UỐNG TRÀ MỘT CÁCH KHOA HỌC
Sưu tầm
1. Sau khi thức dậy nên uống một tách trà thanh đạm
Vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao
một lượng nước đáng kể, uống một tách trà thanh đạm vào buổi sáng, không
những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp. Nhất là
người cao tuổi, sau khi thức dậy vào sáng sớm, uống một tách trà thanh
đạm, sẽ có lợi cho sức khỏe. Lý do phải pha trà thanh đạm, là để tránh
màng lót dạ dày bị tổn hại.
2. Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống trà
Protein trong những thức ăn nhiều dầu mỡ
thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng hồ,
vì thế sau khi ăn sẽ không thấy đói. Thức ăn tồn tại quá lâu trong dạ
dày, sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khát nước. Lúc này uống trà đậm sẽ có
lợi trong việc nhanh chóng đưa thức ăn vào đường ruột, làm cho dạ dày dễ
chịu hơn. Nên uống trà nóng và không quá nhiều, nếu không sẽ làm loãng
dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
3. Sau khi ăn mặn nên uống trà
Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên
nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà,
nhất là loại trà xanh có hàm lượng catechins cao, có thể ức chế sự hình
thành những chất dẫn đến ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch.
4. Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống trà
Lao động thể lực quá sức và làm việc
trong nhiệt độ cao, sẽ tiết ra lượng mồ hôi rất lớn, lúc này uống trà có
thể nhanh chóng bổ sung lượng nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu và
sự đau nhói của bắp thịt, từng bước loại trừ cảm giác mệt mỏi.
5. Làm việc trong hoàn cảnh bức xạ nên uống trà
Công nhân khai thác quặng mỏ, bác sĩ y
tá làm việc trong bộ phận chụp X quang, người làm việc thường xuyên
trước máy tính hay ngồi xem tivi trong một thời gian dài và những ai làm
việc với máy photocopy nên uống trà. Vì những công việc trên ít nhiều
bị tác dụng bức xạ, trà có tác dụng chống bức xạ nhất định, uống trà
thường xuyên có lợi trong việc phòng hộ.
6. Những người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà
Trong trà có cafeine giúp cho đầu óc
tỉnh táo. Vì thế, nhà văn, học giả và người hoạt động trí óc vào ban đêm
nên uống trà, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng
cao hiệu quả công việc.
7. Ca sĩ và người thuyết trình nên uống trà
Làm việc một thời gian dài với cổ họng
của mình nên nhấp những ngụm trà để dưỡng cổ họng và thanh quản, cũng có
thể phòng chống bị khàn giọng và xảy ra tình trạng viêm họng.
8. Người hút thuốc nên uống trà
Người hút thuốc nên thường xuyên uống trà, chủ yếu có bốn lợi ích:
(1) Giảm nguy cơ bị ung thư do hút
thuốc: Hàm lượng catechins trong trà có thể ức chế chất Freeradical do
thuốc lá gây ra, phòng ngừa khối u.
(2) Có thể giảm nhẹ ô nhiễm bức xạ do
hút thuốc: Chất catechins và lipoxygenase trong trà có thể giảm nhẹ sự
gây hại của bức xạ đối với cơ thể con người, có tác dụng bảo vệ chức
năng tạo máu. Kết quả của những lần thí nghiệm cho thấy, dùng trà để trị
bệnh bức xạ nhẹ do phóng xạ gây ra hiệu quả của nó đạt đến 90%.
(3) Phòng chống bạch nội chướng phát
sinh do hút thuốc: Hút thuốc là kẻ thù lớn trong việc làm tổn hại mắt,
thúc đẩy phát sinh bạch nội chướng. Carrotere trong trà cao hơn gấp
nhiều lần so với rau cải và trái cây thông thường, Carrotere không chỉ
có tác dụng phòng chống bạch nội chướng và bảo vệ mắt, đồng thời còn có
thể ngừa ung thư, giải độc thuốc lá.
(4) Bổ sung vitamin C bị tiêu hao khi
hút thuốc: Vitamin C trong trà khá phong phú, nhất là trà xanh, người
hút thuốc uống trà xanh có thể hấp thu lượng vitamin C thích hợp, đặc
biệt là khi bạn kiên trì dùng trà xanh, hoàn toàn có thể bổ sung sự
thiếu hụt vitamin C do hút thuốc gây ra, duy trì được trạng thái cân
bằng, loại trừ chất Freeradical, tăng cường khả năng đề kháng của cơ
thể.
9. Người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống trà
Triệu chứng của bệnh tiểu đường là đường
huyết quá cao, khát nước, mất sức. Uống trà có thể hạ đường huyết một
cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân
thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha
uống mấy lần trong một ngày.
10. Khi tháo dạ (tiêu chảy) nên uống trà
Tháo dạ rất dễ làm cho cơ thể thiếu
nước, uống nhiều trà đậm, hóa chất hỗn hợp trong trà có thể kích thích
màng lót dạ dày, giúp hấp thu lượng nước nhanh hơn so với uống nước
thông thường, nhằm nhanh chóng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Thứ Ba, ngày 06 tháng 1 năm 2015
GIẢI TRÍ TUỔI GIÀ
GIẢI TRÍ TUỔI GIÀ
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Giải trí là làm những việc nhẹ nhàng nào đó để đầu óc thư giãn, cơ thể bớt mệt mỏi, tinh thần được thêm phần thoải mái, vui vẻ.
Đây là một phần trong các hoạt động của
đời sống, đặc biệt là với quý vị tuổi cao. Lý do là ở tuổi này, các bác
đã về hưu sau một thời gian dài gây dựng gia đình, phục vụ cộng đồng, xã
hội, các bác sẽ có nhiều thì giờ rảnh rỗi. Các bác cần tham gia vào một
thú tiêu khiển nào đó để khỏi rơi vào cảnh “Ngồi buồn mà trách ông
Xanh” hoặc “nhàn cư vi bất thiện” cũng như để duy trì tình trạng sức
khỏe tinh thần và thể chất lành mạnh.
Con cháu nên đặc biệt lưu tâm tới vấn đề
này vì cha mẹ già thường hay trở lại tâm trạng của một đứa bé, hành
động bất thường, vui đấy buồn đấy, đôi khi hơi cứng đầu, không chịu nghe
ý kiến người khác. Con cháu cũng nên để ý rằng không phải già là không
còn các thú tiêu khiển lành mạnh.
Trước đây, các cụ ta vẫn nói về hưu là
thời kỳ quy ẩn, vui thú điền viên. Các cụ thư giãn với công việc trồng
hoa, nuôi chim, làm cây cảnh hoặc “ngao du sơn thủy” thăm viếng bạn bè,
quyến thuộc gần xa. Các cụ gặp nhau đánh cờ giao lưu, trà dư tửu hậu,
bàn chuyện năm châu bốn bể.
Ngày nay lại còn nhiều thú tiêu khiển khác mà quý bác có thể làm, như là:
- Tiểu công nghệ tạo ra các sản phẩm nhỏ
bé nhờ bàn tay khéo léo kinh nghiệm của các bác như đồ chơi trẻ em, đồ
gốm, vật dụng bằng gỗ… Các đồ chơi này có thể là nguồn lợi tức thêm cho
ngân sách gia đình hoặc mang bán để gây quỹ từ thiện, giúp người nghèo
khó. Hiện nay, có nhiều lớp hướng dẫn để các bác làm công việc này.
