngũ.
Theo KIẾN THỨC

Chủ Nhật, ngày 11 tháng 5 năm 2014

ĐÃ 13 LẦN DÂN VIỆT ĐẠI THẮNG GIẶC PHƯƠNG BẮC

ĐÃ 13 LẦN DÂN VIỆT ĐẠI THẮNG GIẶC PHƯƠNG BẮC
Nguyễn Thanh Đức


A. Trong mấy ngàn năm qua, đặc biệt từ khi tộc Hoa du mục hiếu chiến thành hình ở phương Bắc, từ năm 1046 ttl, người Tộc Việt chuyên trồng lúa nước, hiếu hòa, ở phương Nam, luôn bị giặc Hoa cướp bóc, xâm lăng.
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !


Lần thứ 1 : Năm 1218 TTL, ĐẠI THẮNG Giặc ÂN, Đức PHÙ ĐỔNG
Theo sách vở Trung Hoa, năm 1218 ttl, Ân Cao Tôn đã đánh Quỷ Phương, vùng Đồng Đình. Ân Cao Tôn đóng quân tại đất Kinh, phía tả ngạn sông Dương Tử. Sau 3 năm, Ân Cao Tôn ‘không thắng’. [Nhà Ân còn được gọi là Nhà Hậu Thương]. 
Theo Truyền kỳ Phù Đổng của Việt Lạc, Ân Cao Tôn đã xâm lấn nước ta ba năm và đã bị đánh bại.
* Như thế, theo Truyền kỳ Phù Đổng, cách đây 3200 năm, dân Việt Lạc đã là một quốc gia vững mạnh. Nước nầy đã có tổ chức chặt chẽ, có vua quan, có làng xã, có cúng tế, có lúa gạo, có vải áo, có lũy tre... đã đúc được ngựa sắt, roi sắt, đã có tinh thần dân tộc cao độ... và theo sách vở Trung Hoa, dân ta đã chiến thắng giặc Ân vào thời kỳ hùng mạnh nhất của chúng.
[Vào thời kỳ nầy, tộc Hoa chưa thành hình. Phải hơn 100 năm sau, bộ lạc Chu mới gom góp các bộ lạc du mục khác ở vùng Thiểm Tây và thành lập Nhà Chu. Từ đó, tộc Hoa mới thành hình và phát triển].
[Đọc bài 1108. Tộc Việt Thời Hùng 3, đoạn 4.2; và bài 1110. Việt và Hoa Thời Hùng 4A, phần 1].


* *

Lần thứ 2 : Năm 214 TTL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA TẦN
Năm 214 ttl, Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Hoa, sai tướng Đồ Thư kéo 50 vạn quân xâm lăng vùng đất Việt Lạc, nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Đây là đoàn quân tinh nhuệ vừa giúp Tần Thủy Hoàng đánh chiếm sáu nước và thành lập nước Trung Hoa.
Nhưng mấy năm sau, Đồ Thư đã bị quân Việt đánh bại, quân giặc chết quá nửa, Đồ Thư bị giết.
[Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, do Trần Trọng Kim, nxb Trung Tâm Học Liệu, Sàigòn 1971, q1, tr 18. - đọc bài 1111. Việt và Hoa Thời Hùng 4B-C, đoạn 3.3].


* *

Lần thứ 3 : Năm 181 TTL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA TÂY HÁN 
Năm 181 ttl, triều Hán sai Long Lân hầu Chu Táo kéo quân sang xâm phạm Lĩnh Nam, đánh Nam Việt. Theo sách vở Trung Hoa, quân Hán không chịu được thủy thổ phương Nam, nhiều người phải bịnh tật, bởi vậy phải thua chạy về bắc. Sau đó, triều Hán xét việc Nam chinh không lợi  nên không đánh nữa (!).
[Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 30; Việt Sử Toàn Thư, do Phạm văn Sơn, nxb Thư Lâm, Sgn 1960, tr 89]. [Về thủy thổ phương Nam, đọc bài 1113. Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam, đoạn 6.3].