- Học vẽ, sử dụng máy vi tính, học chơi
một nhạc khí nào đó hoặc tham gia nhóm ca hát tại cơ sở tôn giáo, tổ
chức nhân dân. Ở tuổi cao, sử dụng máy vi tính giúp ta tìm đọc nhiều
loại sách quý mà không cần tới thư viện, hiểu biết diễn biến nhiều sự
việc xảy ra khắp nơi trên thế giới, giúp ta liên lạc với bạn bè qua
những lá thư điện tử.
- Tập luyện dưỡng sinh với nhiều phương
pháp khác nhau nhưng có chung mục đích là thư giãn tâm hồn, tập trung tư
tưởng, giữ tâm thân an lạc, loại bỏ nhiễu ý, đồng thời cũng áp dụng các
cử động để tăng cường sức mạnh cơ bắp, uyển chuyển trơn tru xương khớp.
- Khiêu vũ, múa đôi cũng đang được nhiều
bác ưa thích, vừa để thư giãn tâm hồn trong điệu nhạc và cũng dẻo dai
đôi chân, uyển chuyển thân hình, giảm béo, hạ huyết áp, đường huyết,
cholesterol.
- Tham gia các công tác từ thiện, giúp
đỡ người có nhu cầu, thăm viếng bệnh nhân tại bệnh viện hoặc các vị lão
niên khác chẳng may kém sức khỏe đang sống tại nhà người già, viện dưỡng
lão.
- Tổ chức tham quan di tích lịch sử, phong cảnh quê hương hoặc du lịch xứ lạ để biết thêm phong tục tập quán đất nước quê người.
- Tình nguyện tại trường học để truyền
đạt kinh nghiệm đời sống, việc làm cho con cháu cũng như kể lại nguồn
gốc lịch sử tiền nhân, duy trì văn hóa, truyền thống hào hùng dân tộc.
- Làm vườn, trồng cây cảnh, vun tưới mấy
luống rau thơm cũng là thú tiêu khiển thanh nhã, thoải mái mà lại tạo
thêm phong cảnh đẹp mắt cho ngôi nhà mà đôi vợ chồng già đang ở.
- Người có tâm hồn văn học nghệ sĩ thì
làm thơ, viết sách, học đàn, học hát ca vui ngày tháng với bạn bè, quyến
thuộc. Phát minh karaoke vào cuối thế kỷ vừa qua đã giúp con người giao
lưu với con người một cách cởi mở, vui nhộn qua việc vô tư “hát cho
nhau nghe” dù hay dù dở, miễn là cùng vui.
- Rồi lại còn đi câu cá, đánh cờ, chơi domino, ô chữ và nhiều thú vui nhẹ nhàng bổ ích khác.
Một giải trí mà ngày nay nhiều lão niên cũng hay tham dự là lui tới các sòng bài, casino. Mấy
bác lý luận là tới các sòng bài thì có cơ hội gặp gỡ người này người
khác hàn huyên cho vui, đồng thời cũng kéo máy tập tay, chơi bài luyện
mắt, ăn uống tự do không tốn tiền và coi văn nghệ “chùa”. Đây cũng là
giải trí tốt, nếu khách làng chơi giới hạn được thời gian chơi, số tiền
sẽ mất, không đam mê cay cú “thua me gỡ bài cào” đến nỗi rơi vào tình
trạng mà cổ nhân thường nhắc nhở là “Cờ bạc là bác thằng Bần”.
Tuổi già trí óc thường cũng hay xáo
trộn, nhớ trước quên sau, ù lì trì trệ. Nếu không năng dùng tới các chức
năng cơ thể thì e rằng sẽ rơi vào tình trạng “thối lui”, cô lập rồi
buồn phiền, gắt gỏng, biếng ăn mất ngủ, sức khỏe suy dần. Cho nên, hãy
lấp đầy khoảng trống thời gian với các sinh hoạt trò chơi hữu ích để
tránh nhàm chán mà lại có lợi cho sức khỏe.
|
Thứ Bảy, ngày 03 tháng 1 năm 2015
ĐUÔNG DỪA - MÓN ĐẶC SẢN "KINH DỊ"
ĐUÔNG DỪA - MÓN ĐẶC SẢN "KINH DỊ"
Nguyễn
Hữu Tiến
Quê tui tuy không phải là xứ dừa
nhưng cũng có trồng dừa nhiều lắm. Nói chi xa xôi, nhà tui thôi, ngày ấy dù là
nhà nghèo nhất xóm nhưng cũng sở hữu được cả chục cây dừa chứ bộ! Lớp của người
chủ cũ trồng từ…kiếp trước, lớp sau khi dọn về ở, mẹ tui trồng tiếp nữa… Cây
dừa gắn liền với đời sống của từng người dân quê tui vì tất cả bộ phận của nó
từ thân lá cho đến trái dừa….không có cái gì mà bỏ đi hết… kể cả những loài ký
sinh hại chết nó.
Ngày đó, gia đình tui có được đồng
ra đồng vô mỗi ngày để mua đồ ăn, mua gạo…cũng là nhờ vào mấy cây dừa ấy. Ngày
ngày, tui phụ mẹ giựt từng tàu lá dừa khô xuống, róc hết lá rồi bó lại từng bó
chừng một ôm để dành bán cho người ta mua về nhúm lửa….Vào mùa mưa dầm, không
có củi khô để chụm, nếu mà không có lá dừa để nhúm lửa thì để nấu được nồi cơm
ăn cũng “trần ai khoai củ” chứ chẳng chơi à nghen!
Nhà trồng dừa nhiều nhưng tui thì lại không biết leo dừa mới nghiệt chứ!… leo
lên thì được nhưng khi leo xuống thì…tui bó tay. Tui duy nhất chỉ leo được mỗi
cây dừa nằm sát nhà tui mà thôi bởi vì khi leo xuống thì tui “quá giang” bằng
đường…mái nhà chứ nếu mà ôm thân cây dừa tuột xuống thì ít nhiều gì tui cũng bị
te tua cái bụng và nát bấy cái ngực…hì hì…!
Mỗi lần muốn hái dừa khô đem bán thì
mẹ tui toàn nhờ mấy anh hàng xóm leo giùm rồi biếu cho người ta vài trái dừa
khô hay dừa nạo ăn lấy thảo vậy thôi. Lâu lâu lại phải nhờ người ta leo “xổ”
dừa nữa. Xổ dừa nghĩa là làm sạch ngọn dừa để chuột không làm ổ trên cây dừa,
dọn dẹp sạch rác rưới, chặt bớt bẹ dừa khô, lột bớt lớp áo dừa để cây dừa nẩy
nhiều lưỡi mèo, cho nhiều trái và nhất là để ngăn cho con Đuông không sống được
trên đọt dừa. Nếu mà cây dừa nào bị Đuông ”tá túc” là coi như cây dừa đó trước
sau gì cũng bị “khai tử” mà thôi…
Đuông là một loại côn trùng ký sinh,
nó đặc biệt thích ăn củ hũ dừa (cái đó ai mà chả thích ăn, tui còn thèm muốn
chết huống chi là con Đuông..he.. he…!!!).