* *
Lần thứ 4 : Năm 40 DL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA ĐÔNG HÁN và TÁI CHIẾM TOÀN THỂ VÙNG ĐẤT VIỆT LẠC, Đức TRƯNG NỮ VƯƠNG
Năm 30 dl, Hán Quang Vũ áp đặt chế độ trực trị trên vùng đất Việt Lạc. Do đó, toàn dân Việt vùng lên kháng chiến và bầu Đức Trưng Trắc là Thủ Lãnh. Sau 10 năm, Dân ta đã đánh đuổi toàn bộ quân Tàu ra khỏi vùng đất Việt Lạc, chiếm lại 65 thành.


Thời gian qua, sách sử Trung Hoa đã giảm thiểu vùng đất và sức mạnh của dân Việt thời đó. Ngày nay, đã có đủ chứng cứ xác định vị trí, tình hình và vùng đất bao la của việc quân dân Việt đánh chiếm lại 65 thành và đánh bại đại quân hùng hậu của hoàng đế Quang Vũ nhà Hán. 

Thời đó, vùng đất Việt Lạc nay là Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến của Trung Hoa, xuống tới Hải Vân... Và Hán Quang Vũ đã phải vận dụng toàn thể binh lực của ‘thiên triều’.
[Đọc bài 1113. Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 39-40].

* *
Lần thứ 5 : Năm 541 DL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA LƯƠNG, Đức LÝ NAM ĐẾ
Năm 541, Đức Lý Nam Đế đánh đuổi quân trú đóng Trung Hoa, giành độc lập, xưng là Nam Việt Đế, niên hiệu Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Lập ra Nhà Tiền Lý.
Đây là lần đầu tiên sách sử Trung Hoa ghi lại quốc hiệu và niên hiệu của dân ta.
Nhà Tiền Lý kéo dài 61 năm, từ 541 tới 602 dl. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 53-56].
* *
Lần thứ 6 : Năm 938 DL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA NAM HÁN, Đức NGÔ QUYỀN
Từ năm 906 dl, Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự trị khỏi tay người Trung Hoa. Truyền được 3 đời.
Năm 938, vua Trung Hoa Nam Hán sai thái tử là Hoằng Tháo kéo quân xâm lấn. Với trận cọc gỗ bọc sắt trên sông Bạch Đằng, Đức Ngô Quyền đã đại thắng quân Hán, giết chết thái tử Hoằng Tháo. Hoàng đế Nam Hán là Lưu Cung cũng kéo quân tiếp ứng theo đường bộ. Nghe tin, ông khóc và rút về. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 66-68].

* *
Lần thứ 7 : Năm 981, ĐẠI THẮNG Giặc HOA TỐNG LẦn 1, Đức LÊ ĐẠI HÀNH
Năm 981 dl, vua Tống sai tướng Hầu nhân Bảo kéo quân xâm lấn, theo hai đường bộ và thủy. Vì vua nước ta là Đinh Tuệ mới 8 tuổi nên quân sĩ tôn tướng Lê Hoàn lên ngôi tức là Đức Lê Đại Hành. Với một trận Chi Lăng, quân ta phá tan đoàn quân Tàu, giết Hầu nhân Bảo. Đoàn quân giặc theo đường biển vội vàng rút lui. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 89-90].



* *
Lần thứ 8 : Năm 1076, ĐẠI THẮNG Giặc HOA TỐNG Lần 2, Đức LÝ NHÂN TÔN, Danh Tướng LÝ THƯỜNG KIỆT



Năm 1072 dl, vua Lý nhân Tôn lên ngôi. Vì vua mới 7 tuổi, nên việc quân đều ở trong tay danh tướng Lý Thường Kiệt.
Năm 1075, Lý thường Kiệt và Tôn Đản kéo 10 vạn quân tái chiếm vùng châu Khâm, châu Liêm và châu Ung, [vốn thuộc vùng đất Việt Lạc], nay thuộc Quảng Đông, Quảng Tây.
Năm 1076, vua Tống sai Quách Quì và Triệu Tiết kéo hơn 30 vạn quân sang xâm lấn nước ta nhưng chúng bị đánh tan ở sông Như Nguyệt. Giặc Tàu kéo tới hơn 30 vạn, chỉ còn 2 vạn 8 trở về ! [Đọc thêm Vân Đài Loại Ngữ, do Lê Quý Đôn, (viết năm 1773 dl), nxb Tự Lực, Sgn 1974, tr 174-175, dẫn Nhị Trình Di Thư, do Trình Di, và Uyên Giám, do Hoàng đình Kiên].


* *

Lần thứ 9 : Năm 1258, ĐẠI THẮNG Giặc MÔNG CỔ Lần 1, Đức TRẦN THÁI TÔN
Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý ở vùng Vân Nam. Mông Cổ đương thời là đế quốc to lớn và hùng mạnh nhất thế giới, chìếm đóng từ Á sang Âu.
Năm 1257, từ Vân Nam, tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) đem 3 vạn quân Mông Cổ và hơn 1 vạn quân Đại Lý tấn công Đại Việt, chiếm Thăng Long, đốt phá và giết mọi người trong thành. [Ngột Lương Hợp Thai là công thần thứ 3 của Nhà Nguyên, từng tham gia các trận đánh chiếm nước Kim, nước Đức, Ba Lan, Bagdad, và diệt nước Đại Lý].
Vua Trần thái Tôn lo sợ, hỏi ý kiến Trần Thủ Độ. Trần thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ Hạ đừng lo !”.
Chỉ mấy ngày sau, vua Trần thái Tôn dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ còn bị quân ta chận đánh tan tành ở vùng Qui Hóa. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 126-128].

* *
Lần thứ 10 : Năm 1284, ĐẠI THẮNG Giặc HOA MÔNG NGUYÊN Lần 2, Đức TRẦN NHÂN TÔN, Danh Tướng HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
Năm 1271, Hốt Tất Liệt (Khubilai) trở thành Đại Hãn của đế quốc Mông Cổ, đổi quốc hiệu thành Nguyên. Năm 1279, quân Nguyên chiếm trọn đất Trung Hoa. Đế quốc Mông Cổ bao trùm 40 quốc gia từ Á sang Âu.


Năm 1284, Hốt Tất Liệt sai con là Thoát Hoan (Toghan) cùng với các danh tướng Toa Đô (Suodu), Ô Mã Nhi, kéo 50 vạn quân xâm lăng Đại Việt. Quân Nguyên còn có thủy binh từ Chiêm Thành đánh lên. Khi đó, toàn thể quân Đại Việt chỉ có 20 vạn.

Trước tình hình nguy biến, nhiều người muốn hàng hoặc tìm kế hoãn binh nhưng các tướng Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư cương quyết xin đem quân trấn giữ.
Vua Trần Nhân Tôn liền triệu tập các bô lão trong dân tại điện Diên Hồng để hỏi ý kiến. Toàn thể đồng thanh xin Đánh !
Trước thế giặc quá mạnh, quân ta phải rút về Vạn Kiếp. Ở phía Nam, quân Nguyên từ Chiêm Thành cũng đã chiếm Nghệ An.
Vua Nhân Tôn lại lo sợ, ‘muốn hàng để cứu muôn dân’ nhưng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đáp : “Bệ Hạ nói câu ấy thật là lời nhân đức nhưng Quê hương Dân tộc thì sao ? Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã !”
Thoát Hoan dùng đại bác bắn phá và vào được Thăng Long, Triều đình ta chạy về Thanh Hóa.
Khi đó, tướng Trần Bình Trọng bị bắt. Thoát Hoan dụ hàng và hỏi : “Có muốn làm Vương không ?” Trần Bình Trọng quát to : “Ta thà làm quỷ Nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc !”
Tháng 5 năm 1285, tướng Trần Nhật Duật phá được quân Toa Đô ở cửa Hàm Tử.
Sau đó, tướng Trần Quang Khải đưa quân đi thuyền từ Thanh Hóa ra đánh tan quân Nguyên ở bến Chương Dương rồi dùng phục binh chiếm lại Thăng Long.
Đức Hưng Đạo Vương thì đem quân đánh ở Tây Kết và giết được Toa Đô. Quân ta bắt được 3 vạn quân Nguyên và vô số chiến thuyền, khí giới.
Hưng Đạo Vương lại sai phục kích chận mọi đường quân Nguyên có thể rút lui và tự mình dẫn đại quân lên Bắc Giang đánh Thoát Hoan. Quân Nguyên thua chạy, tới bến Vạn Kiếp bị phục kích, chết quá nửa. Thoát Hoan trốn thoát về Tàu.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, in năm 1697 dl, quân Nguyên kéo qua 50 vạn và sáu tháng sau, chỉ còn 5 vạn rút về. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 137-150; Việt Sử Toàn Thư, tr 246-248].