Con Kiến Vương hay có nơi người ta còn gọi là con Bọ Rầy - là một loài bọ cánh cứng, khi tới tuổi trưởng thành, sau khi giao phối thì nó tìm cây dừa nào khỏe nhất để đục lỗ và đẻ trứng vô đó. Trứng phát triển thành ấu trùng trong thân cây dừa cho đến khi ấu trùng lớn cỡ bằng ngón tay thì gọi là Đuông. Con Đuông là loại ấu trùng…ăn được. Đuông nhờ ăn củ hũ dừa mà sống mà củ hũ là phần lõi non nhất – là phần “tủy sống” của cây dừa, nó trắng, dòn, ngọt và ngon… không thể tả (Tiến tui sẽ có entry nói về thứ đặc sản này kỹ hơn đó…! Bà con chờ xem nghen…!)….. Nhờ vậy mà con Đuông có vị ngọt, béo và rất hấp dẫn. Với con Đuông, người ta có thể làm rất nhiều món khác nhau như tẩm nước mắm ăn sống nè, lăn bột chiên nè… rang, nướng nè, luộc nước dừa, nấu cháo, trộn gỏi củ hũ dừa nữa nè…Nếu có dịp nào đó về quê tui, ngay dịp người ta hạ dừa bắt Đuông là bạn sẽ được dịp thưởng thức món Đuông. Bảo đảm ăn một lần, bạn sẽ nhớ suốt đời… !Đuông là món đặc sản ngon bổ nhưng rất quí hiếm. Mà sao nó lại quí hiếm nè???... Là vì dẫu biết con Đuông nó ngon, nó hấp dẫn nhưng muốn có được Đuông ăn, người ta phải hạ cây dừa xuống, chẻ ngọn ra mới bắt được nó nhưng làm vậy thì coi như giết luôn cây dừa, mà cây dừa nào “được” Kiến Vương chọn để đẻ trứng thì cũng phải là cây dừa phát triển tốt và trồng năm mười năm chứ hổng ít…cho nên không người nào dám hy sinh cây dừa để mà bắt Đuông hết, chỉ chờ khi thấy cây dừa nào vàng lá, rũ đọt…coi như chắc cú là cây dừa sẽ “ngủm củ tỏi” thì người ta mới đốn cây dừa xuống và bắt Đuông…Có người từ lúc sinh ra cho tới lúc về miền “cực lạc” vẫn chưa một lần được ăn con Đuông… nên suy ra Đuông là món ăn quí hiếm là như vậy đó! Đuông còn là món đặc sản …kinh dị nữa....! Vì sao gọi nó là món ăn “kinh dzị” vậy cà??? – Xin thưa: Là vì con Đuông Đuông có hình dạng y như con sâu, có màu trắng sữa, mềm nhũn, thân nó có nhiều lông măng, nó không có chân, chỉ cử động thun ra thun vô…dòm thấy mà ớn!Khác với cây Chà Là, cây Cau…cũng có Đuông nhưng mỗi cây chỉ có một con làm “bá chủ”. Cây dừa thì khác, một cây có tới hàng trăm con Đuông, mỗi con khoét một lỗ, cứ ăn tới cho tới khi nào nát ruột của đọt dừa thì thôi, cho nên hầu như không có con Đuông nào …ốm hết, con nào cũng mập ú, nhũn nha nhũn nhĩn…đầu đít bằng nhau, bụng thì tròn ủm, nung núc sữa. Cũng vì không có chân nên chúng không thể đi được mà chỉ biết ăn tới đâu lết thân theo tới đó nhờ vào phần đầu chúng rất cứng và có cặp răng rất khỏe (vậy mới cạp thân dừa được chứ! Đúng hông?...)
Hồi nhỏ, tui cũng may mắn được chứng kiến người ta bắt Đuông vài lần, cứ hễ nghe nói nhà ai chuẩn bị hạ một cây dừa để bắt Đuông thì y như rằng cả xóm kéo tới coi như một sự kiện gì đó lớn lao vậy. Con nít tụi tui thì càng không thể bỏ qua cơ hội có một không hai này… Nhớ có lần cây dừa của nhà anh Tâm Bắp bị Đuông ăn, cây dừa ngày một cằn cỗi, không trổ bông ra trái, lá dừa vàng khè, đọt bị Đuông ăn, gãy ngang, rũ quẹo xuống…Có những đêm vắng vẽ tui đi ngang qua cây dừa, tui còn nghe rõ mồn một tiếng Đuông cạp ruột dừa rào rạo bên trong…nghe ớn hông?…
Đó cũng là lần đầu tiên trong đời, tui thấy con Đuông…Trước đó, tui cũng nghe mấy ông bợm nhậu trong xóm kể về món Đuông, tui cũng chỉ biết đại khái rằng con Đuông nó như con sâu. Mà tui không hiểu nỗi mấy ông nội đó nữa, thiếu gì món không nhậu, lại đi nhậu con sâu đó làm gì…???
Khi thấy anh Tâm Bắp cưa xong cái ngọn dừa ra khỏi thân cây, bắt đầu lấy búa bổ ra để bắt Đuông…thì lũ con nít tụi tui cũng bắt đầu bu lại. Riêng tui thì rất háo hức muốn nhìn mặt con Đuông để biết nó tròn méo thế nào…
Cái ấn tượng đầu tiên của tui khi lần đầu nhìn thấy con Đuông cũng khá là sợ vì hồi nhỏ tui vốn sợ sâu mà…. Bà con đã từng thấy con sâu của cây Gòn chưa? Nó là loài sâu mà theo tui từng thấy là bự nhất rồi, vậy mà con Đuông nó còn bự hơn nữa. Con vừa thì bằng ngón tay trỏ, con mập thì bự cỡ ngón cái, có con còn bự bằng hai ngón tay luôn…Ghê nhất là mấy cọng lông trên mình nó, đuông Chà Là thì không có lông chứ Đuông dừa thì có đó…thử bắt một con bỏ lên lòng bàn tay cho nó ngọ ngoạy mà coi… đãm bảo bạn không nổi da gà là tui không ăn tiền luôn…!
Hồi đó, tui thắc mắc trong bụng là không hiểu vì sao người ta có thể cho cái con sâu gớm ghiếc đó vô miệng mà nhai được ta? Nhìn thấy nó lúc nhúc trong thau thôi là tui muốn xanh mặt rồi chứ nói gì tới chuyện ăn nó, tưởng tượng thôi là cũng thấy muốn ói rồi…Thà nó như là con rắn, bình thường tuy là tui không dám ăn thịt rắn vì thấy cái da của nó ghê ghê nhưng khi chị tui lột da nó ra, làm thịt và nói dóc với tui rằng đó là thịt gà thì tui cũng ăn tuốt luốt…khuất mặt khuất mày thì vậy. Còn đằng này, con Đuông nó y như con sâu, mần kiểu nào nó vẫn nguyên hình con sâu…sao mà có thể gắp cho nó vô miệng mà ăn được đây hả trời….!!!
Lần đầu tiên biết con Đuông đối với tui như vậy là xong, tui không ăn con Đuông nào hết vì …sợ quá. Nhưng những lần thấy người ta hạ dừa bắt Đuông sau đó thì vì tui cũng đã nghe quá nhiều người khen Đuông ăn ngon, vì tui cũng đã lớn lên một chút, hết còn thấy sợ con Đuông nữa và nhất là vì tò mò, muốn ăn thử nó một lần cho biết để không thôi sau này người ta nói về Đuông mà không biết gì để nói theo …thì quê lắm. Và tui bắt đầu tham gia phụ mấy ông già bắt Đuông và làm Đuông từ đó. Cũng từ đó, tui biết ăn con Đuông…lần đầu tiên, phải nói là tui ăn con Đuông chẳng qua là vì…cái sĩ diện đàn ông để mấy ông già khỏi kêu tui là thằng con nít mà thôi.