* *
Lần thứ 11 : Năm 1287, ĐẠI THẮNG Giặc HOA MÔNG NGUYÊN Lần 3, Đức TRẦN NHÂN TÔN, Danh Tướng HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
Cuối tháng 12 năm 1287, Thoát Hoan lại theo hai đường thủy bộ, kéo thêm 50 vạn quân xâm lấn với hơn 800 chiến thuyền cùng với đoàn tàu 100 chiếc chở lương thực. [Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư]. Phía Đại Việt có khoảng từ 20 tới 30 vạn quân.
Quân Nguyên chiếm được Thăng Long nhưng sợ bị cắt đường liên lạc nên tập trung ở Vạn Kiếp. Bộ chỉ huy của Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng. Tướng Trần Khánh Dư đưa quân phục ở bến Vân Đồn và phá tan đoàn thuyền lương.
Tháng 3 năm 1288, cạn lương, Thoát Hoan sai Ô mã Nhi mở đường theo sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương lại dùng kế đóng cọc bịt sắt xuống sông Bạch Đằng (như Đức Ngô Quyền năm 938 dl).
Với trận Bạch Đằng, quân ta tiêu diệt hoàn toàn thủy quân của giặc Nguyên. Nghe tin thủy quân tan vỡ, Thoát Hoan kéo chạy về qua vùng Bắc Giang và Lạng Sơn và cũng bị quân Đại Việt chận đánh tan tành. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 151-161].
* *
Lần thứ 12 : Năm 1428, ĐẠI THẮNG Giặc HOA MINH, Đức LÊ THÁI TỔ
Năm 1406, giặc Minh kéo quân xâm lấn nước ta, nhà Hồ thua. Giặc Minh, với Trương Phụ, bắt đầu chính sách đồng hóa dân ta với dân Tàu...
Năm 1418, nông dân Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa, tự xưng là Bình Định Vương, gởi hịch kể tội giặc Minh và nêu rõ mục đích đánh đuổi quân giặc cướp nước.
Năm 1426, sau 8 năm gian khổ, với nhiều lần nguy cấp, Bình Định Vương thắng trận Tụy Động và bao vây thành Đông Quan, Thăng Long.


Cuối năm 1427, giặc Minh lại đưa thêm 2 đạo quân sang đánh Đại Việt. Đạo quân do Liễu Thăng cầm đầu với hơn 10 vạn lính, 2 vạn ngựa. Đạo quân do Mộc Thạnh dẫn 5 vạn lính và 1 vạn ngựa. Nhưng tại Chi Lăng, quân ta giết Liễu Thăng, phá tan toàn bộ quân tiếp viện của giặc, bắt sống hơn 3 vạn quân Tàu. Mộc Thạnh nghe tin, bỏ chạy. Quân Nam theo đánh, giết hơn 1 vạn giặc Minh.

Nghe tin, Vương Thông đang chiếm đóng Đông Quan [Thăng Long], viết thư cầu hòa và xin cho chúng rút quân về Tàu. Số tù binh, hàng binh và vợ con được thả về Tàu lên hơn 10 vạn người. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 217-234].

* *
Lần thứ 13 : Năm 1789, ĐẠI THẮNG Giặc HOA MÃN THANH, Đức QUANG TRUNG
Năm 1788, Tôn Sĩ Nghị kéo 20 vạn quân Nhà Thanh, chia làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt, chiếm đóng Thăng Long.
Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đang ở Huế, được tin, tính chuyện tiến đánh. Quan quân xin Ngài lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.


Đức Quang Trung kéo quân ra tới Nghệ An, nghỉ 10 ngày để mộ thêm lính. Tất cả được 10 vạn quân và 100 con voi.

Đức Quang Trung cho ăn Tết sớm, đêm 30 sẽ kéo quân đi và hẹn ngày mùng 7 Tết sẽ ăn Tết lại tại Thăng Long.
Trận đánh thần tốc đã phá hết các đồn giặc đến nỗi chúng không kịp báo tin cho nhau. Chỉ trong mấy ngày, quân ta đánh chiếm từ Giản Thuỷ tới Phú Xuyên, Hà Hồi, Ngọc Hồi... Sáng mùng 5 Tết, quân ta vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp, lên ngựa tháo chạy. Giặc Tàu chạy theo, chết đuối chật sông Hồng. Các đạo quân giặc ở phía Bắc cũng tất tả rút chạy. Tất cả đều chỉ trong 5 ngày. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q2, tr 130-134].


* * * *
B1. TỔNG KẾT SƠ KHỞI
Như vậy, chỉ kể những lần Trung Hoa xua đại quân xâm lấn Nước Nam, dầu sách vở Trung Hoa đã giấu bớt quân số vì bị thất trận, tổng số các đoàn quân xâm lăng Trung Hoa đã có hơn 40 danh tướng, hằng ngàn đại tướng và hơn 450 vạn quân sĩ. [Theo con số thông thường, tức là hơn 4.500.000 giặc]. Đang khi đó, kể cả dân số, tài nguyên, quân sĩ, phương tiện chiến đấu... dân ta không bao giờ tương xứng với quân Trung Hoa xâm lược. nhưng bất cứ lần nào, Đại Việt cũng đại thắng !
* *
B2. TRUNG HOA : TÊN KHỔNG LỒ CHIẾN BẠI.
Điểm đáng chú ý là trong 900 năm vừa qua, trong khi Việt Nam đánh bại mọi cuộc xâm lăng của Trung Hoa thì chính Trung Hoa lại bị Kim, Mông, Mãn, Âu, chiếm đóng và thống trị.
Đáng chú ý hơn nữa, tuy tình hình thay đổi tùy thời nhưng trong tất cả những lần xâm chiếm nước ta, từ Kim đến Mông, Mãn... , lần nào thực lực xâm lấn, kể cả dân số, lãnh thổ, sản lượng, kỹ thuật, chiến cụ, quân đội... cũng đều không bằng một phần mười của Trung Hoa đương thời nhưng Trung Hoa đã luôn là kẻ chiến bại.
Ngoài ra, những nhóm người man di và ít oi đó, lại thống trị Trung Hoa vĩ đại tổng cộng hơn 500 năm: Kim 108 năm (1126-1234 dl), Mông 134 năm (1234-1368 dl), Mãn 267 năm (1644-1911 dl), trong đó có 72 năm chung với Âu (1839-1911 dl). Đó là chưa kể từ năm 1949 dl tới nay, dưới gọng kềm chủ nghĩa Cộng sản của Âu.
Trong suốt hơn 5 thế kỷ đó, kể cả hiện nay, người dân Trung Hoa buông xuôi, khuất phục, còn giới nho sĩ Trung Hoa lại chỉ biết phủ phục tuân lịnh ‘vị Thiên tử’ ngoại xâm để thẳng tay hành hạ và đàn áp người dân.
* Thực vậy, Trung Hoa luôn là tên khổng lồ chiến bại. Nguyên nhân chính là ách thống trị của bọn ‘thiên tử, thiên triều’ tham tàn bạo ngược đã biến người dân Trung Hoa thành những tên nô lệ đói ăn truyền kiếp. Trong suốt 3000 năm qua, hơn 99% người dân Trung Hoa chì là những tên nô lệ đói khát, tự ti, khiếp nhược, không lý tưởng, không nhân phẩm, chỉ biết tham lợi bất chấp thủ đoạn.
Khi mọi người dân chỉ là những tên nô lệ đói ăn truyền kiếp, khiếp nhược, không ý chí, không tinh thần dân tộc, không đoàn kết... thì sức mạnh trình diễn của bọn quan quyền ‘thiên triều’ Trung Hoa cũng chỉ là cái vỏ mỏng manh che đậy sự rời rạc của hàng tỉ mảnh vụn vị kỷ, hèn nhát. Chiếc bong bóng căng cứng nầy sẽ sớm vỡ tan với chỉ một thoáng cọ xát.
Đây là thực tế lịch sử ngàn năm và cũng là hiện tại.
[Về chủ thuyết Thiên Tử Thế Thiên và hệ quả, đọc bài 1203. Đại Họa và Tử Huyệt của Trung Hoa].
* *
B3. ƯU THẾ CỦA CHÚNG TA
Hơn nữa, trong tất cả mọi cuộc chiến chống Phương Bắc, Tổ Tiên chúng ta đã chỉ tự sức chiến đấu đơn độc một mình. Các Ngài đã không có bất cứ một yểm trợ nào do bất cứ từ đâu tới. nhưng bất cứ lần nào, Việt Nam cũng đại thắng Trung Hoa ! Tất cả 13 lần đều đại thắng.
Về phần chúng ta, hiện nay, chúng ta lại đang được yểm trợ từ khắp nơi. Trước hiểm họa Trung Hoa bành trướng, xâm lăng, trộm cướp, gian manh, phá hoại các nền kinh tế, lũng đoạn các thể chế...,  mọi người, mọi dân nước trên toàn thế giới đều sẵn sàng tiếp tay chúng ta triệt hạ mối họa chung là giặc Trung Hoa. Bạn hữu chúng ta lại nhiều ưu thế hơn giặc Tàu.
Với bất cứ giá nào, ở bất cứ phương diện nào, các cường quốc hiện đại cũng không thể nhường Trung Hoa cưỡng đoạt vị thế hùng mạnh nhất thế giới, nhất là khi toàn thể binh lực Trung Hoa cũng không bằng một phần nhỏ các hạm đội đối nghịch...
Hơn nữa, toàn thể dân Việt hiện nay, ở khắp làng xóm, hang cùng ngõ hẻm đều nôn nức vùng lên chiến đấu ‘Đánh Giặc Tàu’. Tinh thần dân tộc và đoàn kết chưa từng bộc lộ rõ ràng và mạnh mẽ như hiện nay. Mọi người đều sẵn sàng!
Cũng phải kể thêm mấy triệu người Việt trên thế giới cũng đang sẵn sàng đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực và nhất là trí lực, chuyên môn, kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm và ảnh hưởng... ở mọi lãnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế, tài chính, quân sự, xã hội... Tất cả đều được huy động tối đa để ‘Đánh Giặc Tàu’ !
Chúng ta có nhiều ưu thế hơn Tổ Tiên chúng ta gấp bội. Chúng ta cũng sẽ đại thắng!