Nhớ lại lần đầu tiên tui ăn Đuông, tui nhắm mắt, trân mình gắp con Đuông cho vô miệng mà thật tình lúc đó tui cũng chỉ dám ăn con Đuông lăn bột chiên mà thôi vì lớp áo bột mì chiên giòn bên ngoài sẽ che đi cái hình thù con sâu gớm ghiếc của con Đuông nên cũng đỡ “ớn” phần nào. Để tui cố gắng nhớ lại và diễn tả kỹ càng cái cảm giác lần đầu tiên tui ăn con Đuông cho bà con nghe thử nghen….Chà…Biết ví von sao đây cho bà con dễ hiểu đây ta? À…!! Bà con cứ tưởng tượng con Đuông như cái túi nilon nhỏ cỡ ngón tay cái có hình dạng như con sâu nghen rồi bà con gom hết tất cả chất béo trên đời này như bơ, sữa, phô mai, dầu mỡ…đem xay nhuyễn…trộn chung lại với nhau, đem nhét thật chặt vào cái túi đó, cột chặt hai đầu cho căng cứng rồi đem lăn bột, chiên giòn…Khi ăn, bà con cứ gắp nguyên cái túi chất béo đó mà cho vô miệng, ngậm chặt miệng lại và hai ba…cắn…! Một tiếng “phụp” rất là “thanh tao” sẽ vang lên trong họng như là bom nổ, vỏ túi bể ra…ngay sau đó là vô số chất bổ trong túi sẽ bung ra …giải phóng chất béo ra tràn ngập họng, nó len lỏi vào tận kẽ răng thiếu điều như muốn chui qua kẽ răng mà xịt ra ngoài luôn vậy… Lúc đó thì bà con chỉ còn “biết câm nín nghe tiếng em…nuốt” thôi chứ không thể làm gì khác hơn nữa. Bà con chỉ còn có thể tận hưởng tất cả hương vị thơm ngon, béo ngọt của con Đuông qua… đầu lưỡi mà thôi…(vì đã cứng họng rồi mà…he he!!!). Nói chung là bà con sẽ không nhai được gì hết, một cảm giác vừa ngon vừa ngán, vừa muốn…phun ra ngoài….Nhưng khoan hãy phun ra vội… Chỉ cần vài giây định thần lại thôi, bà con hãy cứ nghĩ đây là một món ăn mà mình có thể ăn được lần này là duy nhất trong đời thì bà con sẽ không nỡ nào phun ra được cho dù …rất muốn. Cố gắng nuốt “ực” một cái, rồi bắt đầu tiếp tục “chép chép” miệng vài cái nhe!!!, đưa đầu lưỡi quét dọc theo hai hàm răng, vét sạch hết mọi chất béo còn lại…nuốt một lần nữa…Bảo đảm là bà con sẽ bước sang một thế giới khác liền…cái thế giới của sự lâng lâng lên tới óc …thế giới của “tá lả” mùi vị xông lên tới … mỏ ác, thế giới của hàng vạn tinh túy của cây dừa đang từ từ lan tỏa khắp cơ thể…xâm nhập vào từng mạch máu … thẩm thấu đến tận đơn vị tế bào…..hay “na nô” hơn nữa là vào tới tận từng đơn vị ADN trong cơ thể của bà con luôn…
Sỡ dĩ tui diễn tả không giống ai như vậy là vì thật tình tui cũng không biết nói sao về cảm giác của mình trong cái lần đầu tiên ăn con Đuông đó. Nó ngon không ra ngon mà dỡ cũng không ra dỡ, nó cứ thấy là lạ…nó thấm từ từ…cộng với cảm giác sờ sợ đến sởn gai ốc…nó như lần đầu bà con biết tới trò chơi cảm giác mạnh vậy…Ban đầu thì sợ, la hét muốn stop trò chơi nhưng chơi xong một hồi thì bà con lại muốn chơi tiếp nữa…
Ăn Đuông cũng vậy. Ăn một con, thấy ớn ớn. Ăn thử con thứ hai, thấy là lạ. Ăn tiếp con thứ ba, bắt đầu thấy hấp dẫn… Đến con thứ tư là ghiền hồi nào hỗng hay…!!! Tui nhớ hoài câu nói của một người bạn tui sau khi được tui cho thưởng thức món Đuông: “Ăn Đuông cũng giống như ăn Sầu Riêng vậy…” Ăn một lần đầu thấy “thúi” không chịu nỗi nhưng ăn lần hai thì đã thấy ngon, lần 3 thì…thành “fan” của Sầu Riêng” mất rồi…
Đuông bây giờ đã là “Quốc Hồn Quốc Túy” rồi bởi vì Đuông không chỉ là món đặc sản duy nhất của miền nào hết, nơi nào có trồng dừa là có Đuông. Nghe đâu ngày xưa, Đuông còn là món để dâng cho vua Minh Mạng nữa đó. Ổng ghiền món Đuông tới nỗi mà đã cho thợ chạm khắc hình con Đuông trên cửu đỉnh đặt ở Thế miếu ngoài cung đình Huế và xem Đuông như là một sản vật lạ và quí của nước Nam…ghê chưa!
Bây giờ khi đã quen ăn Đuông rồi thì tui lại khoái ăn món Đuông nướng hơn, món này nhờ để nguyên con mà nướng không tẩm ướp nên nó còn nguyên 100% hương vị “chính thống” của con Đuông. Mà cũng nhờ nướng vàng lớp da bên ngoài mà khi ăn cũng bớt cảm giác “ngán” nữa.
Nướng Đuông, nghe đơn giản vậy chứ mần nó cũng không dể chút nào đâu à nghen! Cả một nghệ thuật luôn đó.
Hồi đó tui còn nhớ tui thấy mấy ông già bơm nhậu trong xóm tui nướng Đuông, vừa nướng vừa nhậu…vừa ăn Đuông, vừa đờn ca tài tử…thật thú vị vô cùng.
Đuông sau khi bắt về, trước tiên tui thấy mấy ổng lựa Đuông ra, con bự để riêng và con nhỏ một thau riêng nghen, (nghe nói thau này thau kia là bà con cũng ngầm hiểu là số lượng Đuông trong một cây dừa nó nhiều tới cỡ nào rồi hén)
Đuông nhỏ thì đưa ra sau bếp cho mấy bà làm món lăn bột chiên giòn hay nấu cháo cho sắp nhỏ húp tẩm bổ. Mấy con Đuông bự thì mấy ổng mới để mần món nướng. Tui thấy mấy ổng lấy ngay cái tàu dừa của cây dừa vừa hạ xuống, róc hết lá, còn lại sống lá, chặt ra và chẻ đôi ra làm kẹp gắp nướng Đuông vì cây dừa còn tươi khi nướng trên lữa sẽ không bị cháy mà còn cho mùi thơm rất đặc trưng của tàu dừa khi bị cháy xém nữa đó. kẹp con Đuông vô giữa hai nẹp sóng lá dừa, đừng kẹp chặt quá, con Đuông sẽ bị bể thì còn gì là chất bổ nữa…đưa kẹp Đuông lên lữa than, để nóng riu riu, lật qua lật lại cho con Đuông chín vàng đều, canh cho vừa giòn da là lấy ra liền. Nước mắm me đã mần sẳn nghen, khi con Đuông vừa nướng xong còn nóng giòn, mà chấm vô mắm me rồi bỏ vô chén, trong chén đã có sẳn rau thơm, tía tô hay rau cải trời, sẳn đũa kẹp chung con Đuông nướng với rau ghém…cho vô miệng...Vỏ Đuông bể ra, chất béo lan tỏa trong miệng, nữa giống như ăn đậu hủ trắng, nữa giống ăn phô mai, phần ăn giống như ăn bánh kem dừa….một phần giống cảm giác như ăn óc heo….Rồi cộng thêm với mùi nồng cay của rau thơm, chút chua chua mặn mặn của mắm me… Ăn Đuông mà “đúng bài” là phải ăn từ từ, nhai chầm chậm để tận hưởng hết linh hồn của món ăn…vừa nhai vừa lắng nghe tiếng run rần rật của từng giác quan trong trong cơ thể…Cuối cùng là “đưa cay” với nửa ly “xây chừng” rượu Ấp Sanh nữa …Hic hic….Tui dám “cá” với bà con là…lúc đó có vổ vai hỏi tên thì bà con cũng sẽ không nhớ rõ là mình tên gì nữa đâu!
Từ khi lên Sài Gòn mưu sinh tới giờ tui không còn được ăn món Đuông nữa… có nhớ, có thèm thì cũng ráng chịu mà viết ra bài này cho “đỡ vả” vậy thôi…chứ biết làm sao mà có dịp thưởng thức nữa…!!!vì như đã nói ở trên là món Đuông vốn dĩ là món hiếm,
Bởi vì bây giờ người ta đã sản xuất được nhiều loại thuốc dùng để tiêu diệt Đuông không cho chúng ký sinh và giết chết cây dừa nữa, Đuông dừa quê tui đã gần như là “tuyệt chủng”…. Có còn chăng thì đó là Đuông bắt từ cây Chà Là, cây Cau…hay là do các “fan” của Đuông thèm chúng quá nên phải tìm cách nuôi chúng trong thân cây mía…mà thôi!
Vì thế cho nên nếu ở Sài Gòn mà có bán con Đuông dừa thì chắc hẳn giá cả của nó chắc cũng cao cỡ cái ngọn dừa - nơi mà bọn chúng sinh sống vậy… Bây giờ tui chỉ còn biết nhâm nhi món Đuông “quí hiếm mà kinh dị” qua ký ức mà thôi …Mỗi lần về quê, cứ nhìn thấy những cây dừa hơi vàng lá, hơi xơ xác một chút... là tui lại ước gì cho nó … chết trụi luôn, để mà tui có dịp được thưởng thức lại món đặc sản “cảm giác mạnh” của ngày ấy xa xưa…
Con Kiến Vương hay có nơi người ta còn gọi là con Bọ Rầy - là một loài bọ cánh cứng, khi tới tuổi trưởng thành, sau khi giao phối thì nó tìm cây dừa nào khỏe nhất để đục lỗ và đẻ trứng vô đó. Trứng phát triển thành ấu trùng trong thân cây dừa cho đến khi ấu trùng lớn cỡ bằng ngón tay thì gọi là Đuông. Con Đuông là loại ấu trùng…ăn được. Đuông nhờ ăn củ hũ dừa mà sống mà củ hũ là phần lõi non nhất – là phần “tủy sống” của cây dừa, nó trắng, dòn, ngọt và ngon… không thể tả (Tiến tui sẽ có entry nói về thứ đặc sản này kỹ hơn đó…! Bà con chờ xem nghen…!)….. Nhờ vậy mà con Đuông có vị ngọt, béo và rất hấp dẫn. Với con Đuông, người ta có thể làm rất nhiều món khác nhau như tẩm nước mắm ăn sống nè, lăn bột chiên nè… rang, nướng nè, luộc nước dừa, nấu cháo, trộn gỏi củ hũ dừa nữa nè…Nếu có dịp nào đó về quê tui, ngay dịp người ta hạ dừa bắt Đuông là bạn sẽ được dịp thưởng thức món Đuông. Bảo đảm ăn một lần, bạn sẽ nhớ suốt đời… !Đuông là món đặc sản ngon bổ nhưng rất quí hiếm. Mà sao nó lại quí hiếm nè???... Là vì dẫu biết con Đuông nó ngon, nó hấp dẫn nhưng muốn có được Đuông ăn, người ta phải hạ cây dừa xuống, chẻ ngọn ra mới bắt được nó nhưng làm vậy thì coi như giết luôn cây dừa, mà cây dừa nào “được” Kiến Vương chọn để đẻ trứng thì cũng phải là cây dừa phát triển tốt và trồng năm mười năm chứ hổng ít…cho nên không người nào dám hy sinh cây dừa để mà bắt Đuông hết, chỉ chờ khi thấy cây dừa nào vàng lá, rũ đọt…coi như chắc cú là cây dừa sẽ “ngủm củ tỏi” thì người ta mới đốn cây dừa xuống và bắt Đuông…Có người từ lúc sinh ra cho tới lúc về miền “cực lạc” vẫn chưa một lần được ăn con Đuông… nên suy ra Đuông là món ăn quí hiếm là như vậy đó! Đuông còn là món đặc sản …kinh dị nữa....! Vì sao gọi nó là món ăn “kinh dzị” vậy cà??? – Xin thưa: Là vì con Đuông Đuông có hình dạng y như con sâu, có màu trắng sữa, mềm nhũn, thân nó có nhiều lông măng, nó không có chân, chỉ cử động thun ra thun vô…dòm thấy mà ớn!Khác với cây Chà Là, cây Cau…cũng có Đuông nhưng mỗi cây chỉ có một con làm “bá chủ”. Cây dừa thì khác, một cây có tới hàng trăm con Đuông, mỗi con khoét một lỗ, cứ ăn tới cho tới khi nào nát ruột của đọt dừa thì thôi, cho nên hầu như không có con Đuông nào …ốm hết, con nào cũng mập ú, nhũn nha nhũn nhĩn…đầu đít bằng nhau, bụng thì tròn ủm, nung núc sữa. Cũng vì không có chân nên chúng không thể đi được mà chỉ biết ăn tới đâu lết thân theo tới đó nhờ vào phần đầu chúng rất cứng và có cặp răng rất khỏe (vậy mới cạp thân dừa được chứ! Đúng hông?...)
Hồi nhỏ, tui cũng may mắn được chứng kiến người ta bắt Đuông vài lần, cứ hễ nghe nói nhà ai chuẩn bị hạ một cây dừa để bắt Đuông thì y như rằng cả xóm kéo tới coi như một sự kiện gì đó lớn lao vậy. Con nít tụi tui thì càng không thể bỏ qua cơ hội có một không hai này… Nhớ có lần cây dừa của nhà anh Tâm Bắp bị Đuông ăn, cây dừa ngày một cằn cỗi, không trổ bông ra trái, lá dừa vàng khè, đọt bị Đuông ăn, gãy ngang, rũ quẹo xuống…Có những đêm vắng vẽ tui đi ngang qua cây dừa, tui còn nghe rõ mồn một tiếng Đuông cạp ruột dừa rào rạo bên trong…nghe ớn hông?…
Đó cũng là lần đầu tiên trong đời, tui thấy con Đuông…Trước đó, tui cũng nghe mấy ông bợm nhậu trong xóm kể về món Đuông, tui cũng chỉ biết đại khái rằng con Đuông nó như con sâu. Mà tui không hiểu nỗi mấy ông nội đó nữa, thiếu gì món không nhậu, lại đi nhậu con sâu đó làm gì…???
Khi thấy anh Tâm Bắp cưa xong cái ngọn dừa ra khỏi thân cây, bắt đầu lấy búa bổ ra để bắt Đuông…thì lũ con nít tụi tui cũng bắt đầu bu lại. Riêng tui thì rất háo hức muốn nhìn mặt con Đuông để biết nó tròn méo thế nào…
Cái ấn tượng đầu tiên của tui khi lần đầu nhìn thấy con Đuông cũng khá là sợ vì hồi nhỏ tui vốn sợ sâu mà…. Bà con đã từng thấy con sâu của cây Gòn chưa? Nó là loài sâu mà theo tui từng thấy là bự nhất rồi, vậy mà con Đuông nó còn bự hơn nữa. Con vừa thì bằng ngón tay trỏ, con mập thì bự cỡ ngón cái, có con còn bự bằng hai ngón tay luôn…Ghê nhất là mấy cọng lông trên mình nó, đuông Chà Là thì không có lông chứ Đuông dừa thì có đó…thử bắt một con bỏ lên lòng bàn tay cho nó ngọ ngoạy mà coi… đãm bảo bạn không nổi da gà là tui không ăn tiền luôn…!
Hồi đó, tui thắc mắc trong bụng là không hiểu vì sao người ta có thể cho cái con sâu gớm ghiếc đó vô miệng mà nhai được ta? Nhìn thấy nó lúc nhúc trong thau thôi là tui muốn xanh mặt rồi chứ nói gì tới chuyện ăn nó, tưởng tượng thôi là cũng thấy muốn ói rồi…Thà nó như là con rắn, bình thường tuy là tui không dám ăn thịt rắn vì thấy cái da của nó ghê ghê nhưng khi chị tui lột da nó ra, làm thịt và nói dóc với tui rằng đó là thịt gà thì tui cũng ăn tuốt luốt…khuất mặt khuất mày thì vậy. Còn đằng này, con Đuông nó y như con sâu, mần kiểu nào nó vẫn nguyên hình con sâu…sao mà có thể gắp cho nó vô miệng mà ăn được đây hả trời….!!!
Lần đầu tiên biết con Đuông đối với tui như vậy là xong, tui không ăn con Đuông nào hết vì …sợ quá. Nhưng những lần thấy người ta hạ dừa bắt Đuông sau đó thì vì tui cũng đã nghe quá nhiều người khen Đuông ăn ngon, vì tui cũng đã lớn lên một chút, hết còn thấy sợ con Đuông nữa và nhất là vì tò mò, muốn ăn thử nó một lần cho biết để không thôi sau này người ta nói về Đuông mà không biết gì để nói theo …thì quê lắm. Và tui bắt đầu tham gia phụ mấy ông già bắt Đuông và làm Đuông từ đó. Cũng từ đó, tui biết ăn con Đuông…lần đầu tiên, phải nói là tui ăn con Đuông chẳng qua là vì…cái sĩ diện đàn ông để mấy ông già khỏi kêu tui là thằng con nít mà thôi.
Nhớ lại lần đầu tiên tui ăn Đuông, tui nhắm mắt, trân mình gắp con Đuông cho vô miệng mà thật tình lúc đó tui cũng chỉ dám ăn con Đuông lăn bột chiên mà thôi vì lớp áo bột mì chiên giòn bên ngoài sẽ che đi cái hình thù con sâu gớm ghiếc của con Đuông nên cũng đỡ “ớn” phần nào. Để tui cố gắng nhớ lại và diễn tả kỹ càng cái cảm giác lần đầu tiên tui ăn con Đuông cho bà con nghe thử nghen….Chà…Biết ví von sao đây cho bà con dễ hiểu đây ta? À…!! Bà con cứ tưởng tượng con Đuông như cái túi nilon nhỏ cỡ ngón tay cái có hình dạng như con sâu nghen rồi bà con gom hết tất cả chất béo trên đời này như bơ, sữa, phô mai, dầu mỡ…đem xay nhuyễn…trộn chung lại với nhau, đem nhét thật chặt vào cái túi đó, cột chặt hai đầu cho căng cứng rồi đem lăn bột, chiên giòn…Khi ăn, bà con cứ gắp nguyên cái túi chất béo đó mà cho vô miệng, ngậm chặt miệng lại và hai ba…cắn…! Một tiếng “phụp” rất là “thanh tao” sẽ vang lên trong họng như là bom nổ, vỏ túi bể ra…ngay sau đó là vô số chất bổ trong túi sẽ bung ra …giải phóng chất béo ra tràn ngập họng, nó len lỏi vào tận kẽ răng thiếu điều như muốn chui qua kẽ răng mà xịt ra ngoài luôn vậy… Lúc đó thì bà con chỉ còn “biết câm nín nghe tiếng em…nuốt” thôi chứ không thể làm gì khác hơn nữa. Bà con chỉ còn có thể tận hưởng tất cả hương vị thơm ngon, béo ngọt của con Đuông qua… đầu lưỡi mà thôi…(vì đã cứng họng rồi mà…he he!!!). Nói chung là bà con sẽ không nhai được gì hết, một cảm giác vừa ngon vừa ngán, vừa muốn…phun ra ngoài….Nhưng khoan hãy phun ra vội… Chỉ cần vài giây định thần lại thôi, bà con hãy cứ nghĩ đây là một món ăn mà mình có thể ăn được lần này là duy nhất trong đời thì bà con sẽ không nỡ nào phun ra được cho dù …rất muốn. Cố gắng nuốt “ực” một cái, rồi bắt đầu tiếp tục “chép chép” miệng vài cái nhe!!!, đưa đầu lưỡi quét dọc theo hai hàm răng, vét sạch hết mọi chất béo còn lại…nuốt một lần nữa…Bảo đảm là bà con sẽ bước sang một thế giới khác liền…cái thế giới của sự lâng lâng lên tới óc …thế giới của “tá lả” mùi vị xông lên tới … mỏ ác, thế giới của hàng vạn tinh túy của cây dừa đang từ từ lan tỏa khắp cơ thể…xâm nhập vào từng mạch máu … thẩm thấu đến tận đơn vị tế bào…..hay “na nô” hơn nữa là vào tới tận từng đơn vị ADN trong cơ thể của bà con luôn…
Sỡ dĩ tui diễn tả không giống ai như vậy là vì thật tình tui cũng không biết nói sao về cảm giác của mình trong cái lần đầu tiên ăn con Đuông đó. Nó ngon không ra ngon mà dỡ cũng không ra dỡ, nó cứ thấy là lạ…nó thấm từ từ…cộng với cảm giác sờ sợ đến sởn gai ốc…nó như lần đầu bà con biết tới trò chơi cảm giác mạnh vậy…Ban đầu thì sợ, la hét muốn stop trò chơi nhưng chơi xong một hồi thì bà con lại muốn chơi tiếp nữa…
Ăn Đuông cũng vậy. Ăn một con, thấy ớn ớn. Ăn thử con thứ hai, thấy là lạ. Ăn tiếp con thứ ba, bắt đầu thấy hấp dẫn… Đến con thứ tư là ghiền hồi nào hỗng hay…!!! Tui nhớ hoài câu nói của một người bạn tui sau khi được tui cho thưởng thức món Đuông: “Ăn Đuông cũng giống như ăn Sầu Riêng vậy…” Ăn một lần đầu thấy “thúi” không chịu nỗi nhưng ăn lần hai thì đã thấy ngon, lần 3 thì…thành “fan” của Sầu Riêng” mất rồi…
Đuông bây giờ đã là “Quốc Hồn Quốc Túy” rồi bởi vì Đuông không chỉ là món đặc sản duy nhất của miền nào hết, nơi nào có trồng dừa là có Đuông. Nghe đâu ngày xưa, Đuông còn là món để dâng cho vua Minh Mạng nữa đó. Ổng ghiền món Đuông tới nỗi mà đã cho thợ chạm khắc hình con Đuông trên cửu đỉnh đặt ở Thế miếu ngoài cung đình Huế và xem Đuông như là một sản vật lạ và quí của nước Nam…ghê chưa!
Bây giờ khi đã quen ăn Đuông rồi thì tui lại khoái ăn món Đuông nướng hơn, món này nhờ để nguyên con mà nướng không tẩm ướp nên nó còn nguyên 100% hương vị “chính thống” của con Đuông. Mà cũng nhờ nướng vàng lớp da bên ngoài mà khi ăn cũng bớt cảm giác “ngán” nữa.
Nướng Đuông, nghe đơn giản vậy chứ mần nó cũng không dể chút nào đâu à nghen! Cả một nghệ thuật luôn đó.
Hồi đó tui còn nhớ tui thấy mấy ông già bơm nhậu trong xóm tui nướng Đuông, vừa nướng vừa nhậu…vừa ăn Đuông, vừa đờn ca tài tử…thật thú vị vô cùng.
Đuông sau khi bắt về, trước tiên tui thấy mấy ổng lựa Đuông ra, con bự để riêng và con nhỏ một thau riêng nghen, (nghe nói thau này thau kia là bà con cũng ngầm hiểu là số lượng Đuông trong một cây dừa nó nhiều tới cỡ nào rồi hén)
Đuông nhỏ thì đưa ra sau bếp cho mấy bà làm món lăn bột chiên giòn hay nấu cháo cho sắp nhỏ húp tẩm bổ. Mấy con Đuông bự thì mấy ổng mới để mần món nướng. Tui thấy mấy ổng lấy ngay cái tàu dừa của cây dừa vừa hạ xuống, róc hết lá, còn lại sống lá, chặt ra và chẻ đôi ra làm kẹp gắp nướng Đuông vì cây dừa còn tươi khi nướng trên lữa sẽ không bị cháy mà còn cho mùi thơm rất đặc trưng của tàu dừa khi bị cháy xém nữa đó. kẹp con Đuông vô giữa hai nẹp sóng lá dừa, đừng kẹp chặt quá, con Đuông sẽ bị bể thì còn gì là chất bổ nữa…đưa kẹp Đuông lên lữa than, để nóng riu riu, lật qua lật lại cho con Đuông chín vàng đều, canh cho vừa giòn da là lấy ra liền. Nước mắm me đã mần sẳn nghen, khi con Đuông vừa nướng xong còn nóng giòn, mà chấm vô mắm me rồi bỏ vô chén, trong chén đã có sẳn rau thơm, tía tô hay rau cải trời, sẳn đũa kẹp chung con Đuông nướng với rau ghém…cho vô miệng...Vỏ Đuông bể ra, chất béo lan tỏa trong miệng, nữa giống như ăn đậu hủ trắng, nữa giống ăn phô mai, phần ăn giống như ăn bánh kem dừa….một phần giống cảm giác như ăn óc heo….Rồi cộng thêm với mùi nồng cay của rau thơm, chút chua chua mặn mặn của mắm me… Ăn Đuông mà “đúng bài” là phải ăn từ từ, nhai chầm chậm để tận hưởng hết linh hồn của món ăn…vừa nhai vừa lắng nghe tiếng run rần rật của từng giác quan trong trong cơ thể…Cuối cùng là “đưa cay” với nửa ly “xây chừng” rượu Ấp Sanh nữa …Hic hic….Tui dám “cá” với bà con là…lúc đó có vổ vai hỏi tên thì bà con cũng sẽ không nhớ rõ là mình tên gì nữa đâu!
Từ khi lên Sài Gòn mưu sinh tới giờ tui không còn được ăn món Đuông nữa… có nhớ, có thèm thì cũng ráng chịu mà viết ra bài này cho “đỡ vả” vậy thôi…chứ biết làm sao mà có dịp thưởng thức nữa…!!!vì như đã nói ở trên là món Đuông vốn dĩ là món hiếm,
Bởi vì bây giờ người ta đã sản xuất được nhiều loại thuốc dùng để tiêu diệt Đuông không cho chúng ký sinh và giết chết cây dừa nữa, Đuông dừa quê tui đã gần như là “tuyệt chủng”…. Có còn chăng thì đó là Đuông bắt từ cây Chà Là, cây Cau…hay là do các “fan” của Đuông thèm chúng quá nên phải tìm cách nuôi chúng trong thân cây mía…mà thôi!
Vì thế cho nên nếu ở Sài Gòn mà có bán con Đuông dừa thì chắc hẳn giá cả của nó chắc cũng cao cỡ cái ngọn dừa - nơi mà bọn chúng sinh sống vậy… Bây giờ tui chỉ còn biết nhâm nhi món Đuông “quí hiếm mà kinh dị” qua ký ức mà thôi …Mỗi lần về quê, cứ nhìn thấy những cây dừa hơi vàng lá, hơi xơ xác một chút... là tui lại ước gì cho nó … chết trụi luôn, để mà tui có dịp được thưởng thức lại món đặc sản “cảm giác mạnh” của ngày ấy xa xưa…
Thứ Năm, ngày 18 tháng 12 năm 2014
PHÒNG TRÁNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG
PHÒNG TRÁNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Nguồn: tacdongcotsong.com
Nguồn: tacdongcotsong.com
Thoái hóa cột sống trước đây là bệnh của
người cao tuổi song hiện nay những người trên 30 tuổi cũng đã có những
dấu hiệu sớm của cột sống bị thoái hóa.
Các nguyên nhân như tư thế và cường độ
lao động chưa hợp lý, kết hợp chế độ dinh dưỡng chưa bảo đảm làm cho số
người bị thoái hóa cột sống ngày càng tăng. Dinh dưỡng và lối sống được
xem là hai yếu tố quan trọng để phòng ngừa chứng thoái hóa xương cột
sống làm xương trở nên chắc khỏe. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những
cách giúp phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống:
1. Các thói quen tốt nên có:
- Lao động với cường độ và thời gian hợp
lý. Đối với những công việc yêu cầu ngồi hoặc đứng một chỗ, tránh để
cột sống ở tư thế không đổi quá lâu, cần có thời gian nghỉ ngơi, thư
giãn hoặc tập các động tác di chuyển nhẹ tại chỗ.
- Tư thế ngồi học, ngồi làm việc và nâng vác vật nặng đúng.
Khi ngồi nên thả lỏng vai, cổ thẳng trục
với cột sống, thẳng lưng (tốt nhất dùng ghế có thành tựa với những
người phải ngồi làm việc lâu).
- Không nằm, ngồi một chỗ xem ti vi, đọc báo quá lâu, đặc biệt là ngồi hoặc nằm sai tư thế.
- Gối nằm ngủ có độ dày thích hợp. Không
ưỡn cổ quá mức hay kê gối cứng (như kê đầu lên thành giường). Khi ngủ,
nên nằm ngửa, thẳng người để cột sống được nghỉ ngơi, ít chịu lực đè
nén.
- Tránh các chấn thương vào đầu và cột sống.
- Xoa bóp thường xuyên vùng cổ, gáy,
vùng lưng sau ngày làm việc vất vả sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ thể
thoải mái dễ chịu và ngủ tốt hơn.
2. Dinh dưỡng hợp lí:
- Chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi đóng vai trò quan trọng trong phòng tránh thoái hóa cột sống và các bệnh về xương.
- Nên cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ
thể với các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa (bơ,
phomat), trứng, cá, tôm, cua, các loại hải sản. Các loại rau củ quả
chứa canxi như cải, tỏi tây, chuối, các loại đậu (đặc biệt là đậu nành),
ngũ cốc,… rất tốt cho xương nên được sử dụng trong các bữa ăn hàng
ngày.
- Nếu chế độ ăn uống không bảo đảm đủ
canxi, đặc biệt là phụ nữ mang thai thì nên sử dụng các viên thuốc hoặc
các thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho cơ thể.
3. Vận động thể lực đều đặn:
- Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, giúp cho xương chắc khỏe và một sức khỏe tốt.
- Tập thể dục khoảng 30 – 50 phút mỗi
ngày, với cường độ thích hợp rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa loãng
xương và bệnh thoái hóa cột sống. Ngoài ra, tập thể dục ngoài trời như ở
công viên, vườn xanh giúp tận hưởng không khí tươi mát và tạo điều kiện
cho da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp tăng tổng hợp vitamin D
– là vitamin có lợi cho quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ
thể (ở trẻ em, thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân chính gây
nên tình trạng còi xương).
- Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, dưỡng
sinh,… cũng rất tốt cho phòng tránh thoái hóa cột sống, không gây chấn
thương, đặc biệt ở những người lớn tuổi.
Chủ Nhật, ngày 07 tháng 12 năm 2014
NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ĐI BỘ: LỢI BẤT CẬP HẠI
NGƯỜI CAO TUỔI TẬP ĐI BỘ: LỢI BẤT CẬP HẠI
Sưu tầm
Trong chúng ta, nhiều người thường nhầm lẫn vấn đề phòng bệnh với chữa bệnh. Phòng bệnh là các phương pháp được áp dụng cho những người khỏe mạnh hoặc có yếu tố nguy cơ của một bệnh nào đó. Còn chữa bệnh là những phương pháp được áp dụng để chữa khỏi các căn bệnh đã thể hiện ra. Ví dụ, người ta phòng ngừa loãng xương bằng cách uống sữa từ khi còn trẻ chứ không phải đợi đến lúc bị loãng xương rồi mới tìm sữa để uống.
Ði bộ được xem là một phương pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Nó tiện lợi vì bất cứ ai cũng có thể luyện tập được, không cần trang bị dụng cụ gì ngoài một đôi giày, không cần thể lực cường tráng cũng như năng khiếu. Vì thế, đi bộ được những người cao tuổi rất ưa chuộng.
NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?
Giống như mọi môn thể thao khác, đi bộ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Nó thích hợp cho những bệnh nhân tim mạch vì không cần tốn nhiều sức lực, động tác đơn giản, có thể tự điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập. Tuy nhiên, không phải ai tập đi bộ cũng cho kết quả tốt. Có nhiều người càng đi lại càng bị đau nhiều hơn, đặc biệt là những bệnh nhân đau khớp.
Với những khớp gối bình thường, khi duỗi gối, lực ép lên khớp chè đùi gần bằng 0. Khi đi bộ, lực ép này bằng 1/2 trọng lượng cơ thể tức vào khoảng 25-40kg. Người càng béo thì tải trọng này càng lớn và lực càng tăng khi thời gian đi càng dài. Ðiều này giải thích nguyên nhân vì sao một số người cảm thấy đau gối sau khi tập đi bộ. Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng dần, tỷ lệ thuận với thời gian đi bộ, trọng lượng cơ thể và mặt dốc, độ gập ghềnh của đường tập.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đau khớp dù thấy đau cũng cố gắng tiếp tục tập đi bộ. Vì vậy, có thể dẫn đến hậu quả là khớp ngày càng tổn thương nhiều hơn. Mà đau chính là dấu hiệu báo động của cơ thể, khi đó cần phải giúp cơ quan bị bệnh được nghỉ ngơi để hồi phục trở lại. Khớp xương cũng vậy, khi đau nhức là do bị viêm khớp, sự nghỉ ngơi lúc này rất cần thiết và cũng là phương pháp giúp giảm đau. Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc chắn bệnh nhân sẽ bị đau hơn.
Ða số người cao tuổi ai cũng bị thoái hóa khớp gối (osteoarthritis). Thực chất của bệnh là tình trạng lão hóa của khớp gối qua nhiều năm, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm. Lý do là khi đi đứng sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thu lực đè ép. Nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế, với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại. Khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng đỡ để giúp giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư.
Với những lý do trên, các chuyên gia về xương khớp đã đánh giá đi bộ không phải là môn thể thao tốt đối với người cao tuổi.
TẬP LUYỆN MÔN GÌ THÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI?
Những người cao tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập đi bộ nhưng cần lưu ý đến cường độ và thời gian tập luyện sao cho phù hợp với cơ thể. Khi có triệu chứng đau nhức, cần giảm bớt mức độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tập lại. Có nhiều người tập đi bộ từ thời còn trẻ không có vấn đề gì nhưng một ngày nào đó, khi tuổi đã cao, bỗng thấy có vấn đề ở đầu gối. Ðó là vì họ không biết giảm bớt sự vận động cho phù hợp với tuổi tác. Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ thể dễ chịu ngay.
Người cao tuổi rất cần có sự vận động nhưng phải phù hợp với thể trạng. Nguyên tắc vận động ở người cao tuổi là nhẹ nhàng, chậm và liên tục. Tại sao phải như vậy? Vì cơ thể người cao tuổi như một cái máy cũ kỹ, quá trình lão hóa khiến các hệ thống cơ bắp, dây chằng không còn tính đàn hồi tốt nữa. Những cử động vừa nhanh vừa mạnh có thể làm tổn thương các cơ bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng, tính giãn nở đã yếu nhiều. Sự cử động chậm và nhẹ sẽ giúp co giãn từ từ các dây chằng và cơ bắp. Nếu luyện tập liên tục và đều đặn, nó sẽ giúp cải thiện rất nhiều sự dẻo dai của các khớp xương.
Với người cao tuổi, đi xe đạp tốt hơn đi bộ. Tốt nhất là tập võ dưỡng sinh. Ðặc điểm của các động tác trong bài quyền được thực hiện thật chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở đi theo động tác của tay chân. Nguyên lý này hoàn toàn phù hợp với thể chất của người cao tuổi. Thực tế cho thấy nhiều người tập đã cảm thấy cơ thể ngày càng khỏe hơn, ít bệnh tật đau ốm vặt. Tuy nhiên cần lưu ý môn võ dưỡng sinh hiện nay đã bị người ta cải biến rất nhiều. Mỗi người thêm thắt một chút khiến nó không còn giữ được cái thần khí nguyên thủy của người xưa. Ví dụ, người ta cho các cụ ông, cụ bà tập những bài tập khởi động của các môn thể dục thể thao phương Tây như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ. Những động tác này rất hại cho các khớp, đặc biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối. Chúng chỉ thích hợp cho thanh niên luyện tập các môn thể thao mạnh mẽ chứ không phù hợp với cơ thể người cao tuổi.
BỆNH NHÂN TIM MẠCH CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ?
Với những bệnh nhân trẻ tuổi, hệ thống khớp xương gân cơ còn tốt thì đi bộ là môn vận động hàng đầu được chọn lựa để luyện tập, có thể giúp nâng cao sức chịu đựng và sức làm việc của tim. Tuy nhiên, sự vận động quá mức cũng sẽ làm xấu thêm tình trạng suy tim và bệnh thiếu máu cơ tim. Ðã có những bệnh nhân tử vong trong khi đi bộ do cố gắng tập quá sức. Thời gian đi bộ và quãng đường đi cần được theo dõi và giám sát bởi bác sĩ.
Với người cao tuổi bị bệnh tim mạch thì sao? Sở dĩ bác sĩ khuyên những bệnh nhân tim mạch nên đi bộ vì đây là một môn vận động nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức. Ai tập cũng được vì nó đơn giản, không cần sân tập và trang thiết bị kèm theo. Nhưng một khi đã có vấn đề xương khớp, tại sao bạn không chọn lựa những môn khác tốt hơn như tập võ dưỡng sinh, thể dục tay không, đạp xe đạp, bơi lội? Khi tập đi bộ, cần cân nhắc cường độ theo tuổi tác. Thời gian tập và quãng đường đi cần phải giảm dần theo thời gian (là điều căn bản khác với khi còn trẻ). Ði tập vào buổi sáng cần giữ ấm và mang giày thích hợp với bàn chân. Khi có triệu chứng đau gối hay đau lưng thì lập tức phải nghỉ ngơi hoặc giảm ngay thời gian đi.
No comments:
Post a Comment