Thứ Năm, ngày 03 tháng 4 năm 2014

PHAN CHÂU TRINH HIỆN ĐẠI MỘT CÁCH LẠ LÙNG

“Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!”
Ngay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang.
Nhiều học sinh, trí thức bị bắt bớ, giam cầm đã trở thành lãnh tụ cách mạng sau này.
Phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc
. Thưa ông, năm 1926, cả nước chưa có một chính đảng nào lãnh đạo nhưng vì sao lễ tang cụ Phan Châu Trinh lại được tổ chức đồng loạt trên cả nước, giới học sinh đồng loạt bãi khóa? 

+ Nhà văn Nguyên Ngọc: Đám tang Phan Châu Trinh năm 1926 quả là một sự kiện vĩ đại. Tại Sài Gòn, 100.000 người đã xuống đường đi đưa tang nhà chí sĩ, trong khi dân số ba TP Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn lúc bấy giờ cộng lại chỉ xấp xỉ 300.000 người. Ngoài nhân dân tại chỗ, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều cử đại biểu về dự đám tang, sau đó trở về báo cáo lại với đồng bào và tổ chức lễ truy điệu tại địa phương. Thật sự đã có một quốc tang lớn, càng lớn và sâu sắc là gần như hoàn toàn do nhân dân tự đứng lên tổ chức, lại dưới ách kìm kẹp ráo riết của kẻ thù. Hẳn hầu như là độc nhất trong lịch sử nước ta. Đương nhiên cả cuộc đời hy sinh chiến đấu vì dân tộc, ý chí kiên cường, bất khuất của ông đã khiến ông chinh phục được lòng ái mộ của toàn dân. Nhưng không chỉ có thế, sự vĩ đại của Phan Châu Trinh còn chủ yếu nằm ở một phương diện khác có thể còn quan trọng hơn: trong tất cả nhân vật cùng thời, ông là người đã có tầm nhìn sớm, sâu và xa hơn cả, để có thể đặt vấn đề cứu nước trên một bình diện hoàn toàn mới, bình diện phát triển dân tộc trong điều kiện thế giới đã khác với quá khứ một cách cơ bản. 

. Giá trị nào của nhà chí sĩ này đã hấp dẫn người Việt thời ấy đến như vậy?

+ Nghiên cứu cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh, tôi nghĩ có thể người cùng thời cũng chưa hoàn toàn hiểu hết tư tưởng của ông và từ đó cả chủ trương của ông - đó cũng là một bi kịch trong đời ông và có thể cũng là bi kịch của dân tộc - nhưng ít nhiều họ cũng đã cảm nhận ra dù chưa thật rõ rệt cái mới đó. Một chân trời mới, khác do ông chỉ ra một cách quyết liệt với một sự tự tin khổng lồ đã hiện ra trước dân tộc đang trằn trọc tìm đường. Tôi nghĩ đó chính là sức hấp dẫn đặc biệt của Phan Châu Trinh.

Lễ tang cụ Phan Châu Trinh

Tôi muốn nói điều này: Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!
Hồi ấy, trong cuộc truy điệu Phan Châu Trinh ở Nam Định đã có một câu đối lớn, về sau nổi tiếng trong cả nước:
"Truy điệu Tây Hồ nhật 
Hoán cải quốc dân hồn."
Hoán cải nghĩa là thay đổi.
Nhân dân cả nước đã dành cho Phan Châu Trinh một đám tang vĩ đại, xứng đáng với người đã đánh thức tư tưởng và ý chí của nhân dân về một cuộc thay đổi căn bản hồn dân tộc để có thể sống còn và phát triển cùng nhân loại năm châu trong thời đại mới..

. Ông có thể nói rõ hơn về sự thay đổi căn bản này?

+ Như chúng ta đều biết, đầu thế kỷ XX, sau thất bại và tan rã của phong trào Cần Vương là một cuộc khủng hoảng, bế tắc vô cùng nghiêm trọng về đường lối cứu nước. Vấn đề đầu tiên lúc bấy giờ là tìm ra đúng nguyên nhân đã đưa đến mất nước, dân tộc sa vào vòng nô lệ thảm khốc. Phan Châu Trinh là người đầu tiên đã đi tìm và đã tìm ra nguyên nhân ấy trong văn hóa, trong sự thua kém tai hại về văn hóa của chúng ta trước đối thủ mới, mà là thua kém cả một thời đại. Như vậy, trong khi những nhân vật yêu nước lớn nhất của thời đó chỉ thấy việc đánh đuổi Pháp, khôi phục độc lập về lãnh thổ, hệt như tổ tiên ta suốt ngàn năm trước đã đánh ngoại xâm Trung Hoa, thì Phan Châu Trinh đã nhận ra một vấn đề phức tạp hơn và cao hơn, cơ bản hơn nhiều: vấn đề cấp bách khai hóa dân tộc, hiện đại hóa đất nước, đuổi kịp, ngang bằng với đối thủ về tính thời đại, trên cơ sở đó độc lập mới có ý nghĩa và mới có thể bền vững. Nói cách khác, ông đã nhận ra rằng khi đối mặt với phương Tây là ta đã phải đối mặt với cái mà ngày nay ta gọi là “toàn cầu hóa”, cuộc toàn cầu hóa lần thứ nhất có thể gọi như vậy, mà ta nhất thiết phải sống, tồn tại hay tiêu vong trong đó. Cần hiểu khẩu hiệu nổi tiếng của ông “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh” trong ý nghĩa đó.

. Trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập, tự chủ hiện nay, mục tiêu dân trí, dân khí, dân sinh của cụ Phan có còn ý nghĩa thực tiễn không, thưa ông?

+ Do những éo le của lịch sử, chương trình sáng suốt của Phan Châu Trinh đã bị dở dang. Độc lập dân tộc đã được giành lại bằng con đường khác. Thành tựu đó là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, những nan đề của dân tộc mà Phan Châu Trinh đã thức nhận và đặt ra trước sự phát triển để tồn tại bền vững của dân tộc thì vẫn còn nguyên đấy. Những nan đề ấy, như ai cũng có thể thấy, đang hiện ra nóng bỏng và bức xúc hằng ngày hiện nay. Nhiệm vụ khai dân trí hoàn toàn còn nguyên ý nghĩa thực tiễn, thậm chí ngày nay còn cấp bách hơn, trước cuộc toàn cầu hóa mới đầy thách thức. Nói nôm na chúng ta đã có độc lập nhưng chúng ta cũng hoàn toàn còn nguy cơ là một dân tộc lạc hậu giữa thế giới đang phát triển như vũ bão.

. Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh là một trong rất ít giải thưởng của Việt Nam xét trao cho cả nhà văn hóa, khoa học nước ngoài, ý nghĩa của việc trao giải này là gì? 

+ Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh mong muốn góp phần tích cực của mình, từ tất cả góc độ có thể, phát huy tất cả tâm lực của mọi người, huy động tất cả nguồn lực có thể huy động được cho công cuộc khai sáng mà vị tiền bối anh minh của chúng ta đã khởi xướng và trao lại cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và ngày mai.

. Xin cảm ơn ông.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 85 năm ngày mất cụ Phan Châu Trinh


Chiều 24-3, tại khách sạn Rex sẽ diễn ra lễ trao giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh 2010 tập trung vào bốn lĩnh vực: giáo dục, nghiên cứu, dịch thuật và Việt Nam học. Hôm qua, ngày 22-3: Tọa đàm về giáo dục và cơ chế thị trường với sự tham gia của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch quỹ giải thưởng này và là cháu ngoại nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Hôm nay, ngày 23-3: Hội thảo 85 năm ngày mất Phan Châu Trinh diễn ra tại ĐH Hoa Sen với hai diễn giả chính là nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch Hội đồng khoa học giải thưởng Phan Châu Trinh và Tiến sĩ Bùi Trân Phượng. 

Về lễ tang cụ Phan Châu Trinh
Đúng 6 giờ sáng 4-4-1926, có khoảng 60.000-100.000 người tụ tập hai bên đường Pellerin, đi nối theo suốt đám tang. Suốt lộ trình đám tang đi qua, từ chợ Bến Thành tới Tân Sơn Nhứt, hai bên đường có nhiều quán nước dựng lên do dân chúng tự động, bưng nước giải khát cho người đưa đám. Họ tặng không nước trà, nước dừa, nước đá, nước chanh. Tại khu vực nghĩa trang có khoảng 200 biểu ngữ, bích chương, viết bằng ba thứ tiếng Hán, Nôm và Quốc ngữ treo la liệt, cũng như suốt lộ trình. Nội dung các biểu ngữ là của các chính khách, nhân sĩ và đoàn thể dân chúng ca ngợi nhà ái quốc vĩ đại Phan Châu Trinh. Nội dung các câu đối, biểu ngữ, lời chia buồn, xuất hiện nhiều từ ngữ mới như “độc lập, tự do”, “đoàn kết, dũng cảm”, “tranh đấu, giải phóng”... như một thứ tuyên ngôn phát xuất từ đáy lòng của mỗi người dân.Từ Bắc tới Nam, có ít nhứt 40 tỉnh và địa phương đã tổ chức lễ tang và gởi ai điếu, cầu nguyện đến ban tổ chức ở Sài Gòn. 
Tại Phnom Penh, các Việt kiều cũng đã tổ chức lễ truy điệu cụ Phan một cách trọng thể. Ngoài ra, học sinh các trường lớn ở Quy Nhơn, Mỹ Tho, Vinh, Hà Nội... đều có công khai hoặc lén lút tổ chức lễ tang vì nhà cầm quyền ngăn cấm. Hình thức chung của tang lễ khắp nơi là đóng cửa các tiệm buôn, mang băng tang, tập họp diễu hành im lặng qua các đường phố với cờ và biểu ngữ để đến một ngôi đình chùa, rạp hát, hoặc một miếng đất trống, nơi tổ chức hành lễ....
Sau lễ tang, một số học sinh, công chức, giáo viên liên hệ bị bắt, bị giam và đuổi khỏi trường, sở làm. Một số lớn trong đó đã theo hoạt động bí mật chống Pháp từ sau lễ quốc tang này. 

(Tổng hợp từ Internet)
ANH KIỆT thực hiện

No comments